Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo: “Chưa làm được nhiều”
Công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có chiều hướng gia tăng
Cùng với báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, báo cáo công tác dân nguyện năm 2010 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm nay (27/9) dường như đã “tô đậm” thêm những bất cập trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư của công dân.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, trong năm, công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có chiều hướng gia tăng cả về số lượt người và số đoàn đông người.
Các cơ quan của Quốc hội đã tiếp nhận 22.712 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, chuyển 989 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và nhận được 786 văn bản trả lời.
Tại địa phương, các đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã nhận 14.213 đơn thư và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 4.656 đơn thư. Số văn bản trả lời đã nhận được là 2.463, đạt 58,2% và tăng 1,8% so với năm 2009.
Không khó để nhận thấy điểm chung giữa báo cáo của Ban Dân nguyện với báo cáo của Chính phủ là nội dung đơn khiếu nại về hành chính (chiếm 62,4%) chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi lại đất cũ. Còn đơn thư tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, cố ý làm trái gây thất thoát tài sản của Nhà nước…
52,3 % số đơn thư các đoàn đại biểu Quốc hội nhận được cũng có nội dung liên quan đến nhà đất.
“Tuy đã được quan tâm”, song việc xử lý đơn thư, theo Ban Dân nguyện, vẫn còn hạn chế. Đó là, số lượng đơn thư chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa nhiều, chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc nghiên cứu, đánh giá kết quả giải quyết cũng chưa được chú trọng, do đó hạn chế đến việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng giải quyết của các cơ quan đã nhận đơn, thư.
Đặc biệt, công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo “chưa làm được nhiều”. Một số kiến nghị sau giám sát chưa được các cơ quan nghiêm túc thực hiện nhưng các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội chưa tích cực đôn đốc, kiến nghị xử lý trách nhiệm nên hiệu quả giám sát chưa cao, báo cáo nêu rõ.
Cũng liên quan đến giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, ngay trước đánh giá của của Ban Dân nguyện, Chính phủ đã dành trọn 1 trang trong bản báo cáo gần 12 trang để “tự kiểm điểm” những “tồn tại, yếu kém, khuyết điểm” trong công tác này.
Chính phủ đánh giá, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được phát huy. Có không ít nơi chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của dân, tạo nhiều mâu thuẫn, bất bình trong dân, từ đó làm cho dân mất lòng tin vào chính quyền, nhất là ở cấp cơ sở, huyện, thị.
“Bên cạnh đó có những nơi vì bảo thủ, không chịu nhận thức đúng thực tế, không có trách nhiệm và lắng nghe dân, nên quyết định giải quyết không được dân đồng tình”.
Cũng theo báo cáo của Chính phủ, việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư còn nhiều sai sót, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn hạn chế…
Như vậy, cũng dễ hiểu về sự “sốt ruột” của không ít vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi mà qua hai bản báo cáo thì những yếu kém, bất cập đã bộc lộ từ khâu tiếp dân đến quá trình thực hiện, kiểm tra, giám sát. Trong khi những kiến nghị về giải pháp lại “không mới”, theo nhận xét của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Ủy ban này cũng không đồng ý với đề nghị của Chính phủ là xem xét báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng năm vào kỳ họp đầu của năm sau cho thống nhất với niên độ báo cáo của ngành. Vì “ điều quan trọng số 1 không phải là thời điểm báo cáo mà vấn đề quan trọng là chất lượng báo cáo như thế nào”.
Bàn thêm về giải pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn nhấn mạnh rằng, phải sửa Luật Đất đai càng nhanh càng tốt, chừng nào không sửa Luật Đất đai thì không thể thay đổi thực trạng. Ông Đàn cũng đề nghị xem lại Nghị định 69 có liên quan đến quy định mới về đền bù giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, theo Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng thì “đừng nghĩ rằng sửa được chính sách trong Luật Đất đai thì khiếu nại tố cáo giảm đi”. Bởi như Nghị định 69, tăng mức đền bù gấp 1,5 đến 5 lần, người bị thu hồi sau được lợi hơn những người trước, khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ tiếp tục gia tăng”, ông Vượng phân tích.
Theo ông Vượng, để giải quyết, vấn đề cốt lõi nằm ở bộ máy cán bộ. Khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài chỉ được giải quyết khi tập trung được một bộ máy có đủ năng lực với lực lượng cán bộ tập hợp từ các bộ, ngành liên quan.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình đề nghị, với 152 vụ việc phức tạp kéo dài (Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, thậm chí có vụ Thủ tướng đã chỉ đạo) cần tập trung giải quyết dứt điểm trong năm tới.
Theo ông Bình, với các vụ việc này không nên nói, chỉ đạo địa phương tập trung giải quyết, bởi “địa phương đã giải quyết mãi rồi nhưng không được”. Tới đây, Thanh tra Chính phủ cần làm đầu mối phối hợp với các cơ quan bao gồm cả Quốc hội để giải quyết dứt điểm, không thể để kéo dài thêm.
“Năm tới hễ có đơn mới thì phải giải quyết ngay không kéo dài và công khai kết quả lên báo đài”, ông Bình̃ đề nghị với thái độ dứt khoát.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cho biết, trong năm, công dân trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có chiều hướng gia tăng cả về số lượt người và số đoàn đông người.
Các cơ quan của Quốc hội đã tiếp nhận 22.712 đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, chuyển 989 vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và nhận được 786 văn bản trả lời.
Tại địa phương, các đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã nhận 14.213 đơn thư và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 4.656 đơn thư. Số văn bản trả lời đã nhận được là 2.463, đạt 58,2% và tăng 1,8% so với năm 2009.
Không khó để nhận thấy điểm chung giữa báo cáo của Ban Dân nguyện với báo cáo của Chính phủ là nội dung đơn khiếu nại về hành chính (chiếm 62,4%) chủ yếu liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đòi lại đất cũ. Còn đơn thư tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, cố ý làm trái gây thất thoát tài sản của Nhà nước…
52,3 % số đơn thư các đoàn đại biểu Quốc hội nhận được cũng có nội dung liên quan đến nhà đất.
“Tuy đã được quan tâm”, song việc xử lý đơn thư, theo Ban Dân nguyện, vẫn còn hạn chế. Đó là, số lượng đơn thư chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa nhiều, chưa thường xuyên theo dõi, đôn đốc, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc nghiên cứu, đánh giá kết quả giải quyết cũng chưa được chú trọng, do đó hạn chế đến việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng giải quyết của các cơ quan đã nhận đơn, thư.
Đặc biệt, công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo “chưa làm được nhiều”. Một số kiến nghị sau giám sát chưa được các cơ quan nghiêm túc thực hiện nhưng các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội chưa tích cực đôn đốc, kiến nghị xử lý trách nhiệm nên hiệu quả giám sát chưa cao, báo cáo nêu rõ.
Cũng liên quan đến giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, ngay trước đánh giá của của Ban Dân nguyện, Chính phủ đã dành trọn 1 trang trong bản báo cáo gần 12 trang để “tự kiểm điểm” những “tồn tại, yếu kém, khuyết điểm” trong công tác này.
Chính phủ đánh giá, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được phát huy. Có không ít nơi chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của dân, tạo nhiều mâu thuẫn, bất bình trong dân, từ đó làm cho dân mất lòng tin vào chính quyền, nhất là ở cấp cơ sở, huyện, thị.
“Bên cạnh đó có những nơi vì bảo thủ, không chịu nhận thức đúng thực tế, không có trách nhiệm và lắng nghe dân, nên quyết định giải quyết không được dân đồng tình”.
Cũng theo báo cáo của Chính phủ, việc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được chặt chẽ và thống nhất, còn đùn đẩy trách nhiệm. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư còn nhiều sai sót, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính Nhà nước vẫn còn hạn chế…
Như vậy, cũng dễ hiểu về sự “sốt ruột” của không ít vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi mà qua hai bản báo cáo thì những yếu kém, bất cập đã bộc lộ từ khâu tiếp dân đến quá trình thực hiện, kiểm tra, giám sát. Trong khi những kiến nghị về giải pháp lại “không mới”, theo nhận xét của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Ủy ban này cũng không đồng ý với đề nghị của Chính phủ là xem xét báo cáo giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng năm vào kỳ họp đầu của năm sau cho thống nhất với niên độ báo cáo của ngành. Vì “ điều quan trọng số 1 không phải là thời điểm báo cáo mà vấn đề quan trọng là chất lượng báo cáo như thế nào”.
Bàn thêm về giải pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn nhấn mạnh rằng, phải sửa Luật Đất đai càng nhanh càng tốt, chừng nào không sửa Luật Đất đai thì không thể thay đổi thực trạng. Ông Đàn cũng đề nghị xem lại Nghị định 69 có liên quan đến quy định mới về đền bù giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, theo Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng thì “đừng nghĩ rằng sửa được chính sách trong Luật Đất đai thì khiếu nại tố cáo giảm đi”. Bởi như Nghị định 69, tăng mức đền bù gấp 1,5 đến 5 lần, người bị thu hồi sau được lợi hơn những người trước, khiếu nại, tố cáo về đất đai sẽ tiếp tục gia tăng”, ông Vượng phân tích.
Theo ông Vượng, để giải quyết, vấn đề cốt lõi nằm ở bộ máy cán bộ. Khiếu nại, tố cáo tồn đọng kéo dài chỉ được giải quyết khi tập trung được một bộ máy có đủ năng lực với lực lượng cán bộ tập hợp từ các bộ, ngành liên quan.
Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình đề nghị, với 152 vụ việc phức tạp kéo dài (Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, thậm chí có vụ Thủ tướng đã chỉ đạo) cần tập trung giải quyết dứt điểm trong năm tới.
Theo ông Bình, với các vụ việc này không nên nói, chỉ đạo địa phương tập trung giải quyết, bởi “địa phương đã giải quyết mãi rồi nhưng không được”. Tới đây, Thanh tra Chính phủ cần làm đầu mối phối hợp với các cơ quan bao gồm cả Quốc hội để giải quyết dứt điểm, không thể để kéo dài thêm.
“Năm tới hễ có đơn mới thì phải giải quyết ngay không kéo dài và công khai kết quả lên báo đài”, ông Bình̃ đề nghị với thái độ dứt khoát.