Hà Nội: Hàng dự trữ Tết giá sẽ thấp hơn 5% giá thị trường
Hàng hóa dự trữ để phụ vụ Tết Canh Dần sẽ được bán thấp hơn 5% so với giá thị trường tại thời điểm Tết
Hàng hóa dự trữ để phục vụ Tết Canh Dần sẽ được bán thấp hơn 5% so với giá thị trường tại thời điểm Tết.
Nhu cầu sẽ tăng khoảng 20%
Trong báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 tại Thủ đô, liên ngành Công Thương- Tài chính Hà Nội dự báo: dịp Tết Nguyên đán thị trường sẽ khá sôi động, nhu cầu đối với các loại hàng hóa sẽ tăng khoảng 20% so với các tháng khác của năm. Trong đó tập trung vào các hàng hóa thiết yếu là thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, bánh mứt kẹo… Theo quy luật, giá cả của một số hàng hóa vào dịp này sẽ có xu hướng nhích lên nhất là vào những ngày giáp Tết.
Ngay từ đầu tháng 12, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định số 6322/QĐ- UBND về việc tạm ứng vốn cho 12 doanh nghiệp với số tiền 250 tỷ đồng, trong thời gian 5 tháng với lãi suất 0% để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trước trong và sau Tết.
Theo đó, hàng hóa dự trữ để phụ vụ Tết Canh Dần các doanh nghiệp này sẽ phải bán thấp hơn 5% so với giá thị trường tại thời điểm Tết.
Hiện các doanh nghiệp được hỗ trợ vốn đã triển khai các biện pháp dự trữ hàng hóa, tổ chức hệ thống phân phối, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo cung cấp đủ số lượng với giá ổn định đối với các mặt hàng như: gạo, thịt gia súc gia cầm, trứng gia cầm…
12 đơn vị được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ vốn để tham gia bình ổn giá hàng hóa vào dịp Tết Canh Dần bao gồm: Tổng công ty Thương mại Hà Nội; Tổng công ty Lượng thực miền Bắc; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội; Công ty Cổ phần Nhất Nam; Trung tâm Thương mại Intimex; Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh; Công ty TNHH một thành viên Lan Chi Business; Công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng; Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy; Công ty Cổ phần Phúc Thịnh; Công ty TNHH 2-9 Hà Tây; Công ty TNHH Chế biến Lương thực Thực phẩm Thái Dương.
Lượng hàng hóa dự trữ bao gồm, gạo các loại 4.510 tấn, thịt gia súc gia cầm 2.420 tấn, trứng gia cầm 6.500 quả, thủy hải sảng đông lạnh 940 tấn, thực phẩm chế biến 2.174 tấn, rau củ quả các loại 2.183 tấn, dầu ăn 3.200 lít, đường 118 tấn, bánh mứt kẹo 80 tấn.
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị phạt nặng
Thời điểm này, các cơ quan chức năng của thành phố như thuế, tài chính, quản lý thị trường, hải quan… cũng đã lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và các biện pháp kiềm chế tăng giá. Theo đó, các đơn vị lợi dụng tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt nặng.
Với những giải pháp đồng bộ này, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hy vọng sẽ hạn chế tình trạng khan hàng, sốt giá cục bộ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Về cung cầu đối với các loại hàng hóa cũng như diễn biến giá cả trên thị trường thời gian tới, liên ngành Công Thương- Tài chính Hà Nội cho rằng: Tới cuối năm, nguồn dự trữ lương thực của cả nước vẫn còn khoảng 1 triệu tấn. Số lượng này đủ đảm bảo nguồn cung lương thực, không gây tăng giá trên thị trường. Do đó, mặc dù nhu cầu đối với mặt hàng lương thực thời gian tới có tăng nhưng giá gạo sẽ tăng trong giới hạn hợp lý. Riêng đối với các loại gạo ngon, gạo nếp có thể nhích hơn đôi chút.
Còn giá thịt sẽ tăng nhiều vào dịp Tết do nguồn cung yếu, trong khi sức mua tăng vọt. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sản xuất trong nước bị ảnh hưởng bởi bão lũ miền Trung. Thêm vào đó thời gian qua, giá thịt gia súc, gia cầm đã giảm khá mạnh nhưng giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng, đã khiến người chăn nuôi phải giảm số lượng đàn. Các đầu mối chuyên nhập khẩu thịt đông lạnh cũng đã giảm tới 30% lượng hàng nhập khẩu phục vụ Tết Canh Dần so với năm trước.
Như vậy, giá mặt hàng gia súc, gia cầm, thịt tươi đông lạnh sẽ tăng đáng kể vào dịp Tết và sau đó sẽ tiếp tục đứng ở mức cao. Các mặt hàng thủy sản, rau củ quả theo dự báo cũng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.
Nhu cầu sẽ tăng khoảng 20%
Trong báo cáo về công tác chuẩn bị tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần 2010 tại Thủ đô, liên ngành Công Thương- Tài chính Hà Nội dự báo: dịp Tết Nguyên đán thị trường sẽ khá sôi động, nhu cầu đối với các loại hàng hóa sẽ tăng khoảng 20% so với các tháng khác của năm. Trong đó tập trung vào các hàng hóa thiết yếu là thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, bánh mứt kẹo… Theo quy luật, giá cả của một số hàng hóa vào dịp này sẽ có xu hướng nhích lên nhất là vào những ngày giáp Tết.
Ngay từ đầu tháng 12, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định số 6322/QĐ- UBND về việc tạm ứng vốn cho 12 doanh nghiệp với số tiền 250 tỷ đồng, trong thời gian 5 tháng với lãi suất 0% để dự trữ các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trước trong và sau Tết.
Theo đó, hàng hóa dự trữ để phụ vụ Tết Canh Dần các doanh nghiệp này sẽ phải bán thấp hơn 5% so với giá thị trường tại thời điểm Tết.
Hiện các doanh nghiệp được hỗ trợ vốn đã triển khai các biện pháp dự trữ hàng hóa, tổ chức hệ thống phân phối, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định của Bộ Tài chính, đảm bảo cung cấp đủ số lượng với giá ổn định đối với các mặt hàng như: gạo, thịt gia súc gia cầm, trứng gia cầm…
12 đơn vị được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ vốn để tham gia bình ổn giá hàng hóa vào dịp Tết Canh Dần bao gồm: Tổng công ty Thương mại Hà Nội; Tổng công ty Lượng thực miền Bắc; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội; Công ty Cổ phần Nhất Nam; Trung tâm Thương mại Intimex; Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh; Công ty TNHH một thành viên Lan Chi Business; Công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng; Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy; Công ty Cổ phần Phúc Thịnh; Công ty TNHH 2-9 Hà Tây; Công ty TNHH Chế biến Lương thực Thực phẩm Thái Dương.
Lượng hàng hóa dự trữ bao gồm, gạo các loại 4.510 tấn, thịt gia súc gia cầm 2.420 tấn, trứng gia cầm 6.500 quả, thủy hải sảng đông lạnh 940 tấn, thực phẩm chế biến 2.174 tấn, rau củ quả các loại 2.183 tấn, dầu ăn 3.200 lít, đường 118 tấn, bánh mứt kẹo 80 tấn.
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị phạt nặng
Thời điểm này, các cơ quan chức năng của thành phố như thuế, tài chính, quản lý thị trường, hải quan… cũng đã lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và các biện pháp kiềm chế tăng giá. Theo đó, các đơn vị lợi dụng tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt nặng.
Với những giải pháp đồng bộ này, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hy vọng sẽ hạn chế tình trạng khan hàng, sốt giá cục bộ làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Về cung cầu đối với các loại hàng hóa cũng như diễn biến giá cả trên thị trường thời gian tới, liên ngành Công Thương- Tài chính Hà Nội cho rằng: Tới cuối năm, nguồn dự trữ lương thực của cả nước vẫn còn khoảng 1 triệu tấn. Số lượng này đủ đảm bảo nguồn cung lương thực, không gây tăng giá trên thị trường. Do đó, mặc dù nhu cầu đối với mặt hàng lương thực thời gian tới có tăng nhưng giá gạo sẽ tăng trong giới hạn hợp lý. Riêng đối với các loại gạo ngon, gạo nếp có thể nhích hơn đôi chút.
Còn giá thịt sẽ tăng nhiều vào dịp Tết do nguồn cung yếu, trong khi sức mua tăng vọt. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sản xuất trong nước bị ảnh hưởng bởi bão lũ miền Trung. Thêm vào đó thời gian qua, giá thịt gia súc, gia cầm đã giảm khá mạnh nhưng giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng, đã khiến người chăn nuôi phải giảm số lượng đàn. Các đầu mối chuyên nhập khẩu thịt đông lạnh cũng đã giảm tới 30% lượng hàng nhập khẩu phục vụ Tết Canh Dần so với năm trước.
Như vậy, giá mặt hàng gia súc, gia cầm, thịt tươi đông lạnh sẽ tăng đáng kể vào dịp Tết và sau đó sẽ tiếp tục đứng ở mức cao. Các mặt hàng thủy sản, rau củ quả theo dự báo cũng sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.