Đường Hồ Chí Minh thiếu hơn 80% vốn
Việc thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh có thể chậm hơn kế hoạch 5 năm do thiếu vốn
"Nếu Chính phủ không chỉ đạo quyết liệt trong việc giải quyết nguồn vốn và giải phóng mặt bằng thì dự án đường Hồ Chí Minh khó có thể hoàn thành toàn tuyến vào năm 2013, thậm chí cả năm 2015".
Lo ngại này đã được Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh tại báo cáo giám sát về một số dự án, công trình quan trọng quốc gia năm 2010.
Con số cụ thể được nêu ra là giai đoạn hai của dự án này (từ 2007 - 2010) cần khoảng 32.169 tỷ đồng, nhưng mới bố trí được 5.486 tỷ đồng, còn thiếu 26.683 tỷ đồng (82,9%). Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải chưa làm rõ khả năng hấp thụ vốn trái phiếu Chính phủ như dự toán của các dự án cũng như khả năng huy động vốn ODA và các nguồn vốn khác đối với các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT.
Với chiều dài 3.167 km, đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp thứ sáu (tháng 12/2004).
Đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô hai làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2009, Chính phủ cho biết, đường Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch. Song, báo cáo giám sát cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị giãn tiến độ hoàn thành đến năm 2015.
Như vậy, không chỉ “lỡ” yêu cầu nêu trong nghị quyết của Quốc hội là nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) vào năm 2010 mà theo Ủy ban thì “chắc chắn không thể thực hiện yêu cầu nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc giai đoạn 2010 – 2020 theo nghị quyết của Quốc hội”.
Qua giám sát, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo với Quốc hội về tình trạng thiếu vốn triển khai dự án, cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn cho dự án khi giai đoạn hai hoàn thành. Đồng thời, xem xét việc tiếp tục triển khai giai đoạn 3 đường Hồ Chí Minh (nâng cấp thành đường cao tốc) nếu thu xếp được nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả.
Cơ quan giám sát cũng đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội ngay tại kỳ họp thứ tám về khả năng phải giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn hai làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với yêu cầu của Nghị quyết 38/2004/QH11).
Kết quả giám sát cũng cho thấy, mặc dù chưa thông toàn tuyến nhưng dự án đường Hồ Chí Minh đã bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần giảm tải giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, đặc biệt trong mùa mưa lũ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu vùng xa, kết nối các trung tâm dân cư và đô thị.
Lo ngại này đã được Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh tại báo cáo giám sát về một số dự án, công trình quan trọng quốc gia năm 2010.
Con số cụ thể được nêu ra là giai đoạn hai của dự án này (từ 2007 - 2010) cần khoảng 32.169 tỷ đồng, nhưng mới bố trí được 5.486 tỷ đồng, còn thiếu 26.683 tỷ đồng (82,9%). Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải chưa làm rõ khả năng hấp thụ vốn trái phiếu Chính phủ như dự toán của các dự án cũng như khả năng huy động vốn ODA và các nguồn vốn khác đối với các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT.
Với chiều dài 3.167 km, đường Hồ Chí Minh là tuyến đường bộ dài nhất Việt Nam. Đây là công trình quan trọng quốc gia đã được Quốc hội khóa 11 thông qua chủ trương xây dựng tại kỳ họp thứ sáu (tháng 12/2004).
Đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuyến đường được đầu tư xây dựng với 3 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư hoàn chỉnh với quy mô hai làn xe, kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc (Hà Nội) đến Tân Cảnh (Kon Tum); giai đoạn 2 (2007 - 2010) nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và giai đoạn 3 (2010-2020) hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc.
Báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2009, Chính phủ cho biết, đường Hồ Chí Minh dự kiến đến năm 2013 mới có thể nối thông toàn tuyến. Tức là sẽ chậm hơn ba năm so với kế hoạch. Song, báo cáo giám sát cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị giãn tiến độ hoàn thành đến năm 2015.
Như vậy, không chỉ “lỡ” yêu cầu nêu trong nghị quyết của Quốc hội là nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) vào năm 2010 mà theo Ủy ban thì “chắc chắn không thể thực hiện yêu cầu nâng cấp đường Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc giai đoạn 2010 – 2020 theo nghị quyết của Quốc hội”.
Qua giám sát, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo với Quốc hội về tình trạng thiếu vốn triển khai dự án, cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn cho dự án khi giai đoạn hai hoàn thành. Đồng thời, xem xét việc tiếp tục triển khai giai đoạn 3 đường Hồ Chí Minh (nâng cấp thành đường cao tốc) nếu thu xếp được nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả.
Cơ quan giám sát cũng đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội ngay tại kỳ họp thứ tám về khả năng phải giãn tiến độ thực hiện dự án giai đoạn hai làn xe đến năm 2015 (chậm 5 năm so với yêu cầu của Nghị quyết 38/2004/QH11).
Kết quả giám sát cũng cho thấy, mặc dù chưa thông toàn tuyến nhưng dự án đường Hồ Chí Minh đã bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần giảm tải giao thông trên tuyến quốc lộ 1A, đặc biệt trong mùa mưa lũ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng sâu vùng xa, kết nối các trung tâm dân cư và đô thị.