Giới đầu cơ lại đổ xô mua Yên Nhật
Giới đầu tư toàn cầu ồ ạt chuyển vốn mua đồng Yên do lo ngại những bất ổn liên quan tới đồng Euro và đồng USD
Giới đầu tư toàn cầu ồ ạt chuyển vốn mua đồng Yên do lo ngại những bất ổn liên quan tới đồng Euro và đồng USD. Giới chức Nhật Bản đang ra sức ghìm cương sự leo thang tỷ giá để tránh tác động bất lợi đến hoạt đồng xuất khẩu hàng hóa.
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 14/7 ra cảnh báo, sức mạnh của đồng Yên thời gian gần đây không phản ánh đúng những yếu tố cơ bản của nền kinh tế Nhật. Động thái này được cho là bước đi tiếp theo của Tokyo trong một chiến dịch phát ngôn để ngăn đồng tiền tăng giá mạnh hơn.
Hôm 13/7, tỷ giá đồng USD so với Yên Nhật đã tụt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phát tín hiệu cho thấy FED sẵn sàng nới lỏng thêm chính sách tiền tệ nếu tăng trưởng kinh tế giảm tốc thêm.
“Biến động tỷ giá hiện nay không phản ánh đúng tình hình kinh tế Nhật và rất phiến diện. Nếu còn tiếp diễn, xu hướng này sẽ gây ra vấn đề. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường”, ông Noda nói.
Cảnh báo trên của ông Noda xem ra mạnh hơn những tuyên bố của ông đưa ra một ngày trước đó, khi ông cho rằng, việc đồng Yên tăng giá gần đây là “hơi phiến diện”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật không đả động gì đến chuyện can thiệp để hạ nhiệt tỷ giá, nên cảnh báo mà ông đưa ra đã không thể chặn đà leo thang của tỷ giá đồng Yên, với đồng USD tụt xuống mức đáy mới của 4 tháng là 78,45 Yên đổi 1 USD.
Đồng tiền của Nhật đang tăng giá mạnh do giới đầu tư xem đây là một kênh đầu tư có độ an toàn cao trong bối cảnh khủng hoảng nợ uy hiếp châu Âu, kinh tế Mỹ đối mặt nhiều thách thức giữa lúc các nhà làm luật chưa thể đạt thỏa thuận nâng trần nợ công. Hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service hôm 13/7 đã lên tiếng cảnh báo có thể đánh tụt điểm tín nhiệm nợ công của Mỹ nếu nước này không thể tăng trần nợ.
“Các nhà chức trách Nhật đang lo lắng không biết đồng Yên còn tăng giá đến đâu. Nhưng khó có khả năng Nhật sẽ can thiệp vào thị trường, vì một động thái như vậy khó có thể được các quốc gia khác chấp nhận”, chiến lược gia cao cấp thị trường trái phiếu và ngoại hối Makoto Noji thuộc công ty SMBC Nikko Securities ở Tokyo nói.
Đồng Yên mạnh luôn là một nỗi ám ảnh đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật, vì được cho là làm phương hại tới nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của nước này. Kinh tế Nhật đã lại rơi vào suy thoái sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3.
Khi tỷ giá đồng Yên tăng, các nhà chức trách Nhật đã liên tiếp ra cảnh báo, nhưng thị trường không tin là Bộ Tài chính nước này sẽ có hành động can thiệp. “Một động thái can thiệp của BoJ ít có khả năng thành công, vì Mỹ và châu Âu đang phát đi nhiều tin xấu”, ông Kimihiko Tomita, người đứng đầu bộ phận giao dịch ngoại hối thuộc ngân hàng State Street Bank & Trust ở Tokyo, phát biểu.
Sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3 ở Nhật, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) đã phối hợp can thiệp để chặn sự tăng giá của đồng Yên. Khi đó, đồng Yên đã đạt mức tỷ giá cao kỷ lục so với USD, với 1 USD tương đương 76,25 Yên do giới đầu cơ cho rằng, các công ty Nhật sẽ rút các tài sản ở nước ngoài về nước để phục vụ hoạt động tái thiết.
Lần gần đây nhất Nhật Bản đơn phương can thiệp để giảm tỷ giá là vào tháng 9 năm ngoái, cũng là lần can thiệp thị trường ngoại hối đầu tiên sau 6 năm của Tokyo. Hiện nay, kinh tế Nhật đang phục hồi vững sau thảm họa động đất, nên Chính phủ nước này sẽ không dễ thuyết phục G-7 về sự cần thiết của một đợt can thiệp thị trường nữa, cho dù là đơn phương.
Bởi vậy, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ nếu đồng Yên tăng giá tới mức đe dọa những dự báo cho rằng kinh tế Nhật sẽ phục hồi tương đối khi không còn những hạn chế về nguồn cung vào mùa thu năm nay.
Hôm 12/7, BoJ tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản và tăng đánh giá triển vọng của nền kinh tế trên cơ sở sản lượng của các nhà máy tăng và khả năng phục hồi niềm tin của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, BoJ cũng thừa nhận rằng, đợt tăng giá đang diễn ra của đồng Yên có thể buộc cơ quan này phải nới lỏng chính sách trong thời gian tới, sớm nhất là vào cuộc họp tiếp theo vào đầu tháng 8.
Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda hôm 14/7 ra cảnh báo, sức mạnh của đồng Yên thời gian gần đây không phản ánh đúng những yếu tố cơ bản của nền kinh tế Nhật. Động thái này được cho là bước đi tiếp theo của Tokyo trong một chiến dịch phát ngôn để ngăn đồng tiền tăng giá mạnh hơn.
Hôm 13/7, tỷ giá đồng USD so với Yên Nhật đã tụt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phát tín hiệu cho thấy FED sẵn sàng nới lỏng thêm chính sách tiền tệ nếu tăng trưởng kinh tế giảm tốc thêm.
“Biến động tỷ giá hiện nay không phản ánh đúng tình hình kinh tế Nhật và rất phiến diện. Nếu còn tiếp diễn, xu hướng này sẽ gây ra vấn đề. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ thị trường”, ông Noda nói.
Cảnh báo trên của ông Noda xem ra mạnh hơn những tuyên bố của ông đưa ra một ngày trước đó, khi ông cho rằng, việc đồng Yên tăng giá gần đây là “hơi phiến diện”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật không đả động gì đến chuyện can thiệp để hạ nhiệt tỷ giá, nên cảnh báo mà ông đưa ra đã không thể chặn đà leo thang của tỷ giá đồng Yên, với đồng USD tụt xuống mức đáy mới của 4 tháng là 78,45 Yên đổi 1 USD.
Đồng tiền của Nhật đang tăng giá mạnh do giới đầu tư xem đây là một kênh đầu tư có độ an toàn cao trong bối cảnh khủng hoảng nợ uy hiếp châu Âu, kinh tế Mỹ đối mặt nhiều thách thức giữa lúc các nhà làm luật chưa thể đạt thỏa thuận nâng trần nợ công. Hãng định mức tín nhiệm Moody’s Investors Service hôm 13/7 đã lên tiếng cảnh báo có thể đánh tụt điểm tín nhiệm nợ công của Mỹ nếu nước này không thể tăng trần nợ.
“Các nhà chức trách Nhật đang lo lắng không biết đồng Yên còn tăng giá đến đâu. Nhưng khó có khả năng Nhật sẽ can thiệp vào thị trường, vì một động thái như vậy khó có thể được các quốc gia khác chấp nhận”, chiến lược gia cao cấp thị trường trái phiếu và ngoại hối Makoto Noji thuộc công ty SMBC Nikko Securities ở Tokyo nói.
Đồng Yên mạnh luôn là một nỗi ám ảnh đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật, vì được cho là làm phương hại tới nền kinh tế hướng ra xuất khẩu của nước này. Kinh tế Nhật đã lại rơi vào suy thoái sau thảm họa động đất và sóng thần hôm 11/3.
Khi tỷ giá đồng Yên tăng, các nhà chức trách Nhật đã liên tiếp ra cảnh báo, nhưng thị trường không tin là Bộ Tài chính nước này sẽ có hành động can thiệp. “Một động thái can thiệp của BoJ ít có khả năng thành công, vì Mỹ và châu Âu đang phát đi nhiều tin xấu”, ông Kimihiko Tomita, người đứng đầu bộ phận giao dịch ngoại hối thuộc ngân hàng State Street Bank & Trust ở Tokyo, phát biểu.
Sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3 ở Nhật, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) đã phối hợp can thiệp để chặn sự tăng giá của đồng Yên. Khi đó, đồng Yên đã đạt mức tỷ giá cao kỷ lục so với USD, với 1 USD tương đương 76,25 Yên do giới đầu cơ cho rằng, các công ty Nhật sẽ rút các tài sản ở nước ngoài về nước để phục vụ hoạt động tái thiết.
Lần gần đây nhất Nhật Bản đơn phương can thiệp để giảm tỷ giá là vào tháng 9 năm ngoái, cũng là lần can thiệp thị trường ngoại hối đầu tiên sau 6 năm của Tokyo. Hiện nay, kinh tế Nhật đang phục hồi vững sau thảm họa động đất, nên Chính phủ nước này sẽ không dễ thuyết phục G-7 về sự cần thiết của một đợt can thiệp thị trường nữa, cho dù là đơn phương.
Bởi vậy, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ nếu đồng Yên tăng giá tới mức đe dọa những dự báo cho rằng kinh tế Nhật sẽ phục hồi tương đối khi không còn những hạn chế về nguồn cung vào mùa thu năm nay.
Hôm 12/7, BoJ tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản và tăng đánh giá triển vọng của nền kinh tế trên cơ sở sản lượng của các nhà máy tăng và khả năng phục hồi niềm tin của các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, BoJ cũng thừa nhận rằng, đợt tăng giá đang diễn ra của đồng Yên có thể buộc cơ quan này phải nới lỏng chính sách trong thời gian tới, sớm nhất là vào cuộc họp tiếp theo vào đầu tháng 8.