Giá tiêu dùng sẽ "hạ nhiệt"?
Việc giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh sẽ tác động rất tích cực đến những nỗ lực kiềm chế giá cả của Việt Nam
Tổng mức tăng chỉ số giá tiêu dùng trong 8 tháng qua đã lên tới 6,78%, nhưng với những động thái mới xuất hiện gần đây, có thể mức tăng rất nhỏ 0,2 - 0,3% của chỉ số giá trong tháng 9 này sẽ thành hiện thực...
Và rất có thể đây cũng là bước đi quan trọng trong việc kiềm chế không để giá tiêu dùng tăng quá cao trong năm nay.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF vừa công bố cho thấy một điều hết sức đáng mừng là giá nguyên liệu thế giới trong tháng 8 vừa qua đã đồng loạt "hạ nhiệt".
Cụ thể là, giá của nhóm hàng nguyên liệu phi dầu mỏ chiếm tỷ trọng 52,2% giảm từ 165,8 điểm xuống còn 158,3 điểm (giảm 4,52%). Trong đó, khi giá của các mặt hàng nguyên liệu ăn uống chiếm tỷ trọng 24,8% vẫn tăng nhẹ (tăng từ 119,8 điểm lên 120,4 điểm, tăng 0,50%), thì giá của các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm tỷ trọng 27,4% lại giảm rất mạnh từ 207,2 điểm xuống chỉ còn 192,6 điểm, tức là giảm tới 7,05%.
Tiếp theo, giá của nhóm hàng năng lượng chiếm 47,8% còn lại trong "rổ hàng hoá nguyên liệu thế giới" cũng đã từ 396,6 điểm giảm xuống còn 379,8 điểm (giảm 4, 24%), trong đó quan trọng nhất là giá dầu mỏ (mặt hàng chiếm 39,9%) giảm từ 396,6 điểm xuống còn 379,8 điểm (giảm 4,81%). Tính chung lại, giá nguyên liệu thế giới đã từ 276,2 điểm trong tháng 7 giảm xuống 264,3 điểm trong tháng 8 vừa qua (giảm 4,31%).
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc giá nguyên liệu thế giới đồng loạt hạ nhiệt, đặc biệt là việc giá nguyên liệu công nghiệp giảm kỷ lục như vậy sẽ tác động rất tích cực đến những nỗ lực kiềm chế giá cả thị trường của chúng ta hiện nay.
Các kết quả tính toán từ các số liệu của Bộ Công Thương trong 8 tháng đầu năm nay cho thấy, tổng kim ngạch 12 mặt hàng nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị nhập khẩu trong 8 tháng qua (không kể mặt hàng xăng dầu) đã đạt 7,886 tỷ USD, tăng đại nhảy vọt 2,046 tỷ USD và 35,03% so với cùng kỳ năm 2006, nhưng nếu quy về giá cùng kỳ thì chỉ là 6,839 tỷ USD, tức là chỉ tăng 999 triệu USD và 17,10%.
Điều này có nghĩa là, có tới 1,047 tỷ USD và 17,93% trong các mức tăng đại nhảy vọt trong thực tế là do sốt nóng giá cả thế giới khuyếch đại lên. Do vậy, việc giá nguyên liệu thế giới hạ nhiệt như vậy - cùng với giải pháp giảm mạnh thuế suất nhập khẩu mà chúng ta chủ động thực hiện - sẽ tạo ra tác động "kép", ép giá nguyên liệu nhập khẩu trong tháng 9 này phải giảm xuống. Điều này đương nhiên sẽ làm cho giá tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục phải giảm nhịp độ tăng.
Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, "tập quán" của thị trường thế giới khác hẳn của thị trường trong nước. Đó là, thay vì "nóng dần" trong những tháng cuối năm của thị trường trong nước, giá nguyên liệu thế giới lại hạ nhiệt dần. Trong đó, sự khác biệt chỉ là thời điểm bắt đầu và mức độ hạ nhiệt. Cụ thể, việc giá nguyên liệu thế giới bắt đầu hạ nhiệt trong tháng 8 vừa qua có lẽ giống như kịch bản năm 2006.
Nếu vậy, đây hiển nhiên là điều hết sức đáng mừng đối với một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như nước ta.
Bởi lẽ, điều này có nghĩa là, thay vì vừa phải chống lạm phát do chi phí đẩy từ thị trường thế giới dẫn đến thông qua độ mở ở đầu vào nhập khẩu quá lớn, vừa phải chống lạm phát do cầu kéo phát sinh trong chính nền kinh tế nước ta do "tập quán" tăng tốc phát triển kinh tế và "dốc túi" chi tiêu dùng giống như cuối năm 2005, chúng ta sẽ được "rảnh tay" để đối phó với lạm phát do cầu kéo trong nước giống như cuối năm 2006.
Những điều nói trên cũng cho phép dự báo rằng, thay vì tăng trên 9%, có nhiều khả năng giá tiêu dùng cả năm nay sẽ chỉ dao động trong khoảng trên dưới 8,5%, tức là sẽ tăng thấp hơn, hoặc cao nhất cũng chỉ nhỉnh hơn tốc độ tăng GDP chút ít. Đây hoàn toàn có thể coi là mức tăng phù hợp với những đặc thù của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Và rất có thể đây cũng là bước đi quan trọng trong việc kiềm chế không để giá tiêu dùng tăng quá cao trong năm nay.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF vừa công bố cho thấy một điều hết sức đáng mừng là giá nguyên liệu thế giới trong tháng 8 vừa qua đã đồng loạt "hạ nhiệt".
Cụ thể là, giá của nhóm hàng nguyên liệu phi dầu mỏ chiếm tỷ trọng 52,2% giảm từ 165,8 điểm xuống còn 158,3 điểm (giảm 4,52%). Trong đó, khi giá của các mặt hàng nguyên liệu ăn uống chiếm tỷ trọng 24,8% vẫn tăng nhẹ (tăng từ 119,8 điểm lên 120,4 điểm, tăng 0,50%), thì giá của các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm tỷ trọng 27,4% lại giảm rất mạnh từ 207,2 điểm xuống chỉ còn 192,6 điểm, tức là giảm tới 7,05%.
Tiếp theo, giá của nhóm hàng năng lượng chiếm 47,8% còn lại trong "rổ hàng hoá nguyên liệu thế giới" cũng đã từ 396,6 điểm giảm xuống còn 379,8 điểm (giảm 4, 24%), trong đó quan trọng nhất là giá dầu mỏ (mặt hàng chiếm 39,9%) giảm từ 396,6 điểm xuống còn 379,8 điểm (giảm 4,81%). Tính chung lại, giá nguyên liệu thế giới đã từ 276,2 điểm trong tháng 7 giảm xuống 264,3 điểm trong tháng 8 vừa qua (giảm 4,31%).
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc giá nguyên liệu thế giới đồng loạt hạ nhiệt, đặc biệt là việc giá nguyên liệu công nghiệp giảm kỷ lục như vậy sẽ tác động rất tích cực đến những nỗ lực kiềm chế giá cả thị trường của chúng ta hiện nay.
Các kết quả tính toán từ các số liệu của Bộ Công Thương trong 8 tháng đầu năm nay cho thấy, tổng kim ngạch 12 mặt hàng nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu có số liệu thống kê về khối lượng và giá trị nhập khẩu trong 8 tháng qua (không kể mặt hàng xăng dầu) đã đạt 7,886 tỷ USD, tăng đại nhảy vọt 2,046 tỷ USD và 35,03% so với cùng kỳ năm 2006, nhưng nếu quy về giá cùng kỳ thì chỉ là 6,839 tỷ USD, tức là chỉ tăng 999 triệu USD và 17,10%.
Điều này có nghĩa là, có tới 1,047 tỷ USD và 17,93% trong các mức tăng đại nhảy vọt trong thực tế là do sốt nóng giá cả thế giới khuyếch đại lên. Do vậy, việc giá nguyên liệu thế giới hạ nhiệt như vậy - cùng với giải pháp giảm mạnh thuế suất nhập khẩu mà chúng ta chủ động thực hiện - sẽ tạo ra tác động "kép", ép giá nguyên liệu nhập khẩu trong tháng 9 này phải giảm xuống. Điều này đương nhiên sẽ làm cho giá tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục phải giảm nhịp độ tăng.
Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, "tập quán" của thị trường thế giới khác hẳn của thị trường trong nước. Đó là, thay vì "nóng dần" trong những tháng cuối năm của thị trường trong nước, giá nguyên liệu thế giới lại hạ nhiệt dần. Trong đó, sự khác biệt chỉ là thời điểm bắt đầu và mức độ hạ nhiệt. Cụ thể, việc giá nguyên liệu thế giới bắt đầu hạ nhiệt trong tháng 8 vừa qua có lẽ giống như kịch bản năm 2006.
Nếu vậy, đây hiển nhiên là điều hết sức đáng mừng đối với một nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như nước ta.
Bởi lẽ, điều này có nghĩa là, thay vì vừa phải chống lạm phát do chi phí đẩy từ thị trường thế giới dẫn đến thông qua độ mở ở đầu vào nhập khẩu quá lớn, vừa phải chống lạm phát do cầu kéo phát sinh trong chính nền kinh tế nước ta do "tập quán" tăng tốc phát triển kinh tế và "dốc túi" chi tiêu dùng giống như cuối năm 2005, chúng ta sẽ được "rảnh tay" để đối phó với lạm phát do cầu kéo trong nước giống như cuối năm 2006.
Những điều nói trên cũng cho phép dự báo rằng, thay vì tăng trên 9%, có nhiều khả năng giá tiêu dùng cả năm nay sẽ chỉ dao động trong khoảng trên dưới 8,5%, tức là sẽ tăng thấp hơn, hoặc cao nhất cũng chỉ nhỉnh hơn tốc độ tăng GDP chút ít. Đây hoàn toàn có thể coi là mức tăng phù hợp với những đặc thù của nền kinh tế nước ta hiện nay.