Gần một nửa công chức được hỏi sẵn sàng tố tham nhũng, nếu...
Việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn chưa tương xứng
Sáng 28/10, báo cáo Quốc hội công tác phòng chống tham nhũng năm 2015, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhìn nhận, nhiều cán bộ, công chức, viên chức có ý thức sẵn sàng tố cáo hành vi tham nhũng. Ý thức của nhân dân trong việc tố cáo tham nhũng được nâng lên so với trước.
Sẽ tố, nếu...
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ đối với 1.612 công chức, viên chức, người dân cho thấy: 77,8% công chức, viên chức và 77,6% người dân được hỏi cho biết sẵn sàng tố cáo khi biết về hành vi tham nhũng.
Trong khi tỷ lệ này năm 2012 là 79% đối với công chức, viên chức, 42,9% đối với người dân, Chính phủ so sánh.
Báo cáo đã dẫn một kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Đại sứ quán Phần Lan, Cơ quan viện trợ Ireland, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ thực hiện.
Theo kết quả này thì thanh niên Việt Nam đề cao các giá trị gắn liền với liêm chính, nhận thức rất rõ về những điều đúng sai với 94% cho rằng trung thực quan trọng hơn giàu có; 82% cho rằng tuân thủ pháp luật và liêm chính quan trọng hơn giàu có.
95% cho rằng một người liêm chính không nhận hoặc đưa hối lộ. 85% cho rằng thiếu liêm chính rất nguy hại cho đất nước, gia đình và bản thân họ.
87% sẵn sàng tham gia vào các sáng kiến phòng, chống tham nhũng. 81% sẵn sàng vận động bạn bè không đưa phong bì; 89% tự hứa không gian lận tại trường học, nơi làm việc.
Ở chiều ngược lại, các cuộc khảo sát cũng cho ra các con số gần 35% người dân không quan tâm hoặc ít quan tâm đến vấn đề tham nhũng. 12% công chức, viên chức và 15% người dân quyết định không tố cáo cho dù biết về hành vi tham nhũng.
Và đáng chú ý, là có tới 46,8% công chức, viên chức và 45,8% người dân được hỏi cho biết, sẽ chỉ sẵn sàng tố cáo tham nhũng nếu có liên quan đến quyền lợi của mình.
Hay, nhiều thanh niên vẫn sẵn sàng đưa ra những quyết định vi phạm liêm chính trong những tình huống cụ thể: để đỗ một kỳ thi: 19%; để được cấp một giấy tờ nào đó: 22%; để được nhận vào một trường học tốt hoặc một công ty tốt: 42%...
Kiểm toán bị “phê”
Trácrh nhiệm giải trình vẫn được nhìn nhận là khâu yếu trong phòng chống tham nhũng.
Tại báo cáo này, Chính phủ cho biết trong năm đã có 23 đơn yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình. Số đơn đã được giải trình là 21 đơn. Đã có 46 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng đã bị xử lý trong đó 4 người bị xử lý hình sự (tăng 01 người so với năm 2014).
Ngành Thanh tra cũng đã kiến nghị thu hồi 52.253 tỷ đồng (tăng 92,7% so với cùng kỳ năm trước) và 1.788 ha đất, kiến nghị xử lý trách nhiệm 1.945 tập thể, 14.339 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 65 vụ, 50 đối tượng, Tổng thanh tra cho biết.
Kiểm toán Nhà nước đã chuyển một vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra của Bộ Công an và cung cấp 18 hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát.
Những vụ có dấu hiệu tham nhũng do cơ quan thanh tra, kiểm toán chuyển đến cơ quan điều tra cơ bản được khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm, Tổng thanh tra nhìn nhận.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế.
Với nhiệm vụ giúp Quốc hội kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, nhưng Kiểm toán Nhà nước hầu như không phát hiện được tham nhũng đã phản ánh sự thiếu hiệu quả phòng chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Ủy ban Tư pháp cũng đánh giá, việc xử lý, kiến nghị xử lý hành chính, kỷ luật thông qua công tác thanh tra, kiểm toán vẫn chiếm số lượng rất lớn, trong khi việc kiến nghị xử lý hình sự còn rất hạn chế
Sẽ tố, nếu...
Báo cáo của Thanh tra Chính phủ đối với 1.612 công chức, viên chức, người dân cho thấy: 77,8% công chức, viên chức và 77,6% người dân được hỏi cho biết sẵn sàng tố cáo khi biết về hành vi tham nhũng.
Trong khi tỷ lệ này năm 2012 là 79% đối với công chức, viên chức, 42,9% đối với người dân, Chính phủ so sánh.
Báo cáo đã dẫn một kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Đại sứ quán Phần Lan, Cơ quan viện trợ Ireland, Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh tài trợ thực hiện.
Theo kết quả này thì thanh niên Việt Nam đề cao các giá trị gắn liền với liêm chính, nhận thức rất rõ về những điều đúng sai với 94% cho rằng trung thực quan trọng hơn giàu có; 82% cho rằng tuân thủ pháp luật và liêm chính quan trọng hơn giàu có.
95% cho rằng một người liêm chính không nhận hoặc đưa hối lộ. 85% cho rằng thiếu liêm chính rất nguy hại cho đất nước, gia đình và bản thân họ.
87% sẵn sàng tham gia vào các sáng kiến phòng, chống tham nhũng. 81% sẵn sàng vận động bạn bè không đưa phong bì; 89% tự hứa không gian lận tại trường học, nơi làm việc.
Ở chiều ngược lại, các cuộc khảo sát cũng cho ra các con số gần 35% người dân không quan tâm hoặc ít quan tâm đến vấn đề tham nhũng. 12% công chức, viên chức và 15% người dân quyết định không tố cáo cho dù biết về hành vi tham nhũng.
Và đáng chú ý, là có tới 46,8% công chức, viên chức và 45,8% người dân được hỏi cho biết, sẽ chỉ sẵn sàng tố cáo tham nhũng nếu có liên quan đến quyền lợi của mình.
Hay, nhiều thanh niên vẫn sẵn sàng đưa ra những quyết định vi phạm liêm chính trong những tình huống cụ thể: để đỗ một kỳ thi: 19%; để được cấp một giấy tờ nào đó: 22%; để được nhận vào một trường học tốt hoặc một công ty tốt: 42%...
Kiểm toán bị “phê”
Trácrh nhiệm giải trình vẫn được nhìn nhận là khâu yếu trong phòng chống tham nhũng.
Tại báo cáo này, Chính phủ cho biết trong năm đã có 23 đơn yêu cầu cơ quan nhà nước giải trình. Số đơn đã được giải trình là 21 đơn. Đã có 46 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng đã bị xử lý trong đó 4 người bị xử lý hình sự (tăng 01 người so với năm 2014).
Ngành Thanh tra cũng đã kiến nghị thu hồi 52.253 tỷ đồng (tăng 92,7% so với cùng kỳ năm trước) và 1.788 ha đất, kiến nghị xử lý trách nhiệm 1.945 tập thể, 14.339 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 65 vụ, 50 đối tượng, Tổng thanh tra cho biết.
Kiểm toán Nhà nước đã chuyển một vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra của Bộ Công an và cung cấp 18 hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát.
Những vụ có dấu hiệu tham nhũng do cơ quan thanh tra, kiểm toán chuyển đến cơ quan điều tra cơ bản được khởi tố, điều tra và xử lý nghiêm, Tổng thanh tra nhìn nhận.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế.
Với nhiệm vụ giúp Quốc hội kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, nhưng Kiểm toán Nhà nước hầu như không phát hiện được tham nhũng đã phản ánh sự thiếu hiệu quả phòng chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Ủy ban Tư pháp cũng đánh giá, việc xử lý, kiến nghị xử lý hành chính, kỷ luật thông qua công tác thanh tra, kiểm toán vẫn chiếm số lượng rất lớn, trong khi việc kiến nghị xử lý hình sự còn rất hạn chế