Trả lại 123 ha đất qua giải quyết khiếu nại, tố cáo
Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010
Kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 48.187 triệu đồng; 63,35 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 50.982 triệu đồng, 123 ha đất... là một số kết quả tại báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2010.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn tiếp tục tăng so với năm 2009. Các bộ, ngành và địa phương đã tiếp nhận và xử lý 157.797 đơn khiếu nại, tố cáo (tăng 29,8%) của 112.063 vụ việc (tăng 17%).
Nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực đất đai (69,9%), yêu cầu trả lại nhà đất thuộc diện cải tạo (4,66%)… Về tố cáo, nội dung tập trung vào lĩnh vực hành chính (94%), chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, nhất là trong việc quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội…
Số lượt công dân đến các cơ quan Nhà nước khiếu nại, tố cáo gia tăng với 379.989 lượt người (tăng 23,7%), khiếu kiện đông người cũng tăng 43,11% báo cáo nêu rõ.
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, đã giải quyết được 85,2% số vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, tăng 1,27% so với năm 2009.
Chính phủ nhận định, kết quả phát hiện, xử lý khiếu nại tố cáo “tốt hơn, cao hơn so với cùng kỳ năm trước”. Tuy nhiên, thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng “hiệu quả giải quyết thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu”.
Tình trạng đùn đẩy, chuyển đơn lòng vòng chưa được khắc phục, theo cơ quan thẩm tra là nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, tình hình khiếu nại, tố cáo không giảm và vẫn diễn biến phức tạp phản ánh tình trạng kém hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, về năng lực, trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, còn có tình trạng lợi ích của người dân không được xem xét cẩn trọng khi giải quyết các lợi ích: Nhà nước - công dân - doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải được đánh giá đúng và làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, từ đó có giải pháp phù hợp, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Về các giải pháp được nêu tại báo cáo của Chính phủ, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng “đã được nêu ra từ nhiều năm trước nhưng chưa có đánh giá kết quả thực hiện thế nào”. Đồng thời, chưa phân tích, đánh giá đầy đủ, nhất là về thực trạng đơn thư phát sinh trong năm 2010 cũng như đơn thư tồn đọng kéo dài từ năm trước.
Theo cơ quan thẩm tra “nếu tiếp tục duy trì những nội dung báo cáo như vậy thì không có nhiều ý nghĩa cho việc đánh giá về tình hình khiếu nại, tố cáo, đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao chất lượng công tác giải quyết, khiếu naik, tố cáo, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Tại phiên họp thứ 35, khai mạc sáng nay (27/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo này của Chính phủ cùng báo cáo về công tác dân nguyện năm 2010.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn tiếp tục tăng so với năm 2009. Các bộ, ngành và địa phương đã tiếp nhận và xử lý 157.797 đơn khiếu nại, tố cáo (tăng 29,8%) của 112.063 vụ việc (tăng 17%).
Nội dung khiếu nại chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực đất đai (69,9%), yêu cầu trả lại nhà đất thuộc diện cải tạo (4,66%)… Về tố cáo, nội dung tập trung vào lĩnh vực hành chính (94%), chủ yếu tố cáo cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, nhất là trong việc quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội…
Số lượt công dân đến các cơ quan Nhà nước khiếu nại, tố cáo gia tăng với 379.989 lượt người (tăng 23,7%), khiếu kiện đông người cũng tăng 43,11% báo cáo nêu rõ.
Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, đã giải quyết được 85,2% số vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, tăng 1,27% so với năm 2009.
Chính phủ nhận định, kết quả phát hiện, xử lý khiếu nại tố cáo “tốt hơn, cao hơn so với cùng kỳ năm trước”. Tuy nhiên, thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng “hiệu quả giải quyết thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu”.
Tình trạng đùn đẩy, chuyển đơn lòng vòng chưa được khắc phục, theo cơ quan thẩm tra là nguyên nhân làm cho tình hình khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, tình hình khiếu nại, tố cáo không giảm và vẫn diễn biến phức tạp phản ánh tình trạng kém hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, về năng lực, trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức.
Bên cạnh đó, còn có tình trạng lợi ích của người dân không được xem xét cẩn trọng khi giải quyết các lợi ích: Nhà nước - công dân - doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải được đánh giá đúng và làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên, từ đó có giải pháp phù hợp, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.
Về các giải pháp được nêu tại báo cáo của Chính phủ, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng “đã được nêu ra từ nhiều năm trước nhưng chưa có đánh giá kết quả thực hiện thế nào”. Đồng thời, chưa phân tích, đánh giá đầy đủ, nhất là về thực trạng đơn thư phát sinh trong năm 2010 cũng như đơn thư tồn đọng kéo dài từ năm trước.
Theo cơ quan thẩm tra “nếu tiếp tục duy trì những nội dung báo cáo như vậy thì không có nhiều ý nghĩa cho việc đánh giá về tình hình khiếu nại, tố cáo, đề xuất các giải pháp cho việc nâng cao chất lượng công tác giải quyết, khiếu naik, tố cáo, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Tại phiên họp thứ 35, khai mạc sáng nay (27/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo này của Chính phủ cùng báo cáo về công tác dân nguyện năm 2010.