Giãn tiến độ giai đoạn hai làn xe đường Hồ Chí Minh 5 năm
Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2 làn xe đến năm 2015
Tại báo cáo về tình hình xây dựng đường Hồ Chí Minh vừa được gửi đến đại biểu, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội cho phép giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn 2 làn xe đến năm 2015 .
Với chiều dài 3.167 km, đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp thứ sáu (tháng 12/2004).
Đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô hai làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2009, Chính phủ cho biết, đường Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch.
Tại báo cáo giám sát về một số dự án, công trình quan trọng quốc gia năm 2010 trong kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa 12 vào tháng 10/2010, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội ngay tại kỳ họp đó về khả năng phải giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn hai làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với yêu cầu của Nghị quyết 38/2004/QH11).
Như vậy, đúng 1 năm sau, đề nghị này được thực hiện.
Sự chậm trễ 5 năm so với nghị quyết của Quốc hội được báo cáo là do những lý do khách quan nên việc thực hiện các dự án thành phần thuộc giai đoạn 2 chưa đáp ứng được tiến độ. Một số dự án thành phần quy mô hai làn xe phải chuyển sang đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2015.
Tại hai trang phụ lục của báo cáo, những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn hai đã được nêu khá chi tiết.
Theo đó, bên cạnh việc giải phóng mặt bằng quá chậm (có dự án chậm đến 34 tháng) thì vốn đầu tư cho một số dự án thành phần cũng chưa bố trí được.
Ngay cả đối với các dự án đang triển khai đầu tư cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu vốn. Với 68 gói thầu/5950 tỷ đồng đang phải tạm dừng chờ vốn. Và tổng số chi phí tăng thêm đến hết năm 2011 khoảng 421 tỷ đồng/5.950 tỷ đồng, chưa tính phần chi phí giải phóng mặt bằng phát sinh, theo tính toán của Chính phủ.
Nguyên nhân cuối cùng được nêu là công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chưa thật quyết liệt, một số khâu còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đánh giá hiệu quả bước đầu của con đường xuyên Việt này, Chính phủ cho rằng, những thành quả mà đường Hồ Chí Minh mang lại cho cả vùng phía Tây rộng lớn của Tổ quốc chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Trong đó có nguyên nhân từ sự hạn chế phân bố lưu lượng phương tiện từ quốc lộ 1 qua đường Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng việc con đường này chia sẻ lưu lượng giao thông với quốc lộ 1 là tất yếu, khi quốc lộ 1 hiện đang quá tải và chất lượng đường Hồ Chí Minh đã được khẳng định.
Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai kế hoạch phân luồng vận tải trên đường Hồ Chí Minh vào cuối năm nay và đầu năm sau để góp phần giảm tải cho quốc lộ 1, Chính phủ cho biết.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tăng thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ cho ngành giao thông vận tải để bố trí đủ nhu cầu đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh. Vì thực tế trong những năm vừa qua và dự kiến các năm tiếp theo chỉ bố trí được khoảng 60% nhu cầu. Do vốn bố trí cho dự án được tính trong tổng số vốn bố trí cho ngành giao thông vận tải.
Với chiều dài 3.167 km, đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp thứ sáu (tháng 12/2004).
Đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô hai làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2009, Chính phủ cho biết, đường Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch.
Tại báo cáo giám sát về một số dự án, công trình quan trọng quốc gia năm 2010 trong kỳ họp thứ tám của Quốc hội khóa 12 vào tháng 10/2010, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội ngay tại kỳ họp đó về khả năng phải giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn hai làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với yêu cầu của Nghị quyết 38/2004/QH11).
Như vậy, đúng 1 năm sau, đề nghị này được thực hiện.
Sự chậm trễ 5 năm so với nghị quyết của Quốc hội được báo cáo là do những lý do khách quan nên việc thực hiện các dự án thành phần thuộc giai đoạn 2 chưa đáp ứng được tiến độ. Một số dự án thành phần quy mô hai làn xe phải chuyển sang đầu tư trong giai đoạn 2010 – 2015.
Tại hai trang phụ lục của báo cáo, những nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ hoàn thành giai đoạn hai đã được nêu khá chi tiết.
Theo đó, bên cạnh việc giải phóng mặt bằng quá chậm (có dự án chậm đến 34 tháng) thì vốn đầu tư cho một số dự án thành phần cũng chưa bố trí được.
Ngay cả đối với các dự án đang triển khai đầu tư cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu vốn. Với 68 gói thầu/5950 tỷ đồng đang phải tạm dừng chờ vốn. Và tổng số chi phí tăng thêm đến hết năm 2011 khoảng 421 tỷ đồng/5.950 tỷ đồng, chưa tính phần chi phí giải phóng mặt bằng phát sinh, theo tính toán của Chính phủ.
Nguyên nhân cuối cùng được nêu là công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chưa thật quyết liệt, một số khâu còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Đánh giá hiệu quả bước đầu của con đường xuyên Việt này, Chính phủ cho rằng, những thành quả mà đường Hồ Chí Minh mang lại cho cả vùng phía Tây rộng lớn của Tổ quốc chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Trong đó có nguyên nhân từ sự hạn chế phân bố lưu lượng phương tiện từ quốc lộ 1 qua đường Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng việc con đường này chia sẻ lưu lượng giao thông với quốc lộ 1 là tất yếu, khi quốc lộ 1 hiện đang quá tải và chất lượng đường Hồ Chí Minh đã được khẳng định.
Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai kế hoạch phân luồng vận tải trên đường Hồ Chí Minh vào cuối năm nay và đầu năm sau để góp phần giảm tải cho quốc lộ 1, Chính phủ cho biết.
Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tăng thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ phân bổ cho ngành giao thông vận tải để bố trí đủ nhu cầu đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh. Vì thực tế trong những năm vừa qua và dự kiến các năm tiếp theo chỉ bố trí được khoảng 60% nhu cầu. Do vốn bố trí cho dự án được tính trong tổng số vốn bố trí cho ngành giao thông vận tải.