Giá xăng thế giới nhảy tới 22% trong quý 3
Tính chung ba tháng qua, giá dầu thô tăng được 8,5%, dầu sưởi tăng gần 18%, trong khi giá xăng nhảy vọt tới 22%
Thị trường năng lượng thế giới đã chính thức khép lại phiên giao dịch cuối cùng của quý 3, trong sự lo lắng về diễn biến căng thẳng tại Trung Đông cũng như những kỳ vọng về giải pháp cứu trợ kinh tế của Trung Quốc.
Chốt phiên giao dịch 28/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 34 cent, tương ứng 0,4%, lên 92,19 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Giá dầu thô đi lên do nhà đầu tư lo lắng về tình trạng căng thẳng hiện nay giữa phương Tây và Iran, cũng như hy vọng Trung Quốc sẽ có biện pháp kích thích tăng trưởng mới.
Mức tăng giá của dầu thô không lớn là do số liệu kinh tế Mỹ trái chiều. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 tăng lên 78,3 điểm từ mức 74,3 điểm trong tháng 8, nhưng lại thấp hơn mức dự báo 79,5 điểm. Chỉ số quản lý sức mua khu vực Chicago hạ xuống mức thấp nhất trong 3 năm, từ 53 điểm tháng 8, còn 49,7 điểm trong tháng 9.
Việc đồng USD tăng giá cũng gây sức ép lên các giao dịch hàng hóa, trong đó có dầu thô. Phiên đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã tăng lên 79,922 điểm từ mức 79,560 điểm chốt phiên giao dịch Bắc Mỹ liền trước (ngày 27/9).
Xét chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá trị dầu thô đã giảm 0,8%, nâng mức giảm cả tháng 9 lên 4,4%. Tuy nhiên, nếu tính cả quý 3, giá dầu thô thế giới loại kỳ hạn đã tăng tới 8,5%, cao nhất kể từ quý 4/2011. Mức tăng ấn tượng của quý 3 cũng xóa nhòa phần nào mức sụt giảm tới 18% giá trị của mặt hàng này trong quý 2.
Cũng trong phiên giao dịch cuối cùng của quý 3, giá khí tự nhiên giao tháng 11 tăng 2 cent, tương ứng 0,7%, lên 3,32 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao tháng 10 tăng tới 20 cent, tương ứng 6,3%, lên 3,34 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng tăng được 1 cent, tương ứng 0,4%, lên chốt ở mức 3,17 USD/gallon.
Trong đó, giá xăng đã tăng được gần 14% trong tuần, nâng mức tăng cả tháng 9 lên gần 8% và cả quý lên 22%. Xăng đã tăng giá 3 trong 4 quý gần đây, chủ yếu là do những lo lắng về nguồn cung và sự đi lên của giá dầu Brent. Quý 3, giá dầu Brent tăng 15%, riêng tháng 9 là 1,9%. Chốt phiên 28/9, giá dầu này đứng ở 112,39 USD/thùng.
Giá dầu sưởi trong tuần tăng được 1,6%, cả quý cộng gần 18%. Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 9, giá mặt hàng năng lượng này lại giảm khoảng 0,1%.
Cuối phiên giao dịch hôm qua, hợp đồng xăng và dầu sưởi giao tháng 10 đều hết hạn. Giá xăng giao tháng 11 tăng nhẹ 2 cent, tương ứng 0,8%, lên 2,92 USD/gallon.
Chốt phiên giao dịch 28/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 34 cent, tương ứng 0,4%, lên 92,19 USD/thùng trên sàn hàng hóa New York. Giá dầu thô đi lên do nhà đầu tư lo lắng về tình trạng căng thẳng hiện nay giữa phương Tây và Iran, cũng như hy vọng Trung Quốc sẽ có biện pháp kích thích tăng trưởng mới.
Mức tăng giá của dầu thô không lớn là do số liệu kinh tế Mỹ trái chiều. Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 9 tăng lên 78,3 điểm từ mức 74,3 điểm trong tháng 8, nhưng lại thấp hơn mức dự báo 79,5 điểm. Chỉ số quản lý sức mua khu vực Chicago hạ xuống mức thấp nhất trong 3 năm, từ 53 điểm tháng 8, còn 49,7 điểm trong tháng 9.
Việc đồng USD tăng giá cũng gây sức ép lên các giao dịch hàng hóa, trong đó có dầu thô. Phiên đêm qua, chỉ số USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã tăng lên 79,922 điểm từ mức 79,560 điểm chốt phiên giao dịch Bắc Mỹ liền trước (ngày 27/9).
Xét chung 5 ngày giao dịch vừa qua, giá trị dầu thô đã giảm 0,8%, nâng mức giảm cả tháng 9 lên 4,4%. Tuy nhiên, nếu tính cả quý 3, giá dầu thô thế giới loại kỳ hạn đã tăng tới 8,5%, cao nhất kể từ quý 4/2011. Mức tăng ấn tượng của quý 3 cũng xóa nhòa phần nào mức sụt giảm tới 18% giá trị của mặt hàng này trong quý 2.
Cũng trong phiên giao dịch cuối cùng của quý 3, giá khí tự nhiên giao tháng 11 tăng 2 cent, tương ứng 0,7%, lên 3,32 USD/ triệu BTU. Giá xăng giao tháng 10 tăng tới 20 cent, tương ứng 6,3%, lên 3,34 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao cùng kỳ hạn cũng tăng được 1 cent, tương ứng 0,4%, lên chốt ở mức 3,17 USD/gallon.
Trong đó, giá xăng đã tăng được gần 14% trong tuần, nâng mức tăng cả tháng 9 lên gần 8% và cả quý lên 22%. Xăng đã tăng giá 3 trong 4 quý gần đây, chủ yếu là do những lo lắng về nguồn cung và sự đi lên của giá dầu Brent. Quý 3, giá dầu Brent tăng 15%, riêng tháng 9 là 1,9%. Chốt phiên 28/9, giá dầu này đứng ở 112,39 USD/thùng.
Giá dầu sưởi trong tuần tăng được 1,6%, cả quý cộng gần 18%. Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 9, giá mặt hàng năng lượng này lại giảm khoảng 0,1%.
Cuối phiên giao dịch hôm qua, hợp đồng xăng và dầu sưởi giao tháng 10 đều hết hạn. Giá xăng giao tháng 11 tăng nhẹ 2 cent, tương ứng 0,8%, lên 2,92 USD/gallon.