Góp ý sửa Hiến pháp: Thủ tướng do dân bầu
Thêm nhiều ý kiến của nhân dân góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Đảng chịu sự giám sát của nhân dân và của Tòa án Hiến pháp, nên quy định Thủ tướng do nhân dân bầu thông qua tranh cử…, đó là một số nội dung góp ý sửa Hiến pháp đáng chú ý trên trang http://duthaoonline.quochoi.vn của Quốc hội.
Sau 6 ngày dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố, các quan điểm góp ý của nhân dân vẫn đều đặn được giới thiệu.
Theo bạn đọc Trần Phước Thịnh thì điều 1 của dự thảo Hiến pháp nên sửa lại thành: "Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng biển và vùng trời, hải đảo bao gồm cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa".
Cần nghiên cứu một cách cẩn trọng để đưa tuyên bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa vào trong Hiến pháp cũng là ý kiến của đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) khi thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012. Vị đại biểu này cho rằng, cơ hội để làm điều này đã chín muồi với những chứng cứ lịch sử rõ ràng và sự ủng hộ của phần đông dư luận thế giới.
Liên quan đến điều 4, vẫn theo bạn đọc Trần Phước Thịnh, nên sửa lại như sau: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là Đảng cầm quyền đối với Nhà nước và xã hội. 2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và của Tòa án Hiến pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Với điều 103 (sửa đổi, bổ sung điều 114) dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: “Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ”, bạn Trần Phước Thịnh cho rằng nên quy định: “Thủ tướng Chính phủ do nhân dân bầu thông qua tranh cử”.
Hội đồng Hiến pháp - một nội dung mới được đưa vào dự thảo lần này - cũng là băn khoăn của một số góp ý. Bạn Hoàng Thị Vân cho rằng, cơ chế bảo hiến mà dự thảo đưa ra khó có thể phát huy được hiệu quả. Xây dựng một cơ chế bảo hiến để phù hợp với chế độ Việt Nam là một điều rất khó. Nó phải đáp ứng cả hai yêu cầu: tính tối cao của Hiến pháp và tính tối cao của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội. Đồng thời cơ chế đó phải đảm bảo đươc tính khách quan và tinh độc lập, và tính chuyên môn.
Bạn đọc này cũng phân tích, việc xây dựng Hội đồng Hiến pháp như ở dự thảo cũng không khác với cơ chế bảo hiến hiện nay là mấy. Hội đồng bảo hiến vẫn trực thuộc Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, và chỉ có quyền kiến nghị sửa đổi những văn bản có dấu hiệu vi hiến. "Giả sử, một kiến nghị bãi bỏ văn bản luật Quốc hội vi hiến, song lại không được Quốc hội thông qua hoặc bỏ qua kiến nghị đó không xét đến, thì hiệu quả của hội đồng bảo hiến có thể được phát huy hay không?", bạn đọc đặt câu hỏi.
Để xây dựng một cơ chế bảo hiến có hiệu quả, bạn Hoàng Thị Vân đề xuất xây dựng chế độ Quốc hội hai viện: viện lập hiến và viện lập pháp, cơ chế hai viện tự kiểm tra, kiềm chế lẫn nhau. Trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho viện lập pháp có 3 mục đích: phòng ngừa sự chuyên chế của Quốc hội, đảm bảo kiểm tra đánh giá đúng đắn quá trình lập pháp của viện lập pháp, đảm bảo phán ánh đúng, trung thực ý kiến của nhân dân.
Như vậy thực hiện chế độ hai viện vừa không làm thay đổi căn bản tổ chức bộ máy nhà nước, vừa dựa trên tính tối cao của Hiến pháp, hay chính là quyền công dân để phát huy triệt để hiệu quả mô hình bảo vệ Hiến pháp, bạn Vân viết.
VnEconomy sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung góp ý đáng chú ý của bạn đọc đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong những ngày tới. Xin mời độc giả xem toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chuyên đề: Sửa Hiến pháp 1992
Sau 6 ngày dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố, các quan điểm góp ý của nhân dân vẫn đều đặn được giới thiệu.
Theo bạn đọc Trần Phước Thịnh thì điều 1 của dự thảo Hiến pháp nên sửa lại thành: "Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng biển và vùng trời, hải đảo bao gồm cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa".
Cần nghiên cứu một cách cẩn trọng để đưa tuyên bố chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa vào trong Hiến pháp cũng là ý kiến của đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) khi thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012. Vị đại biểu này cho rằng, cơ hội để làm điều này đã chín muồi với những chứng cứ lịch sử rõ ràng và sự ủng hộ của phần đông dư luận thế giới.
Liên quan đến điều 4, vẫn theo bạn đọc Trần Phước Thịnh, nên sửa lại như sau: "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là Đảng cầm quyền đối với Nhà nước và xã hội. 2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và của Tòa án Hiến pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Với điều 103 (sửa đổi, bổ sung điều 114) dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định: “Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội, là người đứng đầu Chính phủ”, bạn Trần Phước Thịnh cho rằng nên quy định: “Thủ tướng Chính phủ do nhân dân bầu thông qua tranh cử”.
Hội đồng Hiến pháp - một nội dung mới được đưa vào dự thảo lần này - cũng là băn khoăn của một số góp ý. Bạn Hoàng Thị Vân cho rằng, cơ chế bảo hiến mà dự thảo đưa ra khó có thể phát huy được hiệu quả. Xây dựng một cơ chế bảo hiến để phù hợp với chế độ Việt Nam là một điều rất khó. Nó phải đáp ứng cả hai yêu cầu: tính tối cao của Hiến pháp và tính tối cao của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - Quốc hội. Đồng thời cơ chế đó phải đảm bảo đươc tính khách quan và tinh độc lập, và tính chuyên môn.
Bạn đọc này cũng phân tích, việc xây dựng Hội đồng Hiến pháp như ở dự thảo cũng không khác với cơ chế bảo hiến hiện nay là mấy. Hội đồng bảo hiến vẫn trực thuộc Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, và chỉ có quyền kiến nghị sửa đổi những văn bản có dấu hiệu vi hiến. "Giả sử, một kiến nghị bãi bỏ văn bản luật Quốc hội vi hiến, song lại không được Quốc hội thông qua hoặc bỏ qua kiến nghị đó không xét đến, thì hiệu quả của hội đồng bảo hiến có thể được phát huy hay không?", bạn đọc đặt câu hỏi.
Để xây dựng một cơ chế bảo hiến có hiệu quả, bạn Hoàng Thị Vân đề xuất xây dựng chế độ Quốc hội hai viện: viện lập hiến và viện lập pháp, cơ chế hai viện tự kiểm tra, kiềm chế lẫn nhau. Trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho viện lập pháp có 3 mục đích: phòng ngừa sự chuyên chế của Quốc hội, đảm bảo kiểm tra đánh giá đúng đắn quá trình lập pháp của viện lập pháp, đảm bảo phán ánh đúng, trung thực ý kiến của nhân dân.
Như vậy thực hiện chế độ hai viện vừa không làm thay đổi căn bản tổ chức bộ máy nhà nước, vừa dựa trên tính tối cao của Hiến pháp, hay chính là quyền công dân để phát huy triệt để hiệu quả mô hình bảo vệ Hiến pháp, bạn Vân viết.
VnEconomy sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung góp ý đáng chú ý của bạn đọc đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong những ngày tới. Xin mời độc giả xem toàn văn dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chuyên đề: Sửa Hiến pháp 1992