Giá hàng Tết: “Bình” nhưng khó “ổn"?
Số vốn đã tạm ứng hoặc đang xem xét cho doanh nghiệp vay dự trữ hàng Tết tổng cộng khoảng 950 tỷ đồng
Ngay từ đầu tháng 12/2009, hoạt động bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần đã bắt đầu được triển khai.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu dùng Tết của nhân dân, các tỉnh, thành đã chủ động cân đối nguồn tài chính của địa phương, bao gồm ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính để tạm ứng vốn cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn đựơc giao nhiệm vụ sản xuất, chế biến và tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010 với lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất 0%.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết đến nay, theo tổng hợp của Vụ Ngân sách và báo cáo của địa phương, các địa phương đã tạm ứng vốn hoặc đang xem xét cho doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng Tết với số tiền tổng cộng khoảng 950 tỷ đồng. Các doanh nghiệp được tạm ứng hoặc vay vốn ưu đãi đều cam kết giá bán ổn định, hợp lý hoặc thấp hơn giá thị trường tại thời điểm Tết khoảng 5%-10%.
Tại Tp.HCM, tổng số tiền mà 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường Tết đã giải ngân là 416 tỷ đồng, chiếm 98% so với giá trị đựơc giao là 422,31 tỷ đồng. Sở Công Thương thành phố đã công bố 1.504 điểm bán hàng Tết, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Các doanh nghiệp đã đăng ký giá bán với cam kết luôn giữ giá thấp hơn thị trường 10% tại từng thời điểm.
Tại Hà Nội, với dự kiến nhu cầu sẽ tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm, thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng dự trữ. Theo Cục Thống kê thành phố, số tiền đã tạm ứng hỗ trợ cho 11 doanh nghiệp là 250 tỷ đồng, lãi suất 0% để dự trữ hàng hóa thiết yếu, bán tại 121 điểm bán hàng, không để sốt giá, khan hàng trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, theo Cục Thống kê Tp.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tp.HCM trong tháng 1 đã tăng 1,27% so với tháng trước và tăng 9,05% so với cách đây một năm. Hầu hết các nhóm hàng đều tăng, cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,97%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 1,9%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,91%. Nhóm hàng lương thực tăng 4,7%, trong đó gạo các loại tăng 5,54%; bột mì, ngũ cốc tăng 1,86%, giá thực phẩm tăng 1,55% so với tháng trước.
Tại Hà Nội, CPI của tháng 1 cũng tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước. Cục Thống kê thành phố dự đoán, giá gạo còn tiếp tục tăng 3 - 5% trong dịp Tết. Theo tiểu thương tại các chợ ở Hà Nội, giá các mặt hàng đồ khô tăng mạnh nhất từ 10% - 35%.
Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định, trái ngược với nhóm lương thực thực phẩm, nhóm đồ dùng mua sắm trong gia đình lại giảm kèm với nhiều chương trình khuyến mại. Nói chung từ nay đến Tết Nguyên đán, giá hàng hóa thiết yếu dự báo có nhích lên khoảng 5% - 10% so với thời điểm hiện tại. Theo Tổng cục Thống kê, mức bán lẻ của tháng 2 sẽ đạt khoảng 150.000 tỉ đồng, cao hơn tháng 1 khoảng 20%.
Tuy đã triển khai thực hiện, song xung quanh câu chuyện bình ổn giá vẫn còn nhiều băn khoăn. Thứ nhất là doanh nghiệp được nhận ưu đãi vốn cho dịp bình ổn này. Danh sách 13 doanh nghiệp tại Tp.HCM được nhận vốn bình ổn đã được thông báo. Tuy nhiên, tiêu chí nào để các doanh nghiệp đựơc lọt vào danh sách nhận bình ổn vẫn còn là một câu hỏi.
Hơn nữa, mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp này chỉ là một phần nhỏ so với mạng lưới phân phối của thị trường. Do đó, việc người tiêu dùng hầu như không biết đến, không quan tâm đến chiến dịch bình ổn giá hàng Tết là điều dễ hiểu. Về phía doanh nghiệp, chương trình này đã tạo ra sự không công bằng và giảm tính cạnh tranh. Hầu hết các đơn vị được vay vốn ưu đãi là các doanh nghiệp lớn, đã khỏe lại càng khỏe hơn.
Những doanh nghiệp được nhận kinh phí hỗ trợ nghiễm nhiên có được một số vốn với giá rất rẻ trong so sánh với các doanh nghiệp phải đi vay vốn với mức trên 12%/năm. Để bán được hàng, các doanh nghiệp không đựơc vay vốn vẫn phải cố bán với giá thấp và chịu lợi thế cạnh tranh kém hoặc tìm cách câu kết với các doanh nghiệp đựơc hỗ trợ để nâng giá dưới khung kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thêm vào đó, đối tượng hưởng lợi mục tiêu của chương trình này là người tiêu dùng lại đặt ít niềm tin về việc được giảm giá hàng hóa từ 5-10% so với giá thị trường theo cam kết của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, cơ sở để xác định mức giá thị trường là đâu vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải đáp.
“10 đồng hỗ trợ người tiêu dùng từ tiền ngân sách trong dịp Tết không biết mấy hào đến được tay người tiêu dùng”, một chuyên gia về thị trường bình luận.
Do đó, nhiều ý kiến đề xuất, để chương trình bình ổn giá hàng hóa dịp Tết thiết thực hơn, cần hỗ trợ vốn cho các nhà sản xuất để hạ giá thành hàng hóa. Qua đó, hàng giá rẻ sẽ vào đến thị trường trên nhiều kênh phân phối và mặt bằng giá bán mới có chuyển biến rõ nét hơn.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu dùng Tết của nhân dân, các tỉnh, thành đã chủ động cân đối nguồn tài chính của địa phương, bao gồm ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính để tạm ứng vốn cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn đựơc giao nhiệm vụ sản xuất, chế biến và tổ chức dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần năm 2010 với lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất 0%.
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết đến nay, theo tổng hợp của Vụ Ngân sách và báo cáo của địa phương, các địa phương đã tạm ứng vốn hoặc đang xem xét cho doanh nghiệp vay vốn dự trữ hàng Tết với số tiền tổng cộng khoảng 950 tỷ đồng. Các doanh nghiệp được tạm ứng hoặc vay vốn ưu đãi đều cam kết giá bán ổn định, hợp lý hoặc thấp hơn giá thị trường tại thời điểm Tết khoảng 5%-10%.
Tại Tp.HCM, tổng số tiền mà 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường Tết đã giải ngân là 416 tỷ đồng, chiếm 98% so với giá trị đựơc giao là 422,31 tỷ đồng. Sở Công Thương thành phố đã công bố 1.504 điểm bán hàng Tết, tăng gấp 3 lần so với năm 2009. Các doanh nghiệp đã đăng ký giá bán với cam kết luôn giữ giá thấp hơn thị trường 10% tại từng thời điểm.
Tại Hà Nội, với dự kiến nhu cầu sẽ tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm, thành phố đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng dự trữ. Theo Cục Thống kê thành phố, số tiền đã tạm ứng hỗ trợ cho 11 doanh nghiệp là 250 tỷ đồng, lãi suất 0% để dự trữ hàng hóa thiết yếu, bán tại 121 điểm bán hàng, không để sốt giá, khan hàng trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, theo Cục Thống kê Tp.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tp.HCM trong tháng 1 đã tăng 1,27% so với tháng trước và tăng 9,05% so với cách đây một năm. Hầu hết các nhóm hàng đều tăng, cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,97%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 1,9%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,91%. Nhóm hàng lương thực tăng 4,7%, trong đó gạo các loại tăng 5,54%; bột mì, ngũ cốc tăng 1,86%, giá thực phẩm tăng 1,55% so với tháng trước.
Tại Hà Nội, CPI của tháng 1 cũng tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 7,96% so với cùng kỳ năm trước. Cục Thống kê thành phố dự đoán, giá gạo còn tiếp tục tăng 3 - 5% trong dịp Tết. Theo tiểu thương tại các chợ ở Hà Nội, giá các mặt hàng đồ khô tăng mạnh nhất từ 10% - 35%.
Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định, trái ngược với nhóm lương thực thực phẩm, nhóm đồ dùng mua sắm trong gia đình lại giảm kèm với nhiều chương trình khuyến mại. Nói chung từ nay đến Tết Nguyên đán, giá hàng hóa thiết yếu dự báo có nhích lên khoảng 5% - 10% so với thời điểm hiện tại. Theo Tổng cục Thống kê, mức bán lẻ của tháng 2 sẽ đạt khoảng 150.000 tỉ đồng, cao hơn tháng 1 khoảng 20%.
Tuy đã triển khai thực hiện, song xung quanh câu chuyện bình ổn giá vẫn còn nhiều băn khoăn. Thứ nhất là doanh nghiệp được nhận ưu đãi vốn cho dịp bình ổn này. Danh sách 13 doanh nghiệp tại Tp.HCM được nhận vốn bình ổn đã được thông báo. Tuy nhiên, tiêu chí nào để các doanh nghiệp đựơc lọt vào danh sách nhận bình ổn vẫn còn là một câu hỏi.
Hơn nữa, mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp này chỉ là một phần nhỏ so với mạng lưới phân phối của thị trường. Do đó, việc người tiêu dùng hầu như không biết đến, không quan tâm đến chiến dịch bình ổn giá hàng Tết là điều dễ hiểu. Về phía doanh nghiệp, chương trình này đã tạo ra sự không công bằng và giảm tính cạnh tranh. Hầu hết các đơn vị được vay vốn ưu đãi là các doanh nghiệp lớn, đã khỏe lại càng khỏe hơn.
Những doanh nghiệp được nhận kinh phí hỗ trợ nghiễm nhiên có được một số vốn với giá rất rẻ trong so sánh với các doanh nghiệp phải đi vay vốn với mức trên 12%/năm. Để bán được hàng, các doanh nghiệp không đựơc vay vốn vẫn phải cố bán với giá thấp và chịu lợi thế cạnh tranh kém hoặc tìm cách câu kết với các doanh nghiệp đựơc hỗ trợ để nâng giá dưới khung kiểm soát của cơ quan chức năng.
Thêm vào đó, đối tượng hưởng lợi mục tiêu của chương trình này là người tiêu dùng lại đặt ít niềm tin về việc được giảm giá hàng hóa từ 5-10% so với giá thị trường theo cam kết của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, cơ sở để xác định mức giá thị trường là đâu vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải đáp.
“10 đồng hỗ trợ người tiêu dùng từ tiền ngân sách trong dịp Tết không biết mấy hào đến được tay người tiêu dùng”, một chuyên gia về thị trường bình luận.
Do đó, nhiều ý kiến đề xuất, để chương trình bình ổn giá hàng hóa dịp Tết thiết thực hơn, cần hỗ trợ vốn cho các nhà sản xuất để hạ giá thành hàng hóa. Qua đó, hàng giá rẻ sẽ vào đến thị trường trên nhiều kênh phân phối và mặt bằng giá bán mới có chuyển biến rõ nét hơn.