Foxconn và Apple tính mở nhà máy 7 tỷ USD ở Mỹ
Mỗi năm, Foxconn lắp ráp hơn 100 triệu điện thoại cho Apple và sở hữu một cơ sở sản xuất khổng lồ ở thành phố Trịnh Châu của Trung Quốc
Foxconn, nhà lắp ráp chính điện thoại iPhone, và hãng công nghệ Mỹ Apple đang cân nhắc chung vốn mở một nhà máy có mức độ tự động hóa cao ở Mỹ để sản xuất màn hình.
“Apple sẵn sàng đầu tư cùng chúng tôi vào nhà máy này vì họ cũng cần màn hình”, Chủ tịch Foxconn, ông Terry Gou, phát biểu trước báo giới tại Đài Bắc ngày 22/1, theo tờ báo Nhật Nikkei. Nhà máy này có thể tạo ra từ 30.000-50.000 việc làm tại Mỹ, tỷ phú Gou cho biết.
Hồi tháng 11, Nikkei đưa tin Apple đã đề nghị Foxconn - công ty còn được biết đến với tên gọi khác là Hon Hai - xem xét sản xuất iPhone ở Mỹ. Tháng 1 này, Nikkei nói Foxconn và Sharp - hãng điện tử Nhật mà công ty Đài Loan thâu tóm - đang cân nhắc xây dựng một nhà máy sản xuất màn hình ở Mỹ.
Theo ông Gou, nhu cầu gia tăng đối với màn hình kích thước lớn hơn khiến việc sản xuất tại chỗ trở thành một giải pháp hiệu quả hơn so với việc nhập màn hình từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Ngoài kế hoạch mở nhà máy sản xuất màn hình, ông Gou cho biết Foxconn còn dự kiến mở một cơ sở chế tạo khuôn ở bang Pennsylvania của Mỹ.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng và sau khi trúng cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần “dọa” sẽ đánh thuế quan 35-45% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico. Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Trump nhắc lại cam kết sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ. “Chúng ta sẽ theo đuổi hai nguyên tắc đơn giản: mua hàng Mỹ và thuê lao động Mỹ”, ông Trump nói.
Phát biểu ngày 22/1, ông Gou thừa nhận sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ là điều “tất yếu”, nhưng đặt câu hỏi liệu người dân Mỹ có ủng hộ sản xuất tại chỗ hay không nếu họ phải trả mức giá cao hơn cho các mặt hàng tiêu dùng sản xuất nội địa.
“Trong tương lai, họ có thể phải trả thêm khoảng 500 USD cho sản phẩm [được làm ở Mỹ], nhưng những sản phẩm đó chưa chắc đã tốt hơn một chiếc điện thoại giá 300 USD”, ông Gou nói.
Cho dù Foxconn mở nhà máy ở Mỹ, Trung Quốc vẫn là thị trường chính và địa chỉ sản xuất chính của cả Apple và Foxconn. Cũng khó có chuyện hai công ty này sẽ sớm giảm hoạt động tại Trung Quốc.
“Vâng, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào Trung Quốc. Đây là thị trường lớn nhất thế giới, có lý do gì để chúng tôi từ chối chứ”, ông Gou nói.
Mỗi năm, Foxconn lắp ráp hơn 100 triệu điện thoại cho Apple và sở hữu một cơ sở sản xuất khổng lồ ở thành phố Trịnh Châu của Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông chiếm khoảng 19% tổng doanh thu toàn cầu của Apple trong quý 3/2016. Về phần mình, Apple chiếm hơn 50% doanh thu của Foxconn.
Ông Gou nói ông không chịu áp lực từ Bắc Kinh trong kế hoạch mở nhà máy ở Mỹ. Tuy nhiên, theo một số đánh giá, việc bị kẹt giữa căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc rốt cục có thể mang lại lợi ích cho ông Gou.
“Foxconn có tiếng là biết tranh thủ sự bất đồng giữa các địa phương và giữa các quốc gia khác nhau để giành được những điều khoản tốt”, một nguồn tin trong ngành nhận định.
Foxconn hiện đang có một số dự án mới ở Trung Quốc, bao gồm một nhà máy ở Thẩm Quyến, một nhà máy ở Guảng Châu, và một nhà máy ở Trịnh Châu.
“Apple sẵn sàng đầu tư cùng chúng tôi vào nhà máy này vì họ cũng cần màn hình”, Chủ tịch Foxconn, ông Terry Gou, phát biểu trước báo giới tại Đài Bắc ngày 22/1, theo tờ báo Nhật Nikkei. Nhà máy này có thể tạo ra từ 30.000-50.000 việc làm tại Mỹ, tỷ phú Gou cho biết.
Hồi tháng 11, Nikkei đưa tin Apple đã đề nghị Foxconn - công ty còn được biết đến với tên gọi khác là Hon Hai - xem xét sản xuất iPhone ở Mỹ. Tháng 1 này, Nikkei nói Foxconn và Sharp - hãng điện tử Nhật mà công ty Đài Loan thâu tóm - đang cân nhắc xây dựng một nhà máy sản xuất màn hình ở Mỹ.
Theo ông Gou, nhu cầu gia tăng đối với màn hình kích thước lớn hơn khiến việc sản xuất tại chỗ trở thành một giải pháp hiệu quả hơn so với việc nhập màn hình từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Ngoài kế hoạch mở nhà máy sản xuất màn hình, ông Gou cho biết Foxconn còn dự kiến mở một cơ sở chế tạo khuôn ở bang Pennsylvania của Mỹ.
Trong cuộc đua vào Nhà Trắng và sau khi trúng cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần “dọa” sẽ đánh thuế quan 35-45% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico. Trong bài phát biểu nhậm chức hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Trump nhắc lại cam kết sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ. “Chúng ta sẽ theo đuổi hai nguyên tắc đơn giản: mua hàng Mỹ và thuê lao động Mỹ”, ông Trump nói.
Phát biểu ngày 22/1, ông Gou thừa nhận sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ là điều “tất yếu”, nhưng đặt câu hỏi liệu người dân Mỹ có ủng hộ sản xuất tại chỗ hay không nếu họ phải trả mức giá cao hơn cho các mặt hàng tiêu dùng sản xuất nội địa.
“Trong tương lai, họ có thể phải trả thêm khoảng 500 USD cho sản phẩm [được làm ở Mỹ], nhưng những sản phẩm đó chưa chắc đã tốt hơn một chiếc điện thoại giá 300 USD”, ông Gou nói.
Cho dù Foxconn mở nhà máy ở Mỹ, Trung Quốc vẫn là thị trường chính và địa chỉ sản xuất chính của cả Apple và Foxconn. Cũng khó có chuyện hai công ty này sẽ sớm giảm hoạt động tại Trung Quốc.
“Vâng, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào Trung Quốc. Đây là thị trường lớn nhất thế giới, có lý do gì để chúng tôi từ chối chứ”, ông Gou nói.
Mỗi năm, Foxconn lắp ráp hơn 100 triệu điện thoại cho Apple và sở hữu một cơ sở sản xuất khổng lồ ở thành phố Trịnh Châu của Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông chiếm khoảng 19% tổng doanh thu toàn cầu của Apple trong quý 3/2016. Về phần mình, Apple chiếm hơn 50% doanh thu của Foxconn.
Ông Gou nói ông không chịu áp lực từ Bắc Kinh trong kế hoạch mở nhà máy ở Mỹ. Tuy nhiên, theo một số đánh giá, việc bị kẹt giữa căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc rốt cục có thể mang lại lợi ích cho ông Gou.
“Foxconn có tiếng là biết tranh thủ sự bất đồng giữa các địa phương và giữa các quốc gia khác nhau để giành được những điều khoản tốt”, một nguồn tin trong ngành nhận định.
Foxconn hiện đang có một số dự án mới ở Trung Quốc, bao gồm một nhà máy ở Thẩm Quyến, một nhà máy ở Guảng Châu, và một nhà máy ở Trịnh Châu.