ECB bắt đầu mua trái phiếu để chống khủng hoảng
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của ECB, ngân hàng trung ương này thực hiện can thiệp vào thị trường trái phiếu
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 17/5 cho biết, họ đã bắt đầu mua vào trái phiếu chính phủ giao dịch trên thị trường thứ cấp nhằm tăng cường tính thanh khoản cho thị trường, qua đó góp phần ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ công tại khu vực. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của ECB, ngân hàng trung ương này thực hiện việc can thiệp vào thị trường.
Theo tờ New York Times, hoạt động mua vào trái phiếu đã được ECB thực hiện trong một tuần qua, với khối lượng đã mua đạt mức 16,5 tỷ Euro, tương đương 21 tỷ USD.
Đây là một khối lượng trái phiếu nhỏ nếu so với quy mô của thị trường trái phiếu châu Âu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, ECB đang muốn thăm dò thái độ của giới đầu tư nhằm tối đa hóa ảnh hưởng tâm lý tích cực từ động thái này.
Việc ECB mua vào trái phiếu được quyết định sau khi Liên minh châu Âu (EU) quyết định chi gần 1.000 tỷ USD để kiềm chế nguy cơ tấn công của khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sang các quốc gia khác trong khối. Trước đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã có những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề nên hay không nên để ECB can thiệp vào thị trường.
Trái phiếu được ECB mua vào là trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp do các nước trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu phát hành. Việc mua vào được thực hiện trên thị trường thứ cấp, tức là mua vào từ các nhà đầu tư, thay vì mua trực tiếp từ các chính phủ và doanh nghiệp phát hành.
Tiếp tục duy trì mục tiêu số 1 được đặt ra từ ngày thành lập là chống khủng hoảng, ECB cũng tuyên bố những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ gia tăng của lạm phát từ việc bơm tiền mua trái phiếu. ECB cho biết, họ sẽ hút khỏi hệ thống ngân hàng một lượng tiền tương đương số tiền mà họ bơm ra để mua trái phiếu trên thị trường. Việc hút tiền này sẽ được thực hiện bằng cách các ngân hàng gửi tiền dự trữ tại ECB và được hưởng lãi.
ECB bắt đầu thực hiện mua vào trái phiếu từ tuần trước, khi thị trường xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại mới cho thấy triển vọng tín nhiệm u ám của các quốc gia nặng nợ như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có nguy cơ lan sang hệ thống ngân hàng của khu vực.
“Một số thị trường đã rơi vào trạng thái xấu, gần giống như những gì diễn ra ở thời điểm giữa tháng 9/2008 sau vụ phá sản của Lehman Brothers”, ông Jean-Claude Trichet, Chủ tịch ECB, phát biểu trên tờ Der Spiegel của Đức, cách đây ít ngày.
Nhà phân tích Harvinder Sian thuộc ngân hàng Royal Bank of Scotland cho rằng, việc ECB mua trái phiếu có thể làm gia tăng rủi ro đối với những nhà đầu cơ muốn đặt cược vào sự mất giá của trái phiếu châu Âu.
Theo tờ New York Times, hoạt động mua vào trái phiếu đã được ECB thực hiện trong một tuần qua, với khối lượng đã mua đạt mức 16,5 tỷ Euro, tương đương 21 tỷ USD.
Đây là một khối lượng trái phiếu nhỏ nếu so với quy mô của thị trường trái phiếu châu Âu. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, ECB đang muốn thăm dò thái độ của giới đầu tư nhằm tối đa hóa ảnh hưởng tâm lý tích cực từ động thái này.
Việc ECB mua vào trái phiếu được quyết định sau khi Liên minh châu Âu (EU) quyết định chi gần 1.000 tỷ USD để kiềm chế nguy cơ tấn công của khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sang các quốc gia khác trong khối. Trước đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đã có những cuộc tranh luận gay gắt xung quanh vấn đề nên hay không nên để ECB can thiệp vào thị trường.
Trái phiếu được ECB mua vào là trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp do các nước trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu phát hành. Việc mua vào được thực hiện trên thị trường thứ cấp, tức là mua vào từ các nhà đầu tư, thay vì mua trực tiếp từ các chính phủ và doanh nghiệp phát hành.
Tiếp tục duy trì mục tiêu số 1 được đặt ra từ ngày thành lập là chống khủng hoảng, ECB cũng tuyên bố những biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ gia tăng của lạm phát từ việc bơm tiền mua trái phiếu. ECB cho biết, họ sẽ hút khỏi hệ thống ngân hàng một lượng tiền tương đương số tiền mà họ bơm ra để mua trái phiếu trên thị trường. Việc hút tiền này sẽ được thực hiện bằng cách các ngân hàng gửi tiền dự trữ tại ECB và được hưởng lãi.
ECB bắt đầu thực hiện mua vào trái phiếu từ tuần trước, khi thị trường xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ngại mới cho thấy triển vọng tín nhiệm u ám của các quốc gia nặng nợ như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có nguy cơ lan sang hệ thống ngân hàng của khu vực.
“Một số thị trường đã rơi vào trạng thái xấu, gần giống như những gì diễn ra ở thời điểm giữa tháng 9/2008 sau vụ phá sản của Lehman Brothers”, ông Jean-Claude Trichet, Chủ tịch ECB, phát biểu trên tờ Der Spiegel của Đức, cách đây ít ngày.
Nhà phân tích Harvinder Sian thuộc ngân hàng Royal Bank of Scotland cho rằng, việc ECB mua trái phiếu có thể làm gia tăng rủi ro đối với những nhà đầu cơ muốn đặt cược vào sự mất giá của trái phiếu châu Âu.