Giá điện có thể tăng theo quý
Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt giá điện theo cơ chế thị trường
Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt giá điện theo cơ chế thị trường.
Theo đó, nhằm đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện, đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư, phát triển ngành điện bền vững, khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện, tiết kiệm năng lượng, sắp tới Chính phủ sẽ cho phép thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường.
Sẽ xóa bù chéo giá
Theo dự thảo, giá điện sẽ được xây dựng hàng năm, áp dụng từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12. Giá điện bình quân cơ sở năm được xây dựng và phê duyệt trên nguyên tắc đảm bảo thu hồi được tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm áp dụng giá bao gồm các thành phần: giá phát điện, giá truyền tải điện, giá điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, giá phân phối và bán lẻ điện và chênh lệch chi phí ở các khâu do biến động ở các yếu tố đầu vào.
Cùng với việc tính giá theo cơ chế thị trường, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách bù giá điện cho người nghèo, người thu nhập thấp, thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc xây dựng biểu giá điện, căn cứ giá điện bình quân cơ sở hàng năm được duyệt, biểu giá điện sẽ được xây dựng theo các nguyên tắc cho từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt và theo từng cấp điện áp.
Đồng thời, sẽ áp dụng biểu giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày đối với khách hàng sử dụng điện cao áp và trung áp cho mục đích sản xuất, kinh doanh và khách hàng sử dụng điện hạ áp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép.
Chính phủ cũng sẽ chủ trương từng bước áp dụng biểu giá bán điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng cho các đối tượng thích hợp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ bù chéo giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt.
Có cơ chế hỗ trợ giá cho các hộ nghèo và hộ thu nhập thấp cho 50kWh đầu tiên trong biểu giá bậc thang điện sinh hoạt. Giá điện từ bậc thang thứ hai phải tăng dần để khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện và để bù chéo cho bậc thang đầu tiên trong biểu giá bậc thang điện sinh hoạt. Áp dụng giá điện cho mục đích sinh hoạt thống nhất toàn quốc tại những nơi được cấp điện từ lưới điện quốc gia.
Được phép điều chỉnh giá theo quý
Về nguyên tắc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, dự thảo nêu rõ: hàng quý, căn cứ vào giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát theo các nguồn chính thức, đơn vị bán buôn điện có trách nhiệm tính toán kiểm tra tác động của các biến động các yếu tố trên lên giá điện bình quân cơ sở trong quý tiếp theo để xem xét điều chỉnh giá điện của từng quý, từng năm.
Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng vượt 1% đến 5% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện được phép tăng giá điện bình quân quý tương ứng.
Cụ thể, trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng vượt 5% - 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện được phép tăng giá bình quân quý cộng thêm 70% của mức giá điện bình quân quý tăng trên 5% - 10%; phần chênh lệch chi phí còn lại được điều chỉnh vào các quý kế tiếp để bình ổn giá điện.
Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng trên 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua cơ chế bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, nếu các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý giảm hoặc tăng trong phạm vi một 1% so với giá điện bình quân cơ sở quý thì đơn vị cấp điện không được điều chỉnh giảm hoặc tăng giá điện bình quân quý tương ứng.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ các điều kiện để điều chỉnh giảm giá điện bình quân quý, cụ thể: trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý giảm từ 1% - 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện phải giảm giá điện bình quân quý tương ứng.
Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý giảm trên 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện phải tiếp tục giảm giá điện bình quân quý sau khi cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng cơ chế bình ổn giá tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hàng năm, đơn vị bán buôn điện có trách nhiệm xây dựng phương án giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo trình Bộ Công Thương.
Trường hợp giá điện bình quân cơ sở đề xuất cho năm tiếp theo tăng (hoặc giảm) trong phạm vi 5% so với giá điện bình quân thực hiện của năm trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo.
Nếu giá điện bình quân cơ sở đề xuất cho năm tiếp theo tăng (hoặc giảm) trên 5% so với giá điện bình quân thực hiện năm trước, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét phương án điều chỉnh giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo, trình Thủ tướng phê duyệt.
Theo đó, nhằm đảm bảo giá điện phản ánh đúng chi phí sản xuất kinh doanh điện, đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư, phát triển ngành điện bền vững, khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện, tiết kiệm năng lượng, sắp tới Chính phủ sẽ cho phép thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường.
Sẽ xóa bù chéo giá
Theo dự thảo, giá điện sẽ được xây dựng hàng năm, áp dụng từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12. Giá điện bình quân cơ sở năm được xây dựng và phê duyệt trên nguyên tắc đảm bảo thu hồi được tổng chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện trong năm áp dụng giá bao gồm các thành phần: giá phát điện, giá truyền tải điện, giá điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ, giá phân phối và bán lẻ điện và chênh lệch chi phí ở các khâu do biến động ở các yếu tố đầu vào.
Cùng với việc tính giá theo cơ chế thị trường, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách bù giá điện cho người nghèo, người thu nhập thấp, thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Về nguyên tắc xây dựng biểu giá điện, căn cứ giá điện bình quân cơ sở hàng năm được duyệt, biểu giá điện sẽ được xây dựng theo các nguyên tắc cho từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt và theo từng cấp điện áp.
Đồng thời, sẽ áp dụng biểu giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày đối với khách hàng sử dụng điện cao áp và trung áp cho mục đích sản xuất, kinh doanh và khách hàng sử dụng điện hạ áp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép.
Chính phủ cũng sẽ chủ trương từng bước áp dụng biểu giá bán điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng cho các đối tượng thích hợp tại những nơi điều kiện kỹ thuật cho phép. Giảm dần và tiến tới xoá bỏ bù chéo giữa giá điện sản xuất và giá điện sinh hoạt.
Có cơ chế hỗ trợ giá cho các hộ nghèo và hộ thu nhập thấp cho 50kWh đầu tiên trong biểu giá bậc thang điện sinh hoạt. Giá điện từ bậc thang thứ hai phải tăng dần để khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện và để bù chéo cho bậc thang đầu tiên trong biểu giá bậc thang điện sinh hoạt. Áp dụng giá điện cho mục đích sinh hoạt thống nhất toàn quốc tại những nơi được cấp điện từ lưới điện quốc gia.
Được phép điều chỉnh giá theo quý
Về nguyên tắc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, dự thảo nêu rõ: hàng quý, căn cứ vào giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện phát theo các nguồn chính thức, đơn vị bán buôn điện có trách nhiệm tính toán kiểm tra tác động của các biến động các yếu tố trên lên giá điện bình quân cơ sở trong quý tiếp theo để xem xét điều chỉnh giá điện của từng quý, từng năm.
Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng vượt 1% đến 5% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện được phép tăng giá điện bình quân quý tương ứng.
Cụ thể, trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng vượt 5% - 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện được phép tăng giá bình quân quý cộng thêm 70% của mức giá điện bình quân quý tăng trên 5% - 10%; phần chênh lệch chi phí còn lại được điều chỉnh vào các quý kế tiếp để bình ổn giá điện.
Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý tăng trên 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua cơ chế bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, nếu các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý giảm hoặc tăng trong phạm vi một 1% so với giá điện bình quân cơ sở quý thì đơn vị cấp điện không được điều chỉnh giảm hoặc tăng giá điện bình quân quý tương ứng.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ các điều kiện để điều chỉnh giảm giá điện bình quân quý, cụ thể: trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý giảm từ 1% - 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện phải giảm giá điện bình quân quý tương ứng.
Trường hợp các yếu tố đầu vào biến động làm cho giá điện bình quân tính toán quý giảm trên 10% so với giá điện bình quân cơ sở quý, đơn vị bán buôn điện phải tiếp tục giảm giá điện bình quân quý sau khi cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng cơ chế bình ổn giá tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ phù hợp với quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hàng năm, đơn vị bán buôn điện có trách nhiệm xây dựng phương án giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo trình Bộ Công Thương.
Trường hợp giá điện bình quân cơ sở đề xuất cho năm tiếp theo tăng (hoặc giảm) trong phạm vi 5% so với giá điện bình quân thực hiện của năm trước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm phê duyệt giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo.
Nếu giá điện bình quân cơ sở đề xuất cho năm tiếp theo tăng (hoặc giảm) trên 5% so với giá điện bình quân thực hiện năm trước, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét phương án điều chỉnh giá điện bình quân cơ sở cho năm tiếp theo, trình Thủ tướng phê duyệt.