“Dược liệu trôi nổi là lỗi cơ quan quản lý”
Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam về vấn đề quản lý dươc liệu hiện nay
Trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam về vấn đề quản lý dươc liệu hiện nay.
Ông đánh giá thế nào về vấn đề quản lý dược liệu hiện nay?
Quản lý dược liệu hiện nay đang gặp phải những vấn đề: Thứ nhất, các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được dược liệu nhập khẩu. Hiện nay, có đến 90% dược liệu nhập khẩu thông qua đường tiểu ngạch, không được đảm bảo về chất lượng (loại nào được phép hay cấm nhập khẩu).
Thứ hai, chưa có một cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm định chất lượng đầu vào của dược liệu (có đạt các tiêu chuẩn trong Dược điển Việt Nam hay không?).
Thứ ba, trong hệ thống kiểm nghiệm hiện nay, chưa có một đơn vị nào thực hiện được việc kiểm nghiệm chất lượng dược liệu một cách có chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống.
Thứ tư, việc quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân (trong đó có đông y) chỉ trên giấy tờ. Nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc, hành nghề đông y chỉ trưng biển hiệu lương y có tên tuổi, còn người bán hàng, người khám, bốc thuốc lại là người làm thuê. Việc thanh kiểm tra sai phạm tại các cơ sở vẫn theo kiểu “đến hẹn, lại lên” và nội dung chỉ xoay quanh vấn đề: có giấy phép kinh doanh hay không, có đảm bảo điều kiện kinh doanh (có tủ kính hay chỉ bày trong thúng, mẹt...), còn chất lượng mới chỉ nhìn bên ngoài xem loại nào bị mốc còn dược chất ra sao, họ không có chuyên môn để đánh giá.
Liệu hệ quả của sự quản lý như vậy, có thể coi dược liệu hiện nay là “rác” hay không?
Chủ yếu nguồn dược liệu từ trước đến nay vẫn được nhập từ Trung Quốc (quê hương của các loại thuốc Bắc). Bên cạnh đó, có khoảng độ 20% sử dụng nguồn dược liệu trong nước và xuất lại cho phía bạn. Nhưng nếu coi dược liệu nhập khẩu chỉ là “rác” là sai, là chưa hiểu thấu đáo chuyên môn, dẫn đến những suy nghĩ không đúng về chất lượng thuốc đông y.
Thực tế cho thấy, những bất cập về quản lý (hàng nhập lậu, chưa có kiểm định, kinh doanh không có giấy phép...) hiện nay không thể đánh đồng với chất lượng dược liệu (là kém, là không đảm bảo). Việc đưa ra những kết quả như: “dược liệu đã bị tách chiết bao nhiêu phần trăm, hay giá nhân sâm ở cửa hàng này đắt hơn hay rẻ hơn nhân sâm ở cửa hàng khác...”, về phía Hội cho đến thời điểm này, tôi khẳng định, vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả kiểm định của cơ quan khoa học.
Mặt khác, tôi khẳng định rằng hiện nay, lực lượng thanh tra y tế có chuyên môn về dược liệu, có kinh nghiệm đông y là không có, nên việc phát hiện chỉ mang tính cảm quan, chưa phản ánh bản chất, chất lượng dược liệu.
Hiện nay, chất lượng thuốc đông y có đảm bảo và với tư cách một lương y, ông có lời khuyên gì tới các bệnh nhân?
Nếu như tây y xuất hiện hơn 100 năm, thì đông y đã có mặt hàng ngàn năm và có những đóng góp rất lớn cho công tác bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay, tại nước ta, nhiều loại bệnh, đông y vẫn đang giữ thế mạnh như thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết, chữa bệnh thần kinh ngoại biên, các phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt...
Tuy nhiên, hiện nay, thuốc đông y cũng là một thứ hàng hoá và có cầu ắt có cung. Có rất nhiều người có tiền, thích sài sang nên không tiếc tiền mua các loại thuốc “quý” như sâm, nấm linh chi, cao hổ, cao khỉ... chỉ để bồi bổ. Do vậy, hàng dược liệu dỏm, kém chất lượng đã xuất hiện. Hậu quả là do thiếu hiểu biết, nhiều người “tiền mất, tật mang” không thấy khoẻ lên mà còn phải nhập viện vì... ngộ độc dược liệu.
Chưa kể, vì “kinh doanh”, nhiều phòng khám đông y mọc lên như nấm. Các phòng mạch này quảng cáo khắp nơi, khắp trốn với khả năng chữa được các loại bệnh cũng đang đánh lừa người bệnh. Trong khi đó, theo y đức của một lương y, đã chữa bệnh cho người thì chỉ cần mai danh ẩn tích. Nếu lương y chữa bệnh tốt, bệnh nhân sẽ bảo nhau tìm đến.
Chính vì vậy, khi muốn sử dụng thuốc đông y, người bệnh cần đến cơ sở y học cổ truyền có uy tín như Viện Y học dân tộc, Bệnh viện y học cổ truyền hay những phòng mạch của các lương y có kinh nghiệm, chuyên môn là thành viên của Hội đông y... để được khám và bốc thuốc.
Tại đây, các bài thuốc đông y đều được bài chế từ nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng. Đây là những nơi, bệnh nhân tìm đến với họ bằng uy tín. Đặc biệt, bệnh nhân tránh mua đông dược tuỳ tiện khi cơ quan quản lý nhà nước chưa quản lý chặt chẽ mặt hàng này.
Là chủ tịch Hội đông y, ông có đề xuất gì với cơ quan quản lý?
Để thuốc đông y phát huy tác dụng chữa bệnh của mình, trước tiên, cần đảm bảo chất lượng dược liệu. Theo đó, để tránh tiếng “xấu” cho cây thuốc, các cơ quan chức năng cần quản lý tốt dược liệu đầu vào. Theo đó, có tiêu chuẩn nhập khẩu cụ thể, không nhập những loại không đạt chất lượng.
Ngoài ra, cơ quan kiểm nghiệm cũng phải đủ mạnh để kiểm định những loại dược liệu nhập khẩu mới, công nhận các bài thuốc đông y tốt và ban hành chuẩn cho từng vị thuốc. Việc thanh kiểm tra các cơ sở hàng nghề, kinh doanh phải thường xuyên hơn và cán bộ thanh tra phải có chuyên môn về dược liệu.
Ông đánh giá thế nào về vấn đề quản lý dược liệu hiện nay?
Quản lý dược liệu hiện nay đang gặp phải những vấn đề: Thứ nhất, các cơ quan chức năng chưa kiểm soát được dược liệu nhập khẩu. Hiện nay, có đến 90% dược liệu nhập khẩu thông qua đường tiểu ngạch, không được đảm bảo về chất lượng (loại nào được phép hay cấm nhập khẩu).
Thứ hai, chưa có một cơ quan chức năng nào đứng ra kiểm định chất lượng đầu vào của dược liệu (có đạt các tiêu chuẩn trong Dược điển Việt Nam hay không?).
Thứ ba, trong hệ thống kiểm nghiệm hiện nay, chưa có một đơn vị nào thực hiện được việc kiểm nghiệm chất lượng dược liệu một cách có chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống.
Thứ tư, việc quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân (trong đó có đông y) chỉ trên giấy tờ. Nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc, hành nghề đông y chỉ trưng biển hiệu lương y có tên tuổi, còn người bán hàng, người khám, bốc thuốc lại là người làm thuê. Việc thanh kiểm tra sai phạm tại các cơ sở vẫn theo kiểu “đến hẹn, lại lên” và nội dung chỉ xoay quanh vấn đề: có giấy phép kinh doanh hay không, có đảm bảo điều kiện kinh doanh (có tủ kính hay chỉ bày trong thúng, mẹt...), còn chất lượng mới chỉ nhìn bên ngoài xem loại nào bị mốc còn dược chất ra sao, họ không có chuyên môn để đánh giá.
Liệu hệ quả của sự quản lý như vậy, có thể coi dược liệu hiện nay là “rác” hay không?
Chủ yếu nguồn dược liệu từ trước đến nay vẫn được nhập từ Trung Quốc (quê hương của các loại thuốc Bắc). Bên cạnh đó, có khoảng độ 20% sử dụng nguồn dược liệu trong nước và xuất lại cho phía bạn. Nhưng nếu coi dược liệu nhập khẩu chỉ là “rác” là sai, là chưa hiểu thấu đáo chuyên môn, dẫn đến những suy nghĩ không đúng về chất lượng thuốc đông y.
Thực tế cho thấy, những bất cập về quản lý (hàng nhập lậu, chưa có kiểm định, kinh doanh không có giấy phép...) hiện nay không thể đánh đồng với chất lượng dược liệu (là kém, là không đảm bảo). Việc đưa ra những kết quả như: “dược liệu đã bị tách chiết bao nhiêu phần trăm, hay giá nhân sâm ở cửa hàng này đắt hơn hay rẻ hơn nhân sâm ở cửa hàng khác...”, về phía Hội cho đến thời điểm này, tôi khẳng định, vẫn chưa nhận được văn bản chính thức của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả kiểm định của cơ quan khoa học.
Mặt khác, tôi khẳng định rằng hiện nay, lực lượng thanh tra y tế có chuyên môn về dược liệu, có kinh nghiệm đông y là không có, nên việc phát hiện chỉ mang tính cảm quan, chưa phản ánh bản chất, chất lượng dược liệu.
Hiện nay, chất lượng thuốc đông y có đảm bảo và với tư cách một lương y, ông có lời khuyên gì tới các bệnh nhân?
Nếu như tây y xuất hiện hơn 100 năm, thì đông y đã có mặt hàng ngàn năm và có những đóng góp rất lớn cho công tác bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay, tại nước ta, nhiều loại bệnh, đông y vẫn đang giữ thế mạnh như thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết, chữa bệnh thần kinh ngoại biên, các phương pháp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt...
Tuy nhiên, hiện nay, thuốc đông y cũng là một thứ hàng hoá và có cầu ắt có cung. Có rất nhiều người có tiền, thích sài sang nên không tiếc tiền mua các loại thuốc “quý” như sâm, nấm linh chi, cao hổ, cao khỉ... chỉ để bồi bổ. Do vậy, hàng dược liệu dỏm, kém chất lượng đã xuất hiện. Hậu quả là do thiếu hiểu biết, nhiều người “tiền mất, tật mang” không thấy khoẻ lên mà còn phải nhập viện vì... ngộ độc dược liệu.
Chưa kể, vì “kinh doanh”, nhiều phòng khám đông y mọc lên như nấm. Các phòng mạch này quảng cáo khắp nơi, khắp trốn với khả năng chữa được các loại bệnh cũng đang đánh lừa người bệnh. Trong khi đó, theo y đức của một lương y, đã chữa bệnh cho người thì chỉ cần mai danh ẩn tích. Nếu lương y chữa bệnh tốt, bệnh nhân sẽ bảo nhau tìm đến.
Chính vì vậy, khi muốn sử dụng thuốc đông y, người bệnh cần đến cơ sở y học cổ truyền có uy tín như Viện Y học dân tộc, Bệnh viện y học cổ truyền hay những phòng mạch của các lương y có kinh nghiệm, chuyên môn là thành viên của Hội đông y... để được khám và bốc thuốc.
Tại đây, các bài thuốc đông y đều được bài chế từ nguồn dược liệu đảm bảo chất lượng. Đây là những nơi, bệnh nhân tìm đến với họ bằng uy tín. Đặc biệt, bệnh nhân tránh mua đông dược tuỳ tiện khi cơ quan quản lý nhà nước chưa quản lý chặt chẽ mặt hàng này.
Là chủ tịch Hội đông y, ông có đề xuất gì với cơ quan quản lý?
Để thuốc đông y phát huy tác dụng chữa bệnh của mình, trước tiên, cần đảm bảo chất lượng dược liệu. Theo đó, để tránh tiếng “xấu” cho cây thuốc, các cơ quan chức năng cần quản lý tốt dược liệu đầu vào. Theo đó, có tiêu chuẩn nhập khẩu cụ thể, không nhập những loại không đạt chất lượng.
Ngoài ra, cơ quan kiểm nghiệm cũng phải đủ mạnh để kiểm định những loại dược liệu nhập khẩu mới, công nhận các bài thuốc đông y tốt và ban hành chuẩn cho từng vị thuốc. Việc thanh kiểm tra các cơ sở hàng nghề, kinh doanh phải thường xuyên hơn và cán bộ thanh tra phải có chuyên môn về dược liệu.