Giá đường cao do doanh nghiệp đầu cơ?
Mặc dù hiện đang là thời điểm các nhà máy vào vụ ép mía nhưng giá đường trong nước lại đang cao ở mức phi lý
“Các anh cứ than vãn, nhưng tôi biết, năm 2009, trung bình mỗi công ty đường thu lãi khoảng 50 tỉ đồng. Thôi, các anh đừng “chèn ép” nông dân và người tiêu dùng nữa. Tôi đề nghị các anh bán đường không được cao hơn giá đường thế giới”.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần đã phát biểu như vậy tại Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chủ trì, với các nhà máy đường, Hiệp hội các nhà bán lẻ tìm biện pháp bình ổn giá đường, vừa diễn ra cuối tuần qua.
Giá cao phi lý
Theo tổng hợp kế hoạch từ đầu vụ sản xuất 2009-2010 sản lượng mía ép công nghiệp 10,1 triệu tấn, sản lượng đường 950.000 tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã cân đối cung cầu đường năm 2010. Từ đó Bộ Công Thương cũng đã có thông tư về việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2010 trong đó có mặt hàng đường tinh luyện, đường thô là 150.000 tấn.
Qua báo cáo của các công ty, nhà máy đường trong cả nước đến ngày 12/1/2010 Văn phòng Hiệp hội tổng hợp số liệu như sau: mía đã ép 4,7 triệu tấn, đường nhập kho 410.800 tấn, đã tiêu thụ 343.000 tấn; tồn kho 137.000 tấn. Dự kiến sản lượng ép từ nay đến cuối vụ là 5,4 triệu tấn mía, được 539.200 tấn đường.
Hiện nay, cả nước có hơn 100 nhà phân phối đại lý cấp 1, hàng ngàn đại lý nhà máy phân phối cấp 2 và hàng vạn các cửa hàng đại lý cấp 3. Trong số 40 công ty nhà máy đường ở Việt Nam vụ 2009 – 2010 không có công ty nhà máy đường có sản lượng đường vượt quá 80.000 tấn đường/vụ, công ty nhà máy đường có sản lượng đường lớn nhất hiện nay chỉ nắm giữ 5 – 6% tổng sản lượng đường trong cả nước.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, tiềm lực và khả năng tài chính của các công ty nhà máy đường rất khác nhau và nằm rải rác khắp các vùng miền trên cả nước. Hiện nay, các công ty nhà máy đường cần lượng tiền lớn để mua mía và chi phí chế biến. Vì vậy, khả năng độc quyền để đầu cơ đường thời điểm hiện nay khó có thể xảy ra vì không công ty, nhà phân phối nào đủ sức để dự trữ đường.
Mặc dù hiện đang là thời điểm các nhà máy vào vụ ép mía nhưng giá đường trong nước lại đang ở mức phi lý, cao hơn giá thế giới và có xu hướng tiếp tục leo thang. Theo ông Tần, nguyên nhân của tình trạng trên một phần do các nhà máy sản xuất đã đầu cơ đường.
Không đồng tình với nhận định của ông Tần, hầu hết lãnh đạo các nhà máy đường lớn như Công ty đường Lam Sơn, Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam... lại đổ lỗi do thời tiết khắc nghiệt dẫn đến sản lượng mía giảm, nhà máy thiếu nguyên liệu, sản lượng đường sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, các yếu tố đầu vào tăng cao, giá đường thế giới liên tục leo thang, và thậm chí là đường nhập lậu giảm.
Ông Tần gay gắt: “Trong kho của các nhà máy hiện còn tồn 137 ngàn tấn, nhu cầu tiêu dùng bình quân trong nước là 130 ngàn tấn/tháng. Từ nay đến Tết Nguyên đán chúng ta sản xuất thêm được 100 ngàn tấn nữa như vậy về cung là không có vấn đề gì cả”.
Cần có các biện pháp mạnh hơn
Ông Võ Thành Đàng, Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết: để tránh việc chuyển độc quyền điều tiết thị trường, giá cả của Nhà nước thành độc quyền của doanh nghiệp, cần phải xây dựng phương án nhập khẩu đường dự trữ và tiêu thụ đường theo giá chỉ đạo của Nhà nước để bình ổn thị trường, như kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Thái Lan đã áp dụng.
Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thì cần có biện pháp mạnh hơn, thậm chí mang tính hành chính để khống chế giá đường trong nước. Cần xây dựng cơ chế nhập khẩu theo hướng Nhà nước kiểm soát giá cả, thay vì sự độc quyền giá của các doanh nghiệp.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối nhấn mạnh: Hiệp hội mía đường Việt Nam cần cương quyết xử lý đối với những tổ chức, cá nhân cố tình đầu cơ, tích trữ, phá giá, lũng đoạn thị trường.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu: “Các nhà máy phải ổn định giá đường bằng việc cam kết không bán với giá cao hơn giá thế giới. Cụ thể, đường RS giá dưới 15.000 đồng/kg, đường RE là dưới 16.500 đồng/kg. Giá này không thiệt cho ai, nông dân được lợi, doanh nghiệp cũng được lợi và người tiêu dùng cũng chấp nhận được”.
Theo ông Tần, nếu Hiệp hội Mía đường Việt Nam không điều hành được, các nhà máy vẫn bán đường giá quá cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho nhập đường thương mại, để bình ổn thị trường.
Ông Tần cũng yêu cầu Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam phải giám sát chặt chẽ khâu bán lẻ của các siêu thị, cửa hàng, không để giá bán lẻ đường quá cao như hiện nay. “Nhà máy đường bán giá cao cũng chỉ 16 - 18 ngàn đồng/kg nhưng người dân phải mua ở siêu thị giá tới 22 ngàn đồng/kg là không hợp lý”, ông Tần nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, theo tính toán, năm 2010 cả nước sẽ thiếu hụt trên dưới 300 ngàn tấn đường phục vụ tiêu dùng nội địa. Hiện Bộ Công Thương đã phân giao hạn ngạch đợt 1 là 129 ngàn tấn trong tổng số 150 ngàn tấn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, chủ yếu cho các doanh nghiệp cần mua đường nguyên liệu như sản xuất bánh kẹo, sữa...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần đã phát biểu như vậy tại Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chủ trì, với các nhà máy đường, Hiệp hội các nhà bán lẻ tìm biện pháp bình ổn giá đường, vừa diễn ra cuối tuần qua.
Giá cao phi lý
Theo tổng hợp kế hoạch từ đầu vụ sản xuất 2009-2010 sản lượng mía ép công nghiệp 10,1 triệu tấn, sản lượng đường 950.000 tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đã cân đối cung cầu đường năm 2010. Từ đó Bộ Công Thương cũng đã có thông tư về việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2010 trong đó có mặt hàng đường tinh luyện, đường thô là 150.000 tấn.
Qua báo cáo của các công ty, nhà máy đường trong cả nước đến ngày 12/1/2010 Văn phòng Hiệp hội tổng hợp số liệu như sau: mía đã ép 4,7 triệu tấn, đường nhập kho 410.800 tấn, đã tiêu thụ 343.000 tấn; tồn kho 137.000 tấn. Dự kiến sản lượng ép từ nay đến cuối vụ là 5,4 triệu tấn mía, được 539.200 tấn đường.
Hiện nay, cả nước có hơn 100 nhà phân phối đại lý cấp 1, hàng ngàn đại lý nhà máy phân phối cấp 2 và hàng vạn các cửa hàng đại lý cấp 3. Trong số 40 công ty nhà máy đường ở Việt Nam vụ 2009 – 2010 không có công ty nhà máy đường có sản lượng đường vượt quá 80.000 tấn đường/vụ, công ty nhà máy đường có sản lượng đường lớn nhất hiện nay chỉ nắm giữ 5 – 6% tổng sản lượng đường trong cả nước.
Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam, tiềm lực và khả năng tài chính của các công ty nhà máy đường rất khác nhau và nằm rải rác khắp các vùng miền trên cả nước. Hiện nay, các công ty nhà máy đường cần lượng tiền lớn để mua mía và chi phí chế biến. Vì vậy, khả năng độc quyền để đầu cơ đường thời điểm hiện nay khó có thể xảy ra vì không công ty, nhà phân phối nào đủ sức để dự trữ đường.
Mặc dù hiện đang là thời điểm các nhà máy vào vụ ép mía nhưng giá đường trong nước lại đang ở mức phi lý, cao hơn giá thế giới và có xu hướng tiếp tục leo thang. Theo ông Tần, nguyên nhân của tình trạng trên một phần do các nhà máy sản xuất đã đầu cơ đường.
Không đồng tình với nhận định của ông Tần, hầu hết lãnh đạo các nhà máy đường lớn như Công ty đường Lam Sơn, Công ty TNHH công nghiệp KCP Việt Nam... lại đổ lỗi do thời tiết khắc nghiệt dẫn đến sản lượng mía giảm, nhà máy thiếu nguyên liệu, sản lượng đường sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, các yếu tố đầu vào tăng cao, giá đường thế giới liên tục leo thang, và thậm chí là đường nhập lậu giảm.
Ông Tần gay gắt: “Trong kho của các nhà máy hiện còn tồn 137 ngàn tấn, nhu cầu tiêu dùng bình quân trong nước là 130 ngàn tấn/tháng. Từ nay đến Tết Nguyên đán chúng ta sản xuất thêm được 100 ngàn tấn nữa như vậy về cung là không có vấn đề gì cả”.
Cần có các biện pháp mạnh hơn
Ông Võ Thành Đàng, Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết: để tránh việc chuyển độc quyền điều tiết thị trường, giá cả của Nhà nước thành độc quyền của doanh nghiệp, cần phải xây dựng phương án nhập khẩu đường dự trữ và tiêu thụ đường theo giá chỉ đạo của Nhà nước để bình ổn thị trường, như kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Thái Lan đã áp dụng.
Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thì cần có biện pháp mạnh hơn, thậm chí mang tính hành chính để khống chế giá đường trong nước. Cần xây dựng cơ chế nhập khẩu theo hướng Nhà nước kiểm soát giá cả, thay vì sự độc quyền giá của các doanh nghiệp.
Ông Đoàn Xuân Hòa, Cục phó Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối nhấn mạnh: Hiệp hội mía đường Việt Nam cần cương quyết xử lý đối với những tổ chức, cá nhân cố tình đầu cơ, tích trữ, phá giá, lũng đoạn thị trường.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần yêu cầu: “Các nhà máy phải ổn định giá đường bằng việc cam kết không bán với giá cao hơn giá thế giới. Cụ thể, đường RS giá dưới 15.000 đồng/kg, đường RE là dưới 16.500 đồng/kg. Giá này không thiệt cho ai, nông dân được lợi, doanh nghiệp cũng được lợi và người tiêu dùng cũng chấp nhận được”.
Theo ông Tần, nếu Hiệp hội Mía đường Việt Nam không điều hành được, các nhà máy vẫn bán đường giá quá cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho nhập đường thương mại, để bình ổn thị trường.
Ông Tần cũng yêu cầu Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam phải giám sát chặt chẽ khâu bán lẻ của các siêu thị, cửa hàng, không để giá bán lẻ đường quá cao như hiện nay. “Nhà máy đường bán giá cao cũng chỉ 16 - 18 ngàn đồng/kg nhưng người dân phải mua ở siêu thị giá tới 22 ngàn đồng/kg là không hợp lý”, ông Tần nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, theo tính toán, năm 2010 cả nước sẽ thiếu hụt trên dưới 300 ngàn tấn đường phục vụ tiêu dùng nội địa. Hiện Bộ Công Thương đã phân giao hạn ngạch đợt 1 là 129 ngàn tấn trong tổng số 150 ngàn tấn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, chủ yếu cho các doanh nghiệp cần mua đường nguyên liệu như sản xuất bánh kẹo, sữa...