Gỡ khó cho nền kinh tế: Đã “gỡ” những gì?
Chính phủ cho rằng các giải pháp gỡ khó cho nền kinh tế đã được triển khai mạnh mẽ, nhưng cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả
Báo cáo của Chính phủ về “Đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2013” cho hay các biện pháp gỡ khó cho sản xuất kinh doanh đã được triển khai rộng khắp.
Nhưng để đánh giá được tác động thực chất của các biện pháp này thì vẫn phải... chờ!
Từ đầu năm, Quốc hội đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo sự chuyển biến ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trường.
Thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, tín dụng, tài chính - ngân sách Nhà nước, xúc tiến đầu tư và thương mại... nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.
Cụ thể, về đầu tư, đã khẩn trương hoàn thành việc phân bổ vốn đầu tư; tập trung đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong kế hoạch năm 2013; tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn; cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn năm 2012 của các dự án được giao vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011, vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 được thực hiện đến hết tháng 6/2013.
Bên cạnh đó, đã hoàn thành phân bổ 10.000 tỷ đồng bổ sung cho chương trình tín dụng đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn.
Về chính sách thu ngân sách Nhà nước, đã khẩn trương hướng dẫn và triển khai việc miễn, giảm, giãn một số khoản thuế và thu ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, sửa đổi thủ tục quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Đáng chú ý là đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, đã thực hiện gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế đối với số phải nộp quý 1/2003 và 3 tháng thời hạn nộp thuế đối với số phải nộp các quý 2-3/2013 cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; doanh nghiệp sử dụng trên 300 lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nhà ở.
Đồng thời, Chính phủ cũng đã nghiên cứu, trình Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó áp dụng từ ngày 1/7/2013 (sớm hơn 6 tháng so với lộ trình dự kiến) mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chung là 22% (giảm 3% so với hiện nay); riêng đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ áp dụng mức thuế suất là 20%; đối với thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội áp dụng mức thuế suất là 10%.
Đối với thuế giá trị gia tăng, đã thực hiện gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế đối với số phải nộp của các tháng 1, 2 và 3/2013 đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; doanh nghiệp sử dụng trên 300 lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng sắt, thép, xi măng, gạch, ngói... đang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Chính phủ cũng đã nghiên cứu, trình Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị giá tăng, trong đó giảm 50% số thuế đầu ra từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 30% số thuế đầu ra từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Một số chính sách liên quan đến thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ và tiền thuê đất cũng đã được ban hành và đi vào thực hiện.
Trong khi đó, về giải quyết nợ xấu, đã xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012; xây dựng cơ chế và phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nợ xấu do cho vay đối tượng chính sách, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước; ban hành và sửa đổi các quy định nhằm tạo khung khổ pháp lý hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ...
Tuy nhiên, Chính phủ tự đánh giá rằng do thời gian triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên chưa nhiều, nên “chưa đủ cơ sở để đánh giá đầy đủ tác động của các chính sách đến hoạt động của nền kinh tế, nhưng có thể nhận thấy các giải pháp đã đề ra là cần thiết và bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư”.
Nhưng để đánh giá được tác động thực chất của các biện pháp này thì vẫn phải... chờ!
Từ đầu năm, Quốc hội đề ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo sự chuyển biến ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước xử lý nợ xấu gắn với hỗ trợ phát triển thị trường.
Thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp về kinh tế - kỹ thuật, tín dụng, tài chính - ngân sách Nhà nước, xúc tiến đầu tư và thương mại... nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu.
Cụ thể, về đầu tư, đã khẩn trương hoàn thành việc phân bổ vốn đầu tư; tập trung đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong kế hoạch năm 2013; tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các chủ đầu tư, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu và trong khâu nghiệm thu, thanh toán vốn; cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn năm 2012 của các dự án được giao vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2011, vốn ứng trước kế hoạch năm 2013 được thực hiện đến hết tháng 6/2013.
Bên cạnh đó, đã hoàn thành phân bổ 10.000 tỷ đồng bổ sung cho chương trình tín dụng đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn.
Về chính sách thu ngân sách Nhà nước, đã khẩn trương hướng dẫn và triển khai việc miễn, giảm, giãn một số khoản thuế và thu ngân sách Nhà nước cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân gặp khó khăn, sửa đổi thủ tục quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Đáng chú ý là đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, đã thực hiện gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế đối với số phải nộp quý 1/2003 và 3 tháng thời hạn nộp thuế đối với số phải nộp các quý 2-3/2013 cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; doanh nghiệp sử dụng trên 300 lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nhà ở.
Đồng thời, Chính phủ cũng đã nghiên cứu, trình Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó áp dụng từ ngày 1/7/2013 (sớm hơn 6 tháng so với lộ trình dự kiến) mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chung là 22% (giảm 3% so với hiện nay); riêng đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ áp dụng mức thuế suất là 20%; đối với thu nhập từ đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội áp dụng mức thuế suất là 10%.
Đối với thuế giá trị gia tăng, đã thực hiện gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế đối với số phải nộp của các tháng 1, 2 và 3/2013 đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ; doanh nghiệp sử dụng trên 300 lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nhà ở và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng sắt, thép, xi măng, gạch, ngói... đang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Chính phủ cũng đã nghiên cứu, trình Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị giá tăng, trong đó giảm 50% số thuế đầu ra từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 30% số thuế đầu ra từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư - kinh doanh nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Một số chính sách liên quan đến thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ và tiền thuê đất cũng đã được ban hành và đi vào thực hiện.
Trong khi đó, về giải quyết nợ xấu, đã xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012; xây dựng cơ chế và phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nợ xấu do cho vay đối tượng chính sách, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước; ban hành và sửa đổi các quy định nhằm tạo khung khổ pháp lý hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ...
Tuy nhiên, Chính phủ tự đánh giá rằng do thời gian triển khai thực hiện các giải pháp nêu trên chưa nhiều, nên “chưa đủ cơ sở để đánh giá đầy đủ tác động của các chính sách đến hoạt động của nền kinh tế, nhưng có thể nhận thấy các giải pháp đã đề ra là cần thiết và bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư”.