Giá gạo Việt, Thái diễn biến trái chiều
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần qua tăng nhẹ do nguồn cung hạn hẹp khi các hộ ở ĐBSCL đang găm hàng
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng trong tuần qua do nông dân găm hàng. Trong khi đó, gạo Thái Lan xuống giá do những đồn đoán về một đợt bán gạo từ kho tạm trữ của Chính phủ nước này.
Tin từ Reuters cho biết, thị trường gạo Thái Lan đang kỳ vọng, trong đợt xả hàng từ kho tạm trữ gạo của chính phủ nước này dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới, nhu cầu tiền mặt sẽ buộc nhà chức trách này này phải chấp nhận những mức giá bỏ thầu thấp. Từ đó, gạo Thái có thể sẽ chịu áp lực giảm giá trong vài tuần tới đây.
Vì vậy, giữa tuần vừa rồi, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm về mức 470 USD/tấn, từ mức 475 USD/tấn trong tuần trước đó.
“Thông tin về việc Chính phủ mở thầu bán gạo đã ngay lập tức có ảnh hưởng tâm lý và giá gạo được dự báo sẽ còn giảm sâu hơn khi đấu thầu diễn ra”, một thương nhân ở Bangkok nói.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Niwatthamrong Bunsongpaisan đã tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ bán khoảng 350.000 tấn gạo vào tuần tới và sẽ còn tiếp tục có những đợt bán ra nữa trong năm nay để có ngân quỹ cho chương trình can thiệp thị trường lúa gạo trong vụ thu hoạch chính diễn ra vào tháng 10.
Kho thóc tạm trữ của Thái Lan hiện được giới chức nước này ước tính ở mức khoảng 17-18 triệu tấn. Chương trình can thiệp bắt đầu từ tháng 10/2011 của Chính phủ Thái đã đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này lên mức cao vượt trội so với giá gạo của các quốc gia khác. Tuy nhiên, giới thương nhân Thái cho biết, giá gạo tại các địa phương của nước này hiện trong xu hướng giảm do nguồn cung gạo thế giới tăng khi các nước sản xuất gạo hàng đầu bắt đầu thu hoạch vụ lúa có sản lượng lớn.
“Ấn Độ sẽ bắt đầu thu hoạch vào tháng 9, tiếp đó là tới Thái Lan và Việt Nam. Kho tạm trữ lúa gạo của Thái sẽ khiến tình trạng dư thừa nguồn cung gia tăng và giá sẽ giảm”, một thương nhân khác của Thái Lan nói.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ sẽ đạt sản lượng 108 triệu tấn gạo trong vụ chính của niên vụ 2013/2014, tăng từ mức 104 triệu tấn trong niên vụ trước. Cũng theo USDA, sản lượng gạo vụ chính của Thái Lan niên vụ 2013/2014 sẽ ở mức 21 triệu tấn, từ mức 20 triệu tấn của niên vụ trước; sản lượng gạo vụ chính của Việt Nam sẽ đạt 27,8 triệu tấn, từ mức 27,6 triệu tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần qua tăng nhẹ do nguồn cung hạn hẹp. Các hộ ở ĐBSCL đang găm hàng chờ giá cao hơn mới bán. Giá gạo 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn tăng lên 400-410 USD/tấn, từ mức 400 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá gạo 25% tấm tăng lên mức 360-375 USD/tấn, từ mức 340-355 USD/tấn.
“Nông dân đang găm hàng với hy vọng nhu cầu gạo xuất khẩu sẽ tăng trong năm nay”, một nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cho biết.
Giới thương nhân cũng cho biết, các hộ ở ĐBSCL đang hy vọng các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam là Indonesia và Philippines có thể mua thêm gạo trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, không rõ liệu hai nước này có nhập khẩu thêm gạo không, vì Indonesia nói chỉ nhập 600.000 tấn gạo trong năm nay, ít hơn nhiều so với mức 1 triệu tấn mà nước này thường mua mỗi năm.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) thì cho biết đã tăng lượng gạo dự trữ thêm 14% trong năm nay để tránh phải nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-18/7, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước đạt 241.668 tấn, trị giá FOB 94,940 triệu USD, trị giá CIF 96,484 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,726 triệu tấn, trị giá FOB 1,598 tỷ USD, trị giá CIF 1,671 tỷ USD.
VFA cho biết, trong 6 tháng cuối năm nay, xuất khẩu gạo của cả nước dự kiến đạt khoảng 4 triệu tấn, nâng tổng mức xuất khẩu của cả năm lên 7,5 triệu tấn.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tuần qua tiếp tục xu hướng tăng của tuần trước, với mức tăng phổ biến từ 100-150 đồng/kg tùy loại.
Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600 - 6.700 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.400 - 7.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.100 - 7.200 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Tin từ Reuters cho biết, thị trường gạo Thái Lan đang kỳ vọng, trong đợt xả hàng từ kho tạm trữ gạo của chính phủ nước này dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới, nhu cầu tiền mặt sẽ buộc nhà chức trách này này phải chấp nhận những mức giá bỏ thầu thấp. Từ đó, gạo Thái có thể sẽ chịu áp lực giảm giá trong vài tuần tới đây.
Vì vậy, giữa tuần vừa rồi, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm về mức 470 USD/tấn, từ mức 475 USD/tấn trong tuần trước đó.
“Thông tin về việc Chính phủ mở thầu bán gạo đã ngay lập tức có ảnh hưởng tâm lý và giá gạo được dự báo sẽ còn giảm sâu hơn khi đấu thầu diễn ra”, một thương nhân ở Bangkok nói.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Niwatthamrong Bunsongpaisan đã tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ bán khoảng 350.000 tấn gạo vào tuần tới và sẽ còn tiếp tục có những đợt bán ra nữa trong năm nay để có ngân quỹ cho chương trình can thiệp thị trường lúa gạo trong vụ thu hoạch chính diễn ra vào tháng 10.
Kho thóc tạm trữ của Thái Lan hiện được giới chức nước này ước tính ở mức khoảng 17-18 triệu tấn. Chương trình can thiệp bắt đầu từ tháng 10/2011 của Chính phủ Thái đã đẩy giá gạo xuất khẩu của nước này lên mức cao vượt trội so với giá gạo của các quốc gia khác. Tuy nhiên, giới thương nhân Thái cho biết, giá gạo tại các địa phương của nước này hiện trong xu hướng giảm do nguồn cung gạo thế giới tăng khi các nước sản xuất gạo hàng đầu bắt đầu thu hoạch vụ lúa có sản lượng lớn.
“Ấn Độ sẽ bắt đầu thu hoạch vào tháng 9, tiếp đó là tới Thái Lan và Việt Nam. Kho tạm trữ lúa gạo của Thái sẽ khiến tình trạng dư thừa nguồn cung gia tăng và giá sẽ giảm”, một thương nhân khác của Thái Lan nói.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ sẽ đạt sản lượng 108 triệu tấn gạo trong vụ chính của niên vụ 2013/2014, tăng từ mức 104 triệu tấn trong niên vụ trước. Cũng theo USDA, sản lượng gạo vụ chính của Thái Lan niên vụ 2013/2014 sẽ ở mức 21 triệu tấn, từ mức 20 triệu tấn của niên vụ trước; sản lượng gạo vụ chính của Việt Nam sẽ đạt 27,8 triệu tấn, từ mức 27,6 triệu tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần qua tăng nhẹ do nguồn cung hạn hẹp. Các hộ ở ĐBSCL đang găm hàng chờ giá cao hơn mới bán. Giá gạo 5% tấm, FOB cảng Sài Gòn tăng lên 400-410 USD/tấn, từ mức 400 USD/tấn trong tuần trước đó. Giá gạo 25% tấm tăng lên mức 360-375 USD/tấn, từ mức 340-355 USD/tấn.
“Nông dân đang găm hàng với hy vọng nhu cầu gạo xuất khẩu sẽ tăng trong năm nay”, một nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cho biết.
Giới thương nhân cũng cho biết, các hộ ở ĐBSCL đang hy vọng các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam là Indonesia và Philippines có thể mua thêm gạo trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, không rõ liệu hai nước này có nhập khẩu thêm gạo không, vì Indonesia nói chỉ nhập 600.000 tấn gạo trong năm nay, ít hơn nhiều so với mức 1 triệu tấn mà nước này thường mua mỗi năm.
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) thì cho biết đã tăng lượng gạo dự trữ thêm 14% trong năm nay để tránh phải nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-18/7, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước đạt 241.668 tấn, trị giá FOB 94,940 triệu USD, trị giá CIF 96,484 triệu USD. Tính từ đầu năm, xuất khẩu gạo đã đạt 3,726 triệu tấn, trị giá FOB 1,598 tỷ USD, trị giá CIF 1,671 tỷ USD.
VFA cho biết, trong 6 tháng cuối năm nay, xuất khẩu gạo của cả nước dự kiến đạt khoảng 4 triệu tấn, nâng tổng mức xuất khẩu của cả năm lên 7,5 triệu tấn.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tuần qua tiếp tục xu hướng tăng của tuần trước, với mức tăng phổ biến từ 100-150 đồng/kg tùy loại.
Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.100 - 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.900 - 7.000 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.600 - 6.700 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.900 - 8.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 7.400 - 7.500 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 7.100 - 7.200 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.