Giải quyết hậu sự sàn vàng
Cho đến lúc này nhiều sàn đã “dọn dẹp” và đi theo hướng khác, đa phần nhân sự cũng đã nghỉ việc và tìm nơi khác trú chân
Chỉ còn vài ngày nữa, đến 30/3, các sàn vàng phải đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ.
Cho đến lúc này nhiều sàn đã “dọn dẹp” và đi theo hướng khác, đa phần nhân sự cũng đã nghỉ việc và tìm nơi khác trú chân.
Nhân sự tự tìm hướng đi riêng
Năm 2009, Nam được mời về làm trưởng phòng tư vấn, phân tích của một công ty vàng mới ra đời. Vỏn vẹn được chín tháng, Nam phải tính chuyện ra đi sau khi có chỉ thị của Chính phủ về đóng cửa sàn vàng. Ở công ty bây giờ, số lượng nhân viên chỉ còn 30%. Công ty mới, cũng chưa có hướng đi nào chắc chắn nên nhân viên được ban giám đốc gợi ý là thôi việc để tìm việc mới.
Tuần trước Nam được giám đốc mời lên gặp để nói về chuyện giảm lương, anh không thắc mắc gì khi nguồn thu hiện giờ của công ty là không có. Nhà đầu tư chủ yếu đến rút tiền và đóng giao dịch. Nam bây giờ kiêm luôn mấy chức trưởng phòng, nhưng nói như anh thì thực ra đã hết việc để làm.
Không như Nam, Nga làm nhân viên nhận lệnh của một công ty vàng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp.HCM, được khoảng 10 tháng, nhưng khi có thông tin đóng cửa sàn, Nga đã nộp đơn xin nghỉ. Mặc dù tổng giám đốc cho biết là sẽ triển khai sản phẩm mới và khuyến khích cô ở lại, nhưng theo nhận định của Nga thì trong lúc chính sách còn nhập nhằng như hiện nay sản phẩm mới này cũng khó thành công.
Nghỉ việc nhưng Nga vẫn chưa có việc làm mới dù đã nộp đơn đến nhiều nơi. Cũng có một số nhân viên của công ty chuyển sang làm cho các sàn không chính thức, gọi Nga về làm vì cũng có kinh nghiệm, nhưng Nga sợ những sàn này lại bị đóng cửa, cô lại phải tìm việc khác. Nên thôi vậy.
Theo giám đốc một sàn vàng thì sau khi có quyết định đóng cửa sàn vàng của Ngân hàng Nhà nước, ông có liên hệ với một vài công ty chứng khoán để giới thiệu nhân sự sang làm việc, nhưng không mấy người được nhận. Nỗ lực thất bại nên ông đành khuyên nhân viên nghỉ và tự tìm việc làm mới.
Ông Nguyễn Miên Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng khoán Rồng Việt, cho biết hiện nay nhân sự sàn vàng thì nhiều nhưng khi chuyển sang chứng khoán họ thiếu các văn bằng liên quan đến tài chính và chứng khoán. Ngoài ra, họ cũng thiếu một số kiến thức về môi giới chứng khoán nên rất khó nhận vào làm việc. Vì vậy, dù một số lãnh đạo các sàn vàng giới thiệu nhân sự, ông cũng không nhận được thêm bao nhiêu người.
Cũng như ông Tuấn, giám đốc một công ty chứng khoán nhỏ cho biết công ty ông lúc nào cũng thiếu người, vì chế độ đãi ngộ không bằng các công ty lớn. Khó như vậy, nhưng việc nhận nhân sự của sàn vàng cũng không dễ vì mức lương họ đòi hỏi không thấp, trong khi chuyên môn của nhiều người không có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.
Theo phó giám đốc một ngân hàng có sàn vàng thì nhân viên của công ty được chuyển đến làm việc trong các bộ phận của ngân hàng, nhưng nếu không muốn làm thì người lao động có thể xin nghỉ việc.
Dẹp sàn, cho thuê lại mặt bằng
Đến sàn vàng vào những ngày này mới thấy rõ sự hiu hắt. Bảng điện vẫn sáng, nhân viên nhận lệnh vẫn làm việc, nhưng hầu như không có nhà đầu tư nào ngồi tại sàn, khác với không khí ồn ào của những tháng hồi giữa năm 2009, khi các sàn vàng là điểm đến của nhiều dòng tiền nhàn rỗi. Vừa bước vô sàn, bảo vệ đã chặn lại, bảo “đến sàn để đóng trạng thái thì vô, không thì về đi, ở đây hết hoạt động rồi...”.
Một số công ty chứng khoán hiện đã dừng hẳn hoạt động kinh doanh vàng qua các đại lý nhận lệnh, một số thì vẫn còn để bảng điện tử nhưng nhà đầu tư đến sàn chủ yếu là giao dịch chứng khoán.
Nhiều sàn đã ngưng hoạt động hẳn, như sàn vàng Việt Á, Sacombank-SBJ, Toàn Cầu (GGB)... vì giao dịch đã sụt giảm 90% ngay trong tuần đầu của tháng 1, tuần mà các sàn nhận được thông báo của Chính phủ. Kéo dài thời gian chỉ làm tốn thêm chi phí duy trì hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, một số sàn khác cũng đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để đóng cửa như sàn Exim-SJC của Eximbank và Công ty Vàng bạc Đá quý SJC, sàn vàng Agribank-Vina của Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam. Những sàn này đang chờ những nhà đầu tư cuối cùng tất toán tài khoản để đóng cửa.
Theo ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Eximbank, hiện nay vẫn còn một số nhà đầu tư đang chờ giá tốt để bán ra, hay mua vào nhằm tất toán tài khoản sao cho ít rủi ro nhất, nên hiện nay sàn Exim-SJC vẫn đang cho các nhà đầu tư thêm thời gian. Ngoài ra, việc mở trạng thái mới để tiếp tục đầu tư là không thực hiện nữa.Và sau khi đóng cửa, hầu như các đơn vị kinh doanh sàn vàng trực thuộc ngân hàng đều xem như bỏ hẳn mảng này chứ không tìm hướng đi khác.
Cụ thể như sàn vàng Sacombank, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sacombank-SBJ, cho biết sau khi sàn vàng đóng cửa ngày 11/2, công ty đang tính đến chuyện cho một đơn vị thành viên trong tập đoàn thuê lại mặt bằng, còn việc kinh doanh thì vẫn tiếp tục với mảng nữ trang và vàng miếng như từ trước đến nay.
Tuy chưa đóng cửa nhưng ông Châu cho biết Eximbank cũng đang tính chuyện cho thuê lại mặt bằng và bán lại các máy móc cho các đơn vị có nhu cầu chứ không chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
Trong khi đó, một số sàn vàng không trực thuộc ngân hàng như Vàng Thế Giới hay Triệu Phong... đã cho ra đời sản phẩm tư vấn đầu tư tài chính, trong đó có đầu tư chứng khoán, bất động sản... để có thể tiếp tục tồn tại sau ngày 31/3. Tuy vậy, theo đại diện của một sàn thì đây chỉ là “bước đi thay thế” vì chưa tìm được hướng phát triển thích hợp chứ không thực sự hy vọng mang lại lợi nhuận tốt như kinh doanh vàng trước đây.
“Hiện nay số lượng công ty chứng khoán là trên 100 với đội ngũ nhân viên tư vấn đông đảo thì việc một công ty vàng triển khai tư vấn đầu tư chứng khoán là không dễ dàng”, vị đại diện này cho biết. Ông cũng nói thêm rằng công ty sẽ cố gắng cầm cự thêm 3 tháng để xem lượng khách hàng nhờ tư vấn có nhiều hơn không. “Nếu bế tắc quá thì cũng đành trả mặt bằng và giải tán công ty chứ không thì không thể chịu nổi chi phí”, vị này nói thêm.
Một số sàn khác lại triển khai các sản phẩm đầu tư mới, dưới những cái tên khác như đầu tư vàng vật chất hay vàng nữ trang... nhưng thực sự vẫn thông qua hệ thống giao dịch của sàn và có tỷ lệ đặt cọc tương tự như tỷ lệ ký quỹ, phổ biến ở mức 5%. Hiện nay không dưới 5 sàn đang thực hiện phương thức này. Tuy vậy, theo nhân viên nhận lệnh của một sàn giao dịch trên, giao dịch của các sàn hiện rất trầm lắng, hợp đồng đầu tư mới ít được quan tâm như trước.
“Nhà đầu tư hiện đang chuyển sang các kênh đầu tư khác vì lo ngại Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục “thổi còi” nếu họ tiếp tục tham gia các sản phẩm mới này”, nhân viên này cho biết.
Thanh Thương (TBKTSG)
Cho đến lúc này nhiều sàn đã “dọn dẹp” và đi theo hướng khác, đa phần nhân sự cũng đã nghỉ việc và tìm nơi khác trú chân.
Nhân sự tự tìm hướng đi riêng
Năm 2009, Nam được mời về làm trưởng phòng tư vấn, phân tích của một công ty vàng mới ra đời. Vỏn vẹn được chín tháng, Nam phải tính chuyện ra đi sau khi có chỉ thị của Chính phủ về đóng cửa sàn vàng. Ở công ty bây giờ, số lượng nhân viên chỉ còn 30%. Công ty mới, cũng chưa có hướng đi nào chắc chắn nên nhân viên được ban giám đốc gợi ý là thôi việc để tìm việc mới.
Tuần trước Nam được giám đốc mời lên gặp để nói về chuyện giảm lương, anh không thắc mắc gì khi nguồn thu hiện giờ của công ty là không có. Nhà đầu tư chủ yếu đến rút tiền và đóng giao dịch. Nam bây giờ kiêm luôn mấy chức trưởng phòng, nhưng nói như anh thì thực ra đã hết việc để làm.
Không như Nam, Nga làm nhân viên nhận lệnh của một công ty vàng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp.HCM, được khoảng 10 tháng, nhưng khi có thông tin đóng cửa sàn, Nga đã nộp đơn xin nghỉ. Mặc dù tổng giám đốc cho biết là sẽ triển khai sản phẩm mới và khuyến khích cô ở lại, nhưng theo nhận định của Nga thì trong lúc chính sách còn nhập nhằng như hiện nay sản phẩm mới này cũng khó thành công.
Nghỉ việc nhưng Nga vẫn chưa có việc làm mới dù đã nộp đơn đến nhiều nơi. Cũng có một số nhân viên của công ty chuyển sang làm cho các sàn không chính thức, gọi Nga về làm vì cũng có kinh nghiệm, nhưng Nga sợ những sàn này lại bị đóng cửa, cô lại phải tìm việc khác. Nên thôi vậy.
Theo giám đốc một sàn vàng thì sau khi có quyết định đóng cửa sàn vàng của Ngân hàng Nhà nước, ông có liên hệ với một vài công ty chứng khoán để giới thiệu nhân sự sang làm việc, nhưng không mấy người được nhận. Nỗ lực thất bại nên ông đành khuyên nhân viên nghỉ và tự tìm việc làm mới.
Ông Nguyễn Miên Tuấn, Giám đốc Công ty Chứng khoán Rồng Việt, cho biết hiện nay nhân sự sàn vàng thì nhiều nhưng khi chuyển sang chứng khoán họ thiếu các văn bằng liên quan đến tài chính và chứng khoán. Ngoài ra, họ cũng thiếu một số kiến thức về môi giới chứng khoán nên rất khó nhận vào làm việc. Vì vậy, dù một số lãnh đạo các sàn vàng giới thiệu nhân sự, ông cũng không nhận được thêm bao nhiêu người.
Cũng như ông Tuấn, giám đốc một công ty chứng khoán nhỏ cho biết công ty ông lúc nào cũng thiếu người, vì chế độ đãi ngộ không bằng các công ty lớn. Khó như vậy, nhưng việc nhận nhân sự của sàn vàng cũng không dễ vì mức lương họ đòi hỏi không thấp, trong khi chuyên môn của nhiều người không có liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.
Theo phó giám đốc một ngân hàng có sàn vàng thì nhân viên của công ty được chuyển đến làm việc trong các bộ phận của ngân hàng, nhưng nếu không muốn làm thì người lao động có thể xin nghỉ việc.
Dẹp sàn, cho thuê lại mặt bằng
Đến sàn vàng vào những ngày này mới thấy rõ sự hiu hắt. Bảng điện vẫn sáng, nhân viên nhận lệnh vẫn làm việc, nhưng hầu như không có nhà đầu tư nào ngồi tại sàn, khác với không khí ồn ào của những tháng hồi giữa năm 2009, khi các sàn vàng là điểm đến của nhiều dòng tiền nhàn rỗi. Vừa bước vô sàn, bảo vệ đã chặn lại, bảo “đến sàn để đóng trạng thái thì vô, không thì về đi, ở đây hết hoạt động rồi...”.
Một số công ty chứng khoán hiện đã dừng hẳn hoạt động kinh doanh vàng qua các đại lý nhận lệnh, một số thì vẫn còn để bảng điện tử nhưng nhà đầu tư đến sàn chủ yếu là giao dịch chứng khoán.
Nhiều sàn đã ngưng hoạt động hẳn, như sàn vàng Việt Á, Sacombank-SBJ, Toàn Cầu (GGB)... vì giao dịch đã sụt giảm 90% ngay trong tuần đầu của tháng 1, tuần mà các sàn nhận được thông báo của Chính phủ. Kéo dài thời gian chỉ làm tốn thêm chi phí duy trì hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, một số sàn khác cũng đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để đóng cửa như sàn Exim-SJC của Eximbank và Công ty Vàng bạc Đá quý SJC, sàn vàng Agribank-Vina của Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam. Những sàn này đang chờ những nhà đầu tư cuối cùng tất toán tài khoản để đóng cửa.
Theo ông Đào Hồng Châu, Phó tổng giám đốc Eximbank, hiện nay vẫn còn một số nhà đầu tư đang chờ giá tốt để bán ra, hay mua vào nhằm tất toán tài khoản sao cho ít rủi ro nhất, nên hiện nay sàn Exim-SJC vẫn đang cho các nhà đầu tư thêm thời gian. Ngoài ra, việc mở trạng thái mới để tiếp tục đầu tư là không thực hiện nữa.Và sau khi đóng cửa, hầu như các đơn vị kinh doanh sàn vàng trực thuộc ngân hàng đều xem như bỏ hẳn mảng này chứ không tìm hướng đi khác.
Cụ thể như sàn vàng Sacombank, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Sacombank-SBJ, cho biết sau khi sàn vàng đóng cửa ngày 11/2, công ty đang tính đến chuyện cho một đơn vị thành viên trong tập đoàn thuê lại mặt bằng, còn việc kinh doanh thì vẫn tiếp tục với mảng nữ trang và vàng miếng như từ trước đến nay.
Tuy chưa đóng cửa nhưng ông Châu cho biết Eximbank cũng đang tính chuyện cho thuê lại mặt bằng và bán lại các máy móc cho các đơn vị có nhu cầu chứ không chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
Trong khi đó, một số sàn vàng không trực thuộc ngân hàng như Vàng Thế Giới hay Triệu Phong... đã cho ra đời sản phẩm tư vấn đầu tư tài chính, trong đó có đầu tư chứng khoán, bất động sản... để có thể tiếp tục tồn tại sau ngày 31/3. Tuy vậy, theo đại diện của một sàn thì đây chỉ là “bước đi thay thế” vì chưa tìm được hướng phát triển thích hợp chứ không thực sự hy vọng mang lại lợi nhuận tốt như kinh doanh vàng trước đây.
“Hiện nay số lượng công ty chứng khoán là trên 100 với đội ngũ nhân viên tư vấn đông đảo thì việc một công ty vàng triển khai tư vấn đầu tư chứng khoán là không dễ dàng”, vị đại diện này cho biết. Ông cũng nói thêm rằng công ty sẽ cố gắng cầm cự thêm 3 tháng để xem lượng khách hàng nhờ tư vấn có nhiều hơn không. “Nếu bế tắc quá thì cũng đành trả mặt bằng và giải tán công ty chứ không thì không thể chịu nổi chi phí”, vị này nói thêm.
Một số sàn khác lại triển khai các sản phẩm đầu tư mới, dưới những cái tên khác như đầu tư vàng vật chất hay vàng nữ trang... nhưng thực sự vẫn thông qua hệ thống giao dịch của sàn và có tỷ lệ đặt cọc tương tự như tỷ lệ ký quỹ, phổ biến ở mức 5%. Hiện nay không dưới 5 sàn đang thực hiện phương thức này. Tuy vậy, theo nhân viên nhận lệnh của một sàn giao dịch trên, giao dịch của các sàn hiện rất trầm lắng, hợp đồng đầu tư mới ít được quan tâm như trước.
“Nhà đầu tư hiện đang chuyển sang các kênh đầu tư khác vì lo ngại Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục “thổi còi” nếu họ tiếp tục tham gia các sản phẩm mới này”, nhân viên này cho biết.
Thanh Thương (TBKTSG)