Đua lãi suất trên thị trường trái phiếu
Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp được xem là “vịnh tránh bão” cho các nhà đầu tư khi tín dụng thứ cấp rơi vào khủng hoảng
Trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp được xem là “vịnh tránh bão” cho các nhà đầu tư khi tín dụng thứ cấp rơi vào khủng hoảng. Cũng vì lẽ đó, tình trạng suy sụp của hệ thống ngân hàng và môi giới tài chính đang đẩy thị trường trái phiếu thế giới đến một cuộc cạnh tranh lãi suất nhiều cam go.
Trong một báo cáo được công bố tuần vừa qua, các nhà phân tích của Deutsche Bank Agnes dự tính, tổng thiệt hại từ tín dụng thứ cấp của tất cả các thị trường trên toàn thế giới có thể lên đến 400 tỉ USD. Và John Stump, TGĐ của Tập đoàn Wells Fargo & Co, nhận xét thị trường nhà đất đang ở vào thời kỳ tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái (Great Depression) năm 1928.
Ngày 4/11, ngân hàng Citigroup tại New York, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo tổng tài sản, thông báo khoản lỗ có thể lên đến 11 tỉ USD thay vì mức 5,6 tỉ USD trước đấy. Merrill Lynch, nhà môi giới lớn thứ ba nước Mỹ, tiết lộ mức thâm hụt hơn 8,4 tỉ USD. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến sự ra đi của hai vị tổng giám đốc. Hôm thứ 5 vừa rồi, Barclay, ngân hàng lớn nhất nước Anh thông báo mức thâm hụt tài sản ước tính lên đến 1,3 tỉ bảng Anh (2,7 tỉ USD) từ các chứng khoán có “họ” với tín dụng thứ cấp.
Theo các chỉ số nghiên cứu của Merrill Lynch bắt đầu từ năm 1996, trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng luôn trả lãi suất trái phiếu thấp hơn các công ty trung bình. Lãi suất trái phiếu của các công ty tài chính bắt đầu được nâng cao hơn vào tháng 8 và đạt kỷ lục vào ngày 13/11 vừa qua. Trái phiếu của các ngân hàng, các công ty môi giới và các công ty bảo hiểm có mức lãi suất trái phiếu cao hơn mức của kho bạc Mỹ 1,49 điểm phần trăm, đạt mức cao kỷ lục từng xảy ra hồi tháng 10/2002.
Thông tin từ Bloomberg cũng cho biết, trái phiếu của Citigroup cao hơn 1,9 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của kho bạc Mỹ trong đợt phát hành 4 tỉ USD trái phiếu vào ngày 14/11, đây là mức lãi suất cao nhất từ trước đến nay của tập đoàn này. Citigroup được Moody định mức tín nhiệm hạng Aa2 và được Standard & Poor định mức hạng AA.
Cùng thời điểm, trái phiếu của Merrill với hạn trả lãi năm 2017 có mức lãi suất lên đến 2,24 điểm % gần gấp đôi mức 1,21 điểm của một tháng trước đó. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đang đòi hỏi những khoản bù rủi ro lớn hơn khi sở hữu tài sản của các tập đoàn Citigroup, Merrill Lynch và Barclay Plc vì vẫn mơ hồ về những tổn thất do tín dụng thứ cấp gây ra.
John Atkins, nhà phân tích trái phiếu doanh nghiệp tại công ty IDEA ở New York bình luận: “Mối lo sợ là ở chỗ chúng ta vẫn chưa nhìn thấy rõ các khoản lỗ, các con số chỉ mới dừng lại ở mức độ ước tính trong khi vấn đề cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư vào khả năng xoay chuyển tình thế của các ngân hàng và các nhà môi giới.”
Hôm 15/11, tập đoàn Wachovia cũng bán 1 tỉ USD trái phiếu ngân hàng bổ sung với mức lãi suất cũng lên đến 1,95 điểm. Wachovia được Moody định mức tín nhiệm hạng Aa3 và được S&P định mức hạng AA.
Tuần vừa rồi, ngân hàng Commerzbank Agnes, ngân hàng lớn thứ hai nước Đức, bán 750 triệu Euro (1,1 tỉ USD) trái phiếu 10 năm với lãi suất đạt 1,78 điểm, cao hơn công cụ nợ cùng kỳ hạn của chính phủ. Con số này cao gấp ba lần con số của năm ngoái, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Peter Plaut, một nhà phân tích tại Sanno Point Capital ở New York nhận xét: “Mọi người đang cực kỳ lo lắng về lĩnh vực tài chính, không chỉ là ngân hàng mà còn là các công ty môi giới, môi giới thế chấp và cả các công ty bảo hiểm thế chấp”
Khái niệm rủi ro cũng được nhìn thấy trong hình thức tín dụng swap, vốn được xem là một công cụ phái sinh hạn chế rủi ro rất tốt khi các công ty không thực hiện được nghĩa vụ nợ của mình.
Theo nhà môi giới Phoenix Partners, tại New York, các khoản tín dụng theo hình thức swap của Merrill Lynch đã tăng 35 điểm cơ bản, lên mức 122 điểm cơ bản kể từ 24/10. Một điểm cơ bản là 0,01%.
Thế nhưng Gunnar Stangl, trưởng phòng đầu tư trái phiếu tại Dresdner Kleinwort ở London lại bình luận: “Cũng hơi lạ một chút, chúng ta đang rơi vào tình trạng cường điệu hóa rủi ro của các ngân hàng trong so sánh với các công cụ phi tài chính”.
Trong một báo cáo được công bố tuần vừa qua, các nhà phân tích của Deutsche Bank Agnes dự tính, tổng thiệt hại từ tín dụng thứ cấp của tất cả các thị trường trên toàn thế giới có thể lên đến 400 tỉ USD. Và John Stump, TGĐ của Tập đoàn Wells Fargo & Co, nhận xét thị trường nhà đất đang ở vào thời kỳ tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái (Great Depression) năm 1928.
Ngày 4/11, ngân hàng Citigroup tại New York, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo tổng tài sản, thông báo khoản lỗ có thể lên đến 11 tỉ USD thay vì mức 5,6 tỉ USD trước đấy. Merrill Lynch, nhà môi giới lớn thứ ba nước Mỹ, tiết lộ mức thâm hụt hơn 8,4 tỉ USD. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến sự ra đi của hai vị tổng giám đốc. Hôm thứ 5 vừa rồi, Barclay, ngân hàng lớn nhất nước Anh thông báo mức thâm hụt tài sản ước tính lên đến 1,3 tỉ bảng Anh (2,7 tỉ USD) từ các chứng khoán có “họ” với tín dụng thứ cấp.
Theo các chỉ số nghiên cứu của Merrill Lynch bắt đầu từ năm 1996, trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng tín dụng, các ngân hàng luôn trả lãi suất trái phiếu thấp hơn các công ty trung bình. Lãi suất trái phiếu của các công ty tài chính bắt đầu được nâng cao hơn vào tháng 8 và đạt kỷ lục vào ngày 13/11 vừa qua. Trái phiếu của các ngân hàng, các công ty môi giới và các công ty bảo hiểm có mức lãi suất trái phiếu cao hơn mức của kho bạc Mỹ 1,49 điểm phần trăm, đạt mức cao kỷ lục từng xảy ra hồi tháng 10/2002.
Thông tin từ Bloomberg cũng cho biết, trái phiếu của Citigroup cao hơn 1,9 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của kho bạc Mỹ trong đợt phát hành 4 tỉ USD trái phiếu vào ngày 14/11, đây là mức lãi suất cao nhất từ trước đến nay của tập đoàn này. Citigroup được Moody định mức tín nhiệm hạng Aa2 và được Standard & Poor định mức hạng AA.
Cùng thời điểm, trái phiếu của Merrill với hạn trả lãi năm 2017 có mức lãi suất lên đến 2,24 điểm % gần gấp đôi mức 1,21 điểm của một tháng trước đó. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư đang đòi hỏi những khoản bù rủi ro lớn hơn khi sở hữu tài sản của các tập đoàn Citigroup, Merrill Lynch và Barclay Plc vì vẫn mơ hồ về những tổn thất do tín dụng thứ cấp gây ra.
John Atkins, nhà phân tích trái phiếu doanh nghiệp tại công ty IDEA ở New York bình luận: “Mối lo sợ là ở chỗ chúng ta vẫn chưa nhìn thấy rõ các khoản lỗ, các con số chỉ mới dừng lại ở mức độ ước tính trong khi vấn đề cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư vào khả năng xoay chuyển tình thế của các ngân hàng và các nhà môi giới.”
Hôm 15/11, tập đoàn Wachovia cũng bán 1 tỉ USD trái phiếu ngân hàng bổ sung với mức lãi suất cũng lên đến 1,95 điểm. Wachovia được Moody định mức tín nhiệm hạng Aa3 và được S&P định mức hạng AA.
Tuần vừa rồi, ngân hàng Commerzbank Agnes, ngân hàng lớn thứ hai nước Đức, bán 750 triệu Euro (1,1 tỉ USD) trái phiếu 10 năm với lãi suất đạt 1,78 điểm, cao hơn công cụ nợ cùng kỳ hạn của chính phủ. Con số này cao gấp ba lần con số của năm ngoái, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Peter Plaut, một nhà phân tích tại Sanno Point Capital ở New York nhận xét: “Mọi người đang cực kỳ lo lắng về lĩnh vực tài chính, không chỉ là ngân hàng mà còn là các công ty môi giới, môi giới thế chấp và cả các công ty bảo hiểm thế chấp”
Khái niệm rủi ro cũng được nhìn thấy trong hình thức tín dụng swap, vốn được xem là một công cụ phái sinh hạn chế rủi ro rất tốt khi các công ty không thực hiện được nghĩa vụ nợ của mình.
Theo nhà môi giới Phoenix Partners, tại New York, các khoản tín dụng theo hình thức swap của Merrill Lynch đã tăng 35 điểm cơ bản, lên mức 122 điểm cơ bản kể từ 24/10. Một điểm cơ bản là 0,01%.
Thế nhưng Gunnar Stangl, trưởng phòng đầu tư trái phiếu tại Dresdner Kleinwort ở London lại bình luận: “Cũng hơi lạ một chút, chúng ta đang rơi vào tình trạng cường điệu hóa rủi ro của các ngân hàng trong so sánh với các công cụ phi tài chính”.