Đua nhau lên mạng buôn chứng khoán
Buôn chứng khoán trên mạng là một hình ảnh sống động về sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam
Mới đây, trên tờ The Global and Mail của Canada có đăng bài viết của tác giả Marcus Gee về sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao dịch chứng khoán trên mạng ở Việt Nam. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch của bài viết này.
Nếu ghé vào một vài quán cà phê nào đó ở Hà Nội, rất có thể bạn sẽ bắt gặp một cảnh tượng khá thú vị: Một người xách túi nilon thường dùng đựng thực phẩm chứa đầy tiền mặt. Họ buôn lậu ư, hay hối lộ?
Thực ra, đây là cách nhiều người Việt Nam mua cổ phiếu hiện nay - họ không thông qua một công ty môi giới hay tới sàn giao dịch mà mua qua mạng và thanh toán bằng tiền mặt. Tìm nhau qua các chat room và website chứng khoán, người mua và người bán chứng khoán đi đến thỏa thuận trên mạng rồi kết thúc bằng việc trao đổi tiền và chứng chỉ cổ phiếu.
Đây là một hình ảnh sống động về sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam. Hiện kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở tốc độ cao nhất trong một thập kỷ qua và ai ai cũng muốn hòa vào sự phát triển này. Từ người lái taxi tới các nhà đầu tư lớn, người Việt Nam đang đầu cơ mạnh mẽ vào bất cứ thứ gì có khả năng lên giá - nhà chung cư, vàng, đất đai và nhất là chứng khoán.
Giao dịch trên mạng là cách dễ dàng để tham gia vào trò chơi này. Người buôn chứng khoán không cần mở tài khoản tại công ty môi giới. Họ thậm chí còn chẳng cần đến tài khoản ngân hàng. Không bị kiểm soát, không chính thức và hoàn toàn riêng tư, thị trường chứng khoán trực tuyến hoạt động na ná như trang bán đấu giá eBay, chỉ khác ở chỗ, hàng hóa được giao dịch không phải là những bộ sưu tập tem hay tranh ảnh.
Những người tham gia giao dịch trên thị trường này mua bán cổ phiếu của các công ty Nhà nước đã cổ phần hóa trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất phân bón cho tới máy kéo. Họ được gọi là những nhà đầu tư “lướt sóng”. Tại trang web có địa chỉ sanotc.com.vn, các nhà đầu tư “lướt sóng” có các nickname như hunter, ghostman, billgatesvn8x, buyhigh-selllow, barter all day… tung ra cổ phiếu với mức giá có lãi để mời chào người mua. Những người khác thì nài nỉ người bán bớt giá.
Một nhà đầu tư “lướt sóng” có tên huanquan_2006 rao bán cổ phiếu của công ty du lịch và kinh doanh sân golf mang tên Vinagolf. Anh cho biết, người muốn mua mặc cả ở mức 43.000 đồng/cổ phiếu nhưng chắc chắn, cổ phiếu này sẽ tăng giá tới ít nhất 80.000 đồng/cổ phiếu khi công ty niêm yết. “Tôi có 15.000 cổ phiếu của công ty này. Ai muốn mua nào, xin mời!” nhà đầu tư này mời chào.
Trong khi đó, trungvalen1982 rao bán một loại cổ phiếu địa ốc được dự báo là sắp tăng giá mạnh vì công ty này sẽ xây một tòa nhà lớn nhất Hà Nội - một tòa nhà cao 30 tầng. “Chắc chắn giá cổ phiếu này sẽ không dưới 200. Ai mua nào? Tôi có thể bán với giá 145”.
Tại một sàn trực tuyến khác, các nhà đầu tư “lướt sóng” bàn tán về giá trị của STB, cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. “Sao lại thế được cơ chứ? Tôi mua cổ phiếu này với giá 155 và hôm nay, giá chỉ còn có 146. Lo quá!”, một nhà đầu tư có nickname muoidotinox than thở.
“Không nên ngày nào cũng nghĩ tới giá cả. Bạn đang đầu tư dài hạn cơ mà”, xmas2k5 an ủi. “Cũng giống như bỏ tiền vào lợn đất ấy. Về sau, bạn có thể đập lợn và mua cả một biệt thự ấy chứ”.
Không lâu trước đây, những câu bông đùa như vậy là điều không ai nghĩ tới. Thời đó, gần như tất cả các công ty Việt Nam đều là các công ty quốc doanh và không có cổ phiếu cũng chẳng có thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch trực tuyến phi chính thức thì càng không. Nhưng khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã cổ phần hóa hơn 3.000 công ty và sắp tới sẽ còn có nhiều công ty nữa được niêm yết để huy động vốn.
Cổ phiếu của các công ty cổ phần hóa được bán cho công nhân viên chức và bán ra thị trường. Các nhà đầu tư trên thị trường thường quay vòng những cổ phiếu này với mục đích kiếm lời nhanh. Đây là một hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhưng người Việt Nam thích thế. “Chúng tôi sinh ra đã là những người thích chấp nhận rủi ro và ưa mạo hiểm”, một nhà môi giới chứng khoán tên Nam ở Tp.HCM nói. “Nhiều nhà đầu tư trở nên giàu có, mất sạch, rồi lại làm lại từ đầu”, ông Nam cho biết.
Với nhiều công ty mới cổ phần hóa cung cấp ít thông tin tài chính đáng tin cậy, các nhà đầu tư lướt sóng thường mua và bán cổ phiếu dựa trên tin đồn. “Họ thường nói những câu kiểu như: ‘Bạn tôi có ông bác có bà chị lấy một tay mua cổ phiếu này’”, Mark Djandjy, một chuyên gia người Canada đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty phân tích chứng khoán Horizon Security Analysis ở Tp.HCM nói.
Nhà đầu tư “lướt sóng” Phạm Thanh Tùng 29 tuổi cho biết, số vốn anh có đã tăng gấp 11 lần từ khi anh bắt đầu buôn chứng khoán 2 năm trước đây. “Mua dễ mà bán cũng dế. Tôi đưa tiền cho anh, anh đưa chứng khoán cho tôi. Chả ai biết cả”, Tùng nói. Một nhà đầu tư khác là Trịnh Tuấn Vũ, 26 tuổi, cho biết, anh từng có lần vào quán cà phê với 6 tỷ đồng đựng trong một chiếc túi nilon bình thường.
Vậy hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến ở Việt Nam phổ biến tới mức nào? Ở trang sanotc.com.vn, có hơn 175.000 thành viên và số lượng thành viên với mỗi ngày là 700 người.
Một lý do là cơ hội để giao dịch trên thị trường chính thức vẫn hạn chế. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chỉ niêm yết có 120 công ty còn sàn Hà Nội niêm yết 100 công ty. Trong khi đó, trên sanotc.com.vn có tới 1.462 công ty, phần lớn là những công ty đã phát hành cổ phiếu nhưng chưa được niêm yết trên thị trường chính thức.
Sự hăng hái của các nhà đầu tư “lướt sóng” đã giúp giá cổ phiếu tăng mạnh. Sàn Tp.HCM đã tăng gấp 10 lần kể từ khi sàn này mở cửa 7 năm trước đây. Năm ngoái, sàn này tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, song song với đó là những đợt điều chỉnh mạnh. Thị trường đã giảm tới 30% trong tháng 4 vừa qua và trong tháng 8, lại diễn ra một đợt điều chỉnh lớn tương tự.
Lo ngại về sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán, Chính phủ Việt Nam đã hạn chế hoạt động cho vay chứng khoán và đang có kế hoạch đánh thuế đối với giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, Tùng cho biết, những quy định này sẽ không thể cản anh lại. Mới đây, loại cổ phiếu của công ty cao su mà anh mua đã tăng giá 300%.
Nếu ghé vào một vài quán cà phê nào đó ở Hà Nội, rất có thể bạn sẽ bắt gặp một cảnh tượng khá thú vị: Một người xách túi nilon thường dùng đựng thực phẩm chứa đầy tiền mặt. Họ buôn lậu ư, hay hối lộ?
Thực ra, đây là cách nhiều người Việt Nam mua cổ phiếu hiện nay - họ không thông qua một công ty môi giới hay tới sàn giao dịch mà mua qua mạng và thanh toán bằng tiền mặt. Tìm nhau qua các chat room và website chứng khoán, người mua và người bán chứng khoán đi đến thỏa thuận trên mạng rồi kết thúc bằng việc trao đổi tiền và chứng chỉ cổ phiếu.
Đây là một hình ảnh sống động về sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam. Hiện kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở tốc độ cao nhất trong một thập kỷ qua và ai ai cũng muốn hòa vào sự phát triển này. Từ người lái taxi tới các nhà đầu tư lớn, người Việt Nam đang đầu cơ mạnh mẽ vào bất cứ thứ gì có khả năng lên giá - nhà chung cư, vàng, đất đai và nhất là chứng khoán.
Giao dịch trên mạng là cách dễ dàng để tham gia vào trò chơi này. Người buôn chứng khoán không cần mở tài khoản tại công ty môi giới. Họ thậm chí còn chẳng cần đến tài khoản ngân hàng. Không bị kiểm soát, không chính thức và hoàn toàn riêng tư, thị trường chứng khoán trực tuyến hoạt động na ná như trang bán đấu giá eBay, chỉ khác ở chỗ, hàng hóa được giao dịch không phải là những bộ sưu tập tem hay tranh ảnh.
Những người tham gia giao dịch trên thị trường này mua bán cổ phiếu của các công ty Nhà nước đã cổ phần hóa trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất phân bón cho tới máy kéo. Họ được gọi là những nhà đầu tư “lướt sóng”. Tại trang web có địa chỉ sanotc.com.vn, các nhà đầu tư “lướt sóng” có các nickname như hunter, ghostman, billgatesvn8x, buyhigh-selllow, barter all day… tung ra cổ phiếu với mức giá có lãi để mời chào người mua. Những người khác thì nài nỉ người bán bớt giá.
Một nhà đầu tư “lướt sóng” có tên huanquan_2006 rao bán cổ phiếu của công ty du lịch và kinh doanh sân golf mang tên Vinagolf. Anh cho biết, người muốn mua mặc cả ở mức 43.000 đồng/cổ phiếu nhưng chắc chắn, cổ phiếu này sẽ tăng giá tới ít nhất 80.000 đồng/cổ phiếu khi công ty niêm yết. “Tôi có 15.000 cổ phiếu của công ty này. Ai muốn mua nào, xin mời!” nhà đầu tư này mời chào.
Trong khi đó, trungvalen1982 rao bán một loại cổ phiếu địa ốc được dự báo là sắp tăng giá mạnh vì công ty này sẽ xây một tòa nhà lớn nhất Hà Nội - một tòa nhà cao 30 tầng. “Chắc chắn giá cổ phiếu này sẽ không dưới 200. Ai mua nào? Tôi có thể bán với giá 145”.
Tại một sàn trực tuyến khác, các nhà đầu tư “lướt sóng” bàn tán về giá trị của STB, cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. “Sao lại thế được cơ chứ? Tôi mua cổ phiếu này với giá 155 và hôm nay, giá chỉ còn có 146. Lo quá!”, một nhà đầu tư có nickname muoidotinox than thở.
“Không nên ngày nào cũng nghĩ tới giá cả. Bạn đang đầu tư dài hạn cơ mà”, xmas2k5 an ủi. “Cũng giống như bỏ tiền vào lợn đất ấy. Về sau, bạn có thể đập lợn và mua cả một biệt thự ấy chứ”.
Không lâu trước đây, những câu bông đùa như vậy là điều không ai nghĩ tới. Thời đó, gần như tất cả các công ty Việt Nam đều là các công ty quốc doanh và không có cổ phiếu cũng chẳng có thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch trực tuyến phi chính thức thì càng không. Nhưng khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã cổ phần hóa hơn 3.000 công ty và sắp tới sẽ còn có nhiều công ty nữa được niêm yết để huy động vốn.
Cổ phiếu của các công ty cổ phần hóa được bán cho công nhân viên chức và bán ra thị trường. Các nhà đầu tư trên thị trường thường quay vòng những cổ phiếu này với mục đích kiếm lời nhanh. Đây là một hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro nhưng người Việt Nam thích thế. “Chúng tôi sinh ra đã là những người thích chấp nhận rủi ro và ưa mạo hiểm”, một nhà môi giới chứng khoán tên Nam ở Tp.HCM nói. “Nhiều nhà đầu tư trở nên giàu có, mất sạch, rồi lại làm lại từ đầu”, ông Nam cho biết.
Với nhiều công ty mới cổ phần hóa cung cấp ít thông tin tài chính đáng tin cậy, các nhà đầu tư lướt sóng thường mua và bán cổ phiếu dựa trên tin đồn. “Họ thường nói những câu kiểu như: ‘Bạn tôi có ông bác có bà chị lấy một tay mua cổ phiếu này’”, Mark Djandjy, một chuyên gia người Canada đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty phân tích chứng khoán Horizon Security Analysis ở Tp.HCM nói.
Nhà đầu tư “lướt sóng” Phạm Thanh Tùng 29 tuổi cho biết, số vốn anh có đã tăng gấp 11 lần từ khi anh bắt đầu buôn chứng khoán 2 năm trước đây. “Mua dễ mà bán cũng dế. Tôi đưa tiền cho anh, anh đưa chứng khoán cho tôi. Chả ai biết cả”, Tùng nói. Một nhà đầu tư khác là Trịnh Tuấn Vũ, 26 tuổi, cho biết, anh từng có lần vào quán cà phê với 6 tỷ đồng đựng trong một chiếc túi nilon bình thường.
Vậy hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến ở Việt Nam phổ biến tới mức nào? Ở trang sanotc.com.vn, có hơn 175.000 thành viên và số lượng thành viên với mỗi ngày là 700 người.
Một lý do là cơ hội để giao dịch trên thị trường chính thức vẫn hạn chế. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM chỉ niêm yết có 120 công ty còn sàn Hà Nội niêm yết 100 công ty. Trong khi đó, trên sanotc.com.vn có tới 1.462 công ty, phần lớn là những công ty đã phát hành cổ phiếu nhưng chưa được niêm yết trên thị trường chính thức.
Sự hăng hái của các nhà đầu tư “lướt sóng” đã giúp giá cổ phiếu tăng mạnh. Sàn Tp.HCM đã tăng gấp 10 lần kể từ khi sàn này mở cửa 7 năm trước đây. Năm ngoái, sàn này tăng gấp 2 lần. Tuy nhiên, song song với đó là những đợt điều chỉnh mạnh. Thị trường đã giảm tới 30% trong tháng 4 vừa qua và trong tháng 8, lại diễn ra một đợt điều chỉnh lớn tương tự.
Lo ngại về sự phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán, Chính phủ Việt Nam đã hạn chế hoạt động cho vay chứng khoán và đang có kế hoạch đánh thuế đối với giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, Tùng cho biết, những quy định này sẽ không thể cản anh lại. Mới đây, loại cổ phiếu của công ty cao su mà anh mua đã tăng giá 300%.