“Giải pháp của chúng ta mang tính tình thế nhiều hơn”
Góc nhìn của TS. Cao Sỹ Kiêm, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về một số hạn chế của nền kinh tế
Chú ý cân đối vĩ mô, đảm bảo ổn định nhưng cũng cần bắt tay vào giải quyết ngay vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới cơ cấu vùng miền, sản phẩm, cải thiện hệ số ICOR…
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi với báo chí trước phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế xã hội của Quốc hội sáng 27/5.
Vấn đề nào được ông quan tâm nhất khi Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, thưa ông?
Qua thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về báo cáo bổ sung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Chính phủ những tháng cuối năm 2009, phải khẳng định mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế trong năm qua đã thành công. Quý 1/2010, đà khôi phục kinh tế đã được xác định và đang tăng tốc.
Điều quan trọng là chúng ta đã thấy rõ những ưu, khuyết điểm của năm 2009 và quý 1/2010, tập trung vào mấy vấn đề. Thứ nhất, những cân đối vĩ mô, kể cả bội chi ngân sách, nhập siêu, hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV), cán cân thanh toán, cán cân thương mại... không những chưa được cải thiện mà còn xấu hơn.
Thứ hai là qua hai quý vừa qua, kể cả quý 4/2009, bộc lộ rõ giải pháp của chúng ta chỉ mang tính tình thế nhiều hơn. Kể cả từ lạm phát, chống lạm phát và chống tác động trong những vấn đề có tính chất lâu dài đang ngồn ngộn lên, như chỉ tiêu môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế...
Thứ ba là điều hành trong quý 1/2010 có những vấn đề trục trặc: dồn dập tăng giá một loạt mặt hàng thiết yếu, co tín dụng lại, kể cả tỷ giá, kể cả lãi suất, kể cả điều chỉnh một số giá sát thị trường, gây ảnh hưởng ngay trong quý 1, tác động không tốt đến tâm lý doanh nghiệp và người dân.
Dân thì lo lạm phát quay lại, doanh nghiệp thì hoang mang vì vốn không có, tình hình sản xuất đình trệ. Tất cả những thứ này gây sức ép lên lạm phát và ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Phải chăng những hạn chế này xuất phát từ nhiều giải pháp còn mang nặng tính tình thế?
Không phải là tình thế mà tập trung nhiều vào tình thế. Những vấn đề đặt ra cho lâu dài thì chưa có bao nhiêu, biểu hiện ở các vấn đề các chỉ tiêu xã hội, ở tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới cơ cấu… chưa làm được bao nhiêu.
Thời gian tới cần làm rõ ba vấn đề. Chú ý cân đối vĩ mô, đảm bảo ổn định là đúng nhưng không được quên cái lâu dài, cái tầm xa như giải quyết ngay vấn đề tái cấu trúc kinh tế, đổi mới cơ cấu vùng miền, sản phẩm, cải thiện hệ số ICOR, cán cân thương mại, cán cân thanh toán... Những vấn đề này vừa là trước mắt nhưng đặc biệt cũng là vấn đề lâu dài.
Thứ hai là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phải nói năm qua doanh nghiệp rất khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ: vốn thì ít đi, tăng dư nợ, chi phí tăng lên, lãi suất từ 6 – 7% tăng lên một lúc tới 17 – 18%, các loại giá mới đồng loạt áp cùng thời điểm gần nhau khiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất khó khăn và khó khăn đó ảnh hưởng đến quý 2. Những khó khăn đó cần phải tháo gỡ ngay cho doanh nghiệp.
Đặc biệt riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải tháo gỡ ngay những khó khăn về vốn, thị trường, chi phí, củng cố thị trường nội địa, khơi thông để giúp doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn cũng như áp dụng chính sách lãi suất thấp.
Thứ ba, rất quan trọng, đó là khâu điều hành. Điều hành vừa qua, tháng 4/2010 có linh hoạt hơn thể hiện rõ qua Nghị quyết 18 của Chính phủ, nhưng đấy mới vẫn là định hướng. Cần phải thể chế hóa nhanh, cụ thể hóa nhanh các chủ trương đã có mới thoát ra khỏi khó khăn hiện tại được. Bây giờ tất cả các giải pháp Chính phủ đưa ra phải thành hiện thực, phải biến thành hành động, muốn vậy các bộ ngành, các địa phương, các cơ sở phải cụ thể hóa ra.
Ngoài ra, phải rất linh hoạt trong điều hành, kể cả tỷ giá, lãi suất, thuế, các loại giá, không nên căn cứ một cách máy móc vào những số liệu cụ thể để điều hành. Ví dụ nhăm nhăm vào chỉ số lạm phát 7%, tăng trưởng 6,5% mà tín dụng không cho ra, những chính sách ưu đãi không có, khi cần không đáp ứng được. Đồng thời với đó là phải minh bạch, công khai, kịp thời, đồng bộ và nhất quán về chính sách.
Ông vừa nói doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong khi mục tiêu của Chính phủ là giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, có phải do cách điều hành và mục tiêu đặt ra chênh nhau hay không?
Không phải là chênh nhưng mà chưa làm được. Tức là ý đồ thì rất tốt, như việc rút lãi suất cho vay xuống 12%, rút tiền gửi xuống 10%, rất phù hợp, nhưng rút bằng cách nào? Không thể bằng mệnh lệnh mà muốn rút được, bội chi ngân sách phải giảm đi, xuất khẩu phải tăng lên, nhập khẩu phải kiểm soát chặt chẽ, hệ số ICOR cũng phải rút xuống, cán cân thanh toán và cán cân thương mại phải cải thiện.
Khi kinh tế lên, lạm phát giảm, điều kiện cung ứng vốn bằng tỷ giá và lãi suất tốt hơn thì buộc các ngân hàng phải rút lãi suất xuống.
Khi thảo luận tại tổ đã có rất nhiều ý kiến lo ngại về hệ số ICOR cao như ông vừa nói. Bỏ ra 8 đồng thì mới được 1 đồng tăng trưởng. Nếu tiếp tục thế này thì sẽ dẫn tới hệ quả như thế nào đối với nền kinh tế, thưa ông?
Thì đấy là những cái chưa sửa được: hệ số ICOR, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, cán cân vãng lai rồi bội chi ngân sách… Và nếu không sửa được, hệ quả chắc chắn lại như các năm khác: lạm phát tăng lên, kinh tế trì trệ.
TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi với báo chí trước phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế xã hội của Quốc hội sáng 27/5.
Vấn đề nào được ông quan tâm nhất khi Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội, thưa ông?
Qua thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về báo cáo bổ sung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội của Chính phủ những tháng cuối năm 2009, phải khẳng định mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế trong năm qua đã thành công. Quý 1/2010, đà khôi phục kinh tế đã được xác định và đang tăng tốc.
Điều quan trọng là chúng ta đã thấy rõ những ưu, khuyết điểm của năm 2009 và quý 1/2010, tập trung vào mấy vấn đề. Thứ nhất, những cân đối vĩ mô, kể cả bội chi ngân sách, nhập siêu, hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP - PV), cán cân thanh toán, cán cân thương mại... không những chưa được cải thiện mà còn xấu hơn.
Thứ hai là qua hai quý vừa qua, kể cả quý 4/2009, bộc lộ rõ giải pháp của chúng ta chỉ mang tính tình thế nhiều hơn. Kể cả từ lạm phát, chống lạm phát và chống tác động trong những vấn đề có tính chất lâu dài đang ngồn ngộn lên, như chỉ tiêu môi trường, văn hóa, giáo dục, y tế...
Thứ ba là điều hành trong quý 1/2010 có những vấn đề trục trặc: dồn dập tăng giá một loạt mặt hàng thiết yếu, co tín dụng lại, kể cả tỷ giá, kể cả lãi suất, kể cả điều chỉnh một số giá sát thị trường, gây ảnh hưởng ngay trong quý 1, tác động không tốt đến tâm lý doanh nghiệp và người dân.
Dân thì lo lạm phát quay lại, doanh nghiệp thì hoang mang vì vốn không có, tình hình sản xuất đình trệ. Tất cả những thứ này gây sức ép lên lạm phát và ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Phải chăng những hạn chế này xuất phát từ nhiều giải pháp còn mang nặng tính tình thế?
Không phải là tình thế mà tập trung nhiều vào tình thế. Những vấn đề đặt ra cho lâu dài thì chưa có bao nhiêu, biểu hiện ở các vấn đề các chỉ tiêu xã hội, ở tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới cơ cấu… chưa làm được bao nhiêu.
Thời gian tới cần làm rõ ba vấn đề. Chú ý cân đối vĩ mô, đảm bảo ổn định là đúng nhưng không được quên cái lâu dài, cái tầm xa như giải quyết ngay vấn đề tái cấu trúc kinh tế, đổi mới cơ cấu vùng miền, sản phẩm, cải thiện hệ số ICOR, cán cân thương mại, cán cân thanh toán... Những vấn đề này vừa là trước mắt nhưng đặc biệt cũng là vấn đề lâu dài.
Thứ hai là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Phải nói năm qua doanh nghiệp rất khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ: vốn thì ít đi, tăng dư nợ, chi phí tăng lên, lãi suất từ 6 – 7% tăng lên một lúc tới 17 – 18%, các loại giá mới đồng loạt áp cùng thời điểm gần nhau khiến doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất khó khăn và khó khăn đó ảnh hưởng đến quý 2. Những khó khăn đó cần phải tháo gỡ ngay cho doanh nghiệp.
Đặc biệt riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải tháo gỡ ngay những khó khăn về vốn, thị trường, chi phí, củng cố thị trường nội địa, khơi thông để giúp doanh nghiệp đưa hàng về nông thôn cũng như áp dụng chính sách lãi suất thấp.
Thứ ba, rất quan trọng, đó là khâu điều hành. Điều hành vừa qua, tháng 4/2010 có linh hoạt hơn thể hiện rõ qua Nghị quyết 18 của Chính phủ, nhưng đấy mới vẫn là định hướng. Cần phải thể chế hóa nhanh, cụ thể hóa nhanh các chủ trương đã có mới thoát ra khỏi khó khăn hiện tại được. Bây giờ tất cả các giải pháp Chính phủ đưa ra phải thành hiện thực, phải biến thành hành động, muốn vậy các bộ ngành, các địa phương, các cơ sở phải cụ thể hóa ra.
Ngoài ra, phải rất linh hoạt trong điều hành, kể cả tỷ giá, lãi suất, thuế, các loại giá, không nên căn cứ một cách máy móc vào những số liệu cụ thể để điều hành. Ví dụ nhăm nhăm vào chỉ số lạm phát 7%, tăng trưởng 6,5% mà tín dụng không cho ra, những chính sách ưu đãi không có, khi cần không đáp ứng được. Đồng thời với đó là phải minh bạch, công khai, kịp thời, đồng bộ và nhất quán về chính sách.
Ông vừa nói doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong khi mục tiêu của Chính phủ là giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, có phải do cách điều hành và mục tiêu đặt ra chênh nhau hay không?
Không phải là chênh nhưng mà chưa làm được. Tức là ý đồ thì rất tốt, như việc rút lãi suất cho vay xuống 12%, rút tiền gửi xuống 10%, rất phù hợp, nhưng rút bằng cách nào? Không thể bằng mệnh lệnh mà muốn rút được, bội chi ngân sách phải giảm đi, xuất khẩu phải tăng lên, nhập khẩu phải kiểm soát chặt chẽ, hệ số ICOR cũng phải rút xuống, cán cân thanh toán và cán cân thương mại phải cải thiện.
Khi kinh tế lên, lạm phát giảm, điều kiện cung ứng vốn bằng tỷ giá và lãi suất tốt hơn thì buộc các ngân hàng phải rút lãi suất xuống.
Khi thảo luận tại tổ đã có rất nhiều ý kiến lo ngại về hệ số ICOR cao như ông vừa nói. Bỏ ra 8 đồng thì mới được 1 đồng tăng trưởng. Nếu tiếp tục thế này thì sẽ dẫn tới hệ quả như thế nào đối với nền kinh tế, thưa ông?
Thì đấy là những cái chưa sửa được: hệ số ICOR, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, cán cân vãng lai rồi bội chi ngân sách… Và nếu không sửa được, hệ quả chắc chắn lại như các năm khác: lạm phát tăng lên, kinh tế trì trệ.