FED tung QE3 không giới hạn để cứu tăng trưởng
FED vừa tung ra một chương trình mua trái phiếu không giới hạn với quy mô 40 tỷ USD/tháng để hỗ trợ tăng trưởng
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa kết thúc cuộc họp chính sách định kỳ bằng tuyên bố tung ra một chương trình mua trái phiếu không giới hạn với quy mô 40 tỷ USD/tháng để hỗ trợ tăng trưởng và giảm thất nghiệp. Đây chính là chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) mà thị trường đã đồn đoán và chờ đợi bấy lâu.
“Chúng tôi đang tìm kiếm sự cải thiện bền vững của thị trường việc làm, điều mà chúng tôi không nhận thấy trong 6 tháng trở lại đây”, Chủ tịch FED Ben Bernanke phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Washington sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh, lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Các nhà đầu tư hưng phấn cao độ khi FED tuyên bố sẽ tiếp tục mua tài sản, theo đó bơm thanh khoản vào nền kinh tế, đồng thời sẽ triển khai thêm các công cụ chính sách cần thiết khác “nếu triển vọng của thị trường việc làm không được cải thiện rõ rệt”.
Ông Bernanke đang tiếp tục sử dụng những công cụ chính sách “vô tiền khoáng hậu” của ông trong cuộc chiến cứu tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Động thái tung QE3 lần này diễn ra khi tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ duy trì ở mức trên 8% kể từ tháng 2/2009, một tình thế mà ông Bernanke đã gọi là “mối quan ngại sâu sắc”.
Tuy nhiên, QE3 ngay khi vừa mới được công bố đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của đảng Cộng hòa, tương tự như điều mà QE1 và QE2 đã gặp phải. Một số nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng cho rằng, chính sách của ông Bernanke đã làm phương hại tới độ khả tin của FED vì gia tăng rủi ro đối với bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này, trong khi chẳng có mấy tác dụng kích thích nền kinh tế.
Cũng trong tuyên bố kết thúc cuộc họp, FED tuyên bố có thể duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức gần 0% “ít nhất cho tới giữa năm 2015”. Kể từ tháng 1 tới nay, FED đã tuyên bố lãi suất này có khả năng giữ ở khoảng 0-0,25% hiện tại ít nhất cho tới cuối năm 2014.
Bên cạnh đó, chương trình hoán đổi kỳ hạn trái phiếu từ ngắn hạn sang dài hạn nhằm hạ lãi suất, hay còn gọi là Operation Twist hoặc QE2 cũng sẽ được FED tiếp tục áp dụng. Với cả QE2 và QE3 song hành, lượng trái phiếu dài hạn mà FED mua vào mỗi tháng sẽ lên tới 85 tỷ USD cho tới cuối năm nay.
“Một lập trường chính sách tiền tệ phù hợp sẽ còn được duy trì trong một khoảng thời gian đáng kể sau khi sự phục hồi kinh tế mạnh lên”, FED tuyên bố.
“Đây thực sự là một chuyển biến quan trọng trong chính sách của FED. Những phát ngôn này là một cam kết mạnh mẽ rằng FED sẽ thành công trong các sự mệnh được trao”, chuyên gia kinh tế trưởng Julia Coronado của ngân hàng BNP Paribas khu vực Bắc Mỹ nhận xét.
Cũng theo ông Bernanke, chương trình mua trái phiếu không giới hạn sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào thị trường việc làm đã có sự cải thiện rõ rệt. “Chúng tôi sẽ không vội thắt chặt chính sách. Chúng tôi sẽ kéo dài chính sách nới lỏng để đảm bảo rằng nền kinh tế đã vững vàng”, ông Bernanke nói.
FED dự báo, thị trường lao động của Mỹ sẽ cải thiện nhanh chóng hơn trong thời gian từ nay tới năm 2014, với tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm về khoảng 6,7-7,3%, từ mức 7-7,7% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 6. Theo FED, đến năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm còn 6-6,8%.
Về tăng trưởng, FED cho rằng, GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 3% trong năm tới và 3,8% vào năm 2014, từ mức dự báo 2,8% và 3,5% trước đó.
Về lãi suất, 12/19 nhà hoạch định chính sách của FED nhận định, lãi suất cơ bản đồng USD sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2015.
Tình trạng yếu kém của thị trường việc làm Mỹ đã gia tăng áp lực buộc FED phải hành động. Tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết, nước này chỉ có thêm 96.000 việc làm mới trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với mức tăng 141.000 việc làm trong tháng 7.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc còn 1,7% trong quý 2 vừa qua, từ mức 4,1% trong quý 4 năm ngoái.
Ông Bernanke, một học giả về Đại suy thoái, đã áp dụng những chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ khi FED được thành lập cách đây gần 1 thế kỷ để chống lại những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Ông đã giúp đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930, và sau đó là thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng.
Vào tháng 12/2008, FED đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về 0-0,25%. Sau đó, FED tung thêm hai chương trình QE1 và QE2 khiến giá trị bảng cân đối kế toán của FED tăng thêm lên gần 3 nghìn tỷ USD từ mức chưa đầy 900 tỷ USD vào tháng 12/2007 khi cuộc suy thoái bắt đầu.
Sau cuộc họp vừa kết thúc, ông Bernanke tuyên bố, quyết định chính sách lần này của FED không bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay. “Chúng tôi đã rất cố gắng để không chịu ảnh hưởng bởi vấn đề đảng phái và chính trị. Chúng tôi đưa ra quyết định của mình hoàn toàn xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế”, ông Bernanke nói.
Tuy nhiên, chính sách của ông Bernanke cũng đã vấp phải sự hoài nghi của chính các cấp dưới của ông trong FED. Một số chủ tịch chi nhánh FED ở các tiểu bang như ông Lacker của FED Richmond, ông Charles Plosser của FED Philadelphia, và ông Dennis Lockhart của FED Atlanta, đã bày tỏ quan điểm lo ngại về lạm phát, hoặc cho rằng, chưa chắc FED hành động thêm sẽ thúc đẩy được tăng trưởng.
“Chúng tôi đang tìm kiếm sự cải thiện bền vững của thị trường việc làm, điều mà chúng tôi không nhận thấy trong 6 tháng trở lại đây”, Chủ tịch FED Ben Bernanke phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức tại Washington sau khi kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh, lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Các nhà đầu tư hưng phấn cao độ khi FED tuyên bố sẽ tiếp tục mua tài sản, theo đó bơm thanh khoản vào nền kinh tế, đồng thời sẽ triển khai thêm các công cụ chính sách cần thiết khác “nếu triển vọng của thị trường việc làm không được cải thiện rõ rệt”.
Ông Bernanke đang tiếp tục sử dụng những công cụ chính sách “vô tiền khoáng hậu” của ông trong cuộc chiến cứu tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Động thái tung QE3 lần này diễn ra khi tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ duy trì ở mức trên 8% kể từ tháng 2/2009, một tình thế mà ông Bernanke đã gọi là “mối quan ngại sâu sắc”.
Tuy nhiên, QE3 ngay khi vừa mới được công bố đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của đảng Cộng hòa, tương tự như điều mà QE1 và QE2 đã gặp phải. Một số nghị sỹ Cộng hòa đã lên tiếng cho rằng, chính sách của ông Bernanke đã làm phương hại tới độ khả tin của FED vì gia tăng rủi ro đối với bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này, trong khi chẳng có mấy tác dụng kích thích nền kinh tế.
Cũng trong tuyên bố kết thúc cuộc họp, FED tuyên bố có thể duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức gần 0% “ít nhất cho tới giữa năm 2015”. Kể từ tháng 1 tới nay, FED đã tuyên bố lãi suất này có khả năng giữ ở khoảng 0-0,25% hiện tại ít nhất cho tới cuối năm 2014.
Bên cạnh đó, chương trình hoán đổi kỳ hạn trái phiếu từ ngắn hạn sang dài hạn nhằm hạ lãi suất, hay còn gọi là Operation Twist hoặc QE2 cũng sẽ được FED tiếp tục áp dụng. Với cả QE2 và QE3 song hành, lượng trái phiếu dài hạn mà FED mua vào mỗi tháng sẽ lên tới 85 tỷ USD cho tới cuối năm nay.
“Một lập trường chính sách tiền tệ phù hợp sẽ còn được duy trì trong một khoảng thời gian đáng kể sau khi sự phục hồi kinh tế mạnh lên”, FED tuyên bố.
“Đây thực sự là một chuyển biến quan trọng trong chính sách của FED. Những phát ngôn này là một cam kết mạnh mẽ rằng FED sẽ thành công trong các sự mệnh được trao”, chuyên gia kinh tế trưởng Julia Coronado của ngân hàng BNP Paribas khu vực Bắc Mỹ nhận xét.
Cũng theo ông Bernanke, chương trình mua trái phiếu không giới hạn sẽ còn tiếp tục cho tới khi nào thị trường việc làm đã có sự cải thiện rõ rệt. “Chúng tôi sẽ không vội thắt chặt chính sách. Chúng tôi sẽ kéo dài chính sách nới lỏng để đảm bảo rằng nền kinh tế đã vững vàng”, ông Bernanke nói.
FED dự báo, thị trường lao động của Mỹ sẽ cải thiện nhanh chóng hơn trong thời gian từ nay tới năm 2014, với tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm về khoảng 6,7-7,3%, từ mức 7-7,7% đưa ra trong lần dự báo hồi tháng 6. Theo FED, đến năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm còn 6-6,8%.
Về tăng trưởng, FED cho rằng, GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức 3% trong năm tới và 3,8% vào năm 2014, từ mức dự báo 2,8% và 3,5% trước đó.
Về lãi suất, 12/19 nhà hoạch định chính sách của FED nhận định, lãi suất cơ bản đồng USD sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2015.
Tình trạng yếu kém của thị trường việc làm Mỹ đã gia tăng áp lực buộc FED phải hành động. Tuần trước, Bộ Lao động Mỹ cho biết, nước này chỉ có thêm 96.000 việc làm mới trong tháng 8, thấp hơn nhiều so với mức tăng 141.000 việc làm trong tháng 7.
Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc còn 1,7% trong quý 2 vừa qua, từ mức 4,1% trong quý 4 năm ngoái.
Ông Bernanke, một học giả về Đại suy thoái, đã áp dụng những chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ khi FED được thành lập cách đây gần 1 thế kỷ để chống lại những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Ông đã giúp đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ thập niên 1930, và sau đó là thúc đẩy sự phục hồi tăng trưởng.
Vào tháng 12/2008, FED đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về 0-0,25%. Sau đó, FED tung thêm hai chương trình QE1 và QE2 khiến giá trị bảng cân đối kế toán của FED tăng thêm lên gần 3 nghìn tỷ USD từ mức chưa đầy 900 tỷ USD vào tháng 12/2007 khi cuộc suy thoái bắt đầu.
Sau cuộc họp vừa kết thúc, ông Bernanke tuyên bố, quyết định chính sách lần này của FED không bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội diễn ra vào cuối năm nay. “Chúng tôi đã rất cố gắng để không chịu ảnh hưởng bởi vấn đề đảng phái và chính trị. Chúng tôi đưa ra quyết định của mình hoàn toàn xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế”, ông Bernanke nói.
Tuy nhiên, chính sách của ông Bernanke cũng đã vấp phải sự hoài nghi của chính các cấp dưới của ông trong FED. Một số chủ tịch chi nhánh FED ở các tiểu bang như ông Lacker của FED Richmond, ông Charles Plosser của FED Philadelphia, và ông Dennis Lockhart của FED Atlanta, đã bày tỏ quan điểm lo ngại về lạm phát, hoặc cho rằng, chưa chắc FED hành động thêm sẽ thúc đẩy được tăng trưởng.