Nhiều sàn vàng tìm cách tồn tại
Một công ty vàng chuẩn bị đóng cửa tại Việt Nam nhưng lại mở một công ty khác ở Campuchia
Còn hơn một tháng nữa là các sàn vàng phải chính thức đóng cửa.
Đến thời điểm này đã có một vài sàn vàng ngưng hoạt động, chủ yếu là các sàn trực thuộc ngân hàng. Một số sàn khác cũng chuẩn bị giải tán. Trong khi đó, nhiều sàn thuộc các doanh nghiệp phi ngân hàng hiện đang tìm cách... tồn tại.
Một số công ty kinh doanh vàng hiện đã công bố việc ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất thay vì vàng tài khoản ngay tại sàn, từ sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ đóng cửa sàn vàng vào ngày 30-3, và ra thông báo các ngân hàng phải ngừng cho vay đầu tư vàng.
Một nhà đầu tư vàng cho biết tuy các thông báo đưa ra là đầu tư vàng vật chất, tức là nhà đầu tư ký quỹ 100% để mua vàng, nhưng trên thực tế thông tin cụ thể đến nhà đầu tư thì chỉ phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định (phổ biến ở mức 5%), sau đó vẫn mua được số vàng với giá trị 100%.
Khi mua xong, thay vì lấy vàng nhà đầu tư ký gửi vàng nhờ công ty bán hộ, và nhà đầu tư sẽ chịu lãi suất ký gửi qua đêm đối với công ty vàng. Sau khi bán xong, nhà đầu tư sẽ nhận phần vốn của mình (ví dụ là 5%) và tiền chênh lệch.
Một số công ty khác lại dùng hình thức cho khách hàng mua vàng vật chất, nhưng là vàng giao sau, nhà đầu tư chỉ phải đặt cọc một số tiền nhất định (khoảng từ 2 đến 5%), giống như tiền ký quỹ của vàng tài khoản, nhưng chưa lấy hàng. Đến hạn phải lấy hàng mà nhà đầu tư chưa có đủ tiền để lấy thì sẽ phải chịu lãi suất ký gửi đối với công ty. Khi tìm được đối tác mua số vàng trên, nhà đầu tư bán ra, trừ các khoản lãi suất và thu lại khoản tiền đặt cọc, khoản chênh lệch về cho mình.
Ngoài sản phẩm đầu tư vàng vật chất, hiện nay một số công ty đang mở ra sản phẩm đầu tư vàng nữ trang, nhà đầu tư thay vì đặt cọc mua vàng vật chất thì có thể đặt cọc để mua vàng nữ trang 24k. Phương thức thực hiện cũng như trên.
Nhìn nhận vấn đề này, một chuyên gia trong ngành vàng cho rằng về bản chất đây vẫn giống giao dịch vàng tài khoản như từ trước đến nay các công ty vẫn thực hiện, nhưng được gọi là đầu tư vàng vật chất hay ký quỹ 100% vì bản thân các ngân hàng không cho vay như các giao dịch từ trước đến hết tháng 1 vừa rồi theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đứng ra hỗ trợ nhà đầu tư trong trường hợp này là các công ty kinh doanh vàng và giao dịch trên vẫn thực hiện thông qua sàn, nhà đầu tư có thể đặt lệnh trực tuyến, cũng có giá khớp lệnh và dựa theo giá thế giới.
Một cách thức khác nữa theo chuyên gia này là một công ty vàng chuẩn bị đóng cửa tại Việt Nam nhưng lại mở một công ty khác ở Campuchia, sau đó sẽ mở chi nhánh tại Tp.HCM. Các nhà đầu tư sẽ kinh doanh vàng bình thường như từ trước đến nay, chỉ khác là hợp đồng sẽ có hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Campuchia.
Nhà đầu tư sẽ trực tiếp đóng tiền ở Việt Nam, và bên Campuchia sẽ ứng ra, tránh được việc phải chuyển tiền qua nước này. Vì không mở công ty trong phạm vi Việt Nam nên công ty này sẽ không chịu các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, sau khi thời hạn đóng cửa sàn vàng kết thúc, các công ty kinh doanh nào vẫn tiếp tục kinh doanh, bị cơ quan nhà nước phát hiện sai phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Và ông Giàu cũng cho rằng nhà đầu tư nên cẩn trọng trước các hình thức này, vì nếu công ty bị xử lý thì nhà đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi.
Ngọc Tùng (TBKTSG)
Đến thời điểm này đã có một vài sàn vàng ngưng hoạt động, chủ yếu là các sàn trực thuộc ngân hàng. Một số sàn khác cũng chuẩn bị giải tán. Trong khi đó, nhiều sàn thuộc các doanh nghiệp phi ngân hàng hiện đang tìm cách... tồn tại.
Một số công ty kinh doanh vàng hiện đã công bố việc ra mắt sản phẩm đầu tư vàng vật chất thay vì vàng tài khoản ngay tại sàn, từ sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ đóng cửa sàn vàng vào ngày 30-3, và ra thông báo các ngân hàng phải ngừng cho vay đầu tư vàng.
Một nhà đầu tư vàng cho biết tuy các thông báo đưa ra là đầu tư vàng vật chất, tức là nhà đầu tư ký quỹ 100% để mua vàng, nhưng trên thực tế thông tin cụ thể đến nhà đầu tư thì chỉ phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định (phổ biến ở mức 5%), sau đó vẫn mua được số vàng với giá trị 100%.
Khi mua xong, thay vì lấy vàng nhà đầu tư ký gửi vàng nhờ công ty bán hộ, và nhà đầu tư sẽ chịu lãi suất ký gửi qua đêm đối với công ty vàng. Sau khi bán xong, nhà đầu tư sẽ nhận phần vốn của mình (ví dụ là 5%) và tiền chênh lệch.
Một số công ty khác lại dùng hình thức cho khách hàng mua vàng vật chất, nhưng là vàng giao sau, nhà đầu tư chỉ phải đặt cọc một số tiền nhất định (khoảng từ 2 đến 5%), giống như tiền ký quỹ của vàng tài khoản, nhưng chưa lấy hàng. Đến hạn phải lấy hàng mà nhà đầu tư chưa có đủ tiền để lấy thì sẽ phải chịu lãi suất ký gửi đối với công ty. Khi tìm được đối tác mua số vàng trên, nhà đầu tư bán ra, trừ các khoản lãi suất và thu lại khoản tiền đặt cọc, khoản chênh lệch về cho mình.
Ngoài sản phẩm đầu tư vàng vật chất, hiện nay một số công ty đang mở ra sản phẩm đầu tư vàng nữ trang, nhà đầu tư thay vì đặt cọc mua vàng vật chất thì có thể đặt cọc để mua vàng nữ trang 24k. Phương thức thực hiện cũng như trên.
Nhìn nhận vấn đề này, một chuyên gia trong ngành vàng cho rằng về bản chất đây vẫn giống giao dịch vàng tài khoản như từ trước đến nay các công ty vẫn thực hiện, nhưng được gọi là đầu tư vàng vật chất hay ký quỹ 100% vì bản thân các ngân hàng không cho vay như các giao dịch từ trước đến hết tháng 1 vừa rồi theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đứng ra hỗ trợ nhà đầu tư trong trường hợp này là các công ty kinh doanh vàng và giao dịch trên vẫn thực hiện thông qua sàn, nhà đầu tư có thể đặt lệnh trực tuyến, cũng có giá khớp lệnh và dựa theo giá thế giới.
Một cách thức khác nữa theo chuyên gia này là một công ty vàng chuẩn bị đóng cửa tại Việt Nam nhưng lại mở một công ty khác ở Campuchia, sau đó sẽ mở chi nhánh tại Tp.HCM. Các nhà đầu tư sẽ kinh doanh vàng bình thường như từ trước đến nay, chỉ khác là hợp đồng sẽ có hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Campuchia.
Nhà đầu tư sẽ trực tiếp đóng tiền ở Việt Nam, và bên Campuchia sẽ ứng ra, tránh được việc phải chuyển tiền qua nước này. Vì không mở công ty trong phạm vi Việt Nam nên công ty này sẽ không chịu các quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, sau khi thời hạn đóng cửa sàn vàng kết thúc, các công ty kinh doanh nào vẫn tiếp tục kinh doanh, bị cơ quan nhà nước phát hiện sai phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Và ông Giàu cũng cho rằng nhà đầu tư nên cẩn trọng trước các hình thức này, vì nếu công ty bị xử lý thì nhà đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi.
Ngọc Tùng (TBKTSG)