Góp ý sửa Hiến pháp: "Cho dân" và "từ dân"
Việc lấy ý kiến sẽ được tiến hành dân chủ công khai theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Sáng 3/1, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim, việc tổ chức lấy ý kiến sẽ được tiến hành dân chủ công khai theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm toàn bộ dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó góp ý sâu về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo vệ tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Bên cạnh tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng sẽ tiếp nhận các ý kiến góp ý trực tiếp bằng văn bản của các tầng lớp nhân dân để tổng hợp chung, ông Kim nhấn mạnh.
Trong số các hội nghị do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì, hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài là Ủy viên ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 1/2013.
Việc lấy ý kiến nhân sĩ trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo là ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam dự kiến diễn ra nửa cuối tháng 3/2013.
Bản kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng nêu rõ hai mục đích. Thứ nhất là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Thứ hai, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống mặt trận tổ quốc Việt Nam và toàn dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Diên (Hội Cựu giáo chức Việt Nam) đã bàn thêm về hai thuật ngữ "phát huy quyền làm chủ" và "nâng cao nhận thức".
Theo ông Diên, "phát huy quyền làm chủ" khiến ông cảm thấy là "cho dân" chứ không phải "từ dân", chưa phải là tổng hợp ý chí của nhân dân. "Bây giờ dân trí cao lắm rồi, người dân đang đòi hỏi sự dân chủ thực sự nên nếu vẫn ở phạm trù cho dân thì không bảm đảm được dân chủ, theo tôi cần sửa thành đảm bảo quyền làm chủ chứ không phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân", ông Diên đề nghị.
Với mục đích "nâng cao nhận thức", ông Diên nhấn mạnh: "Hiến pháp của dân nên phải tổng hợp ý chí của dân đối với Hiến pháp này, chứ không phải có sẵn rồi, bắt dân nhận thức. Ý thức chứ không phải nhận thức, nhận thức là cho dân, phải chuyển từ cho dân sang tổng hợp ý chí của dân theo sự lãnh đạo của Đảng và Quốc hội. Đương nhiên cái gì cũng có giới hạn, nhưng việc tổ chức lấy ý kiến cần đảm bảo quyền làm chủ của dân và nâng cao ý thức của dân chứ không phải nâng cao nhận thức".
"Không bình luận thêm" song Phó chủ tịch Vũ Trọng Kim giải thích, mục đích được nêu tại kế hoạch của mặt trận là "thể hiện nguyên xi yêu cầu tại nghị quyết đã được Quốc hội biểu quyết thông qua, tôi cũng đã biểu quyết nội dung này và mặt trận cũng đã tham gia trước khi Quốc hội thông qua".
"Những điều tôi nói không chỉ là thuật ngữ, mà cần đặt vấn đề trong chỉ đạo vận động nhân dân tham gia ý kiến sửa đổi Hiến pháp thời điểm này là đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, cho dù là Quốc hội đã quyết thì cũng xin có ý kiến", ông Diên tiếp tục phát biểu.
"Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt sâu rộng toàn dân, qua đây thể hiện ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cần có cách làm tốt nhất để lấy ý kiến đông đảo tất cả các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả người Việt ở nước ngoài", Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm kết thúc hội nghị.
Theo Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim, việc tổ chức lấy ý kiến sẽ được tiến hành dân chủ công khai theo đúng phương thức tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nội dung lấy ý kiến bao gồm toàn bộ dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó góp ý sâu về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo vệ tổ quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Bên cạnh tổ chức các hội nghị để lấy ý kiến, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng sẽ tiếp nhận các ý kiến góp ý trực tiếp bằng văn bản của các tầng lớp nhân dân để tổng hợp chung, ông Kim nhấn mạnh.
Trong số các hội nghị do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam triệu tập và chủ trì, hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài là Ủy viên ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức vào giữa tháng 1/2013.
Việc lấy ý kiến nhân sĩ trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo là ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam dự kiến diễn ra nửa cuối tháng 3/2013.
Bản kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam cũng nêu rõ hai mục đích. Thứ nhất là phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Thứ hai, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống mặt trận tổ quốc Việt Nam và toàn dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thế Diên (Hội Cựu giáo chức Việt Nam) đã bàn thêm về hai thuật ngữ "phát huy quyền làm chủ" và "nâng cao nhận thức".
Theo ông Diên, "phát huy quyền làm chủ" khiến ông cảm thấy là "cho dân" chứ không phải "từ dân", chưa phải là tổng hợp ý chí của nhân dân. "Bây giờ dân trí cao lắm rồi, người dân đang đòi hỏi sự dân chủ thực sự nên nếu vẫn ở phạm trù cho dân thì không bảm đảm được dân chủ, theo tôi cần sửa thành đảm bảo quyền làm chủ chứ không phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân", ông Diên đề nghị.
Với mục đích "nâng cao nhận thức", ông Diên nhấn mạnh: "Hiến pháp của dân nên phải tổng hợp ý chí của dân đối với Hiến pháp này, chứ không phải có sẵn rồi, bắt dân nhận thức. Ý thức chứ không phải nhận thức, nhận thức là cho dân, phải chuyển từ cho dân sang tổng hợp ý chí của dân theo sự lãnh đạo của Đảng và Quốc hội. Đương nhiên cái gì cũng có giới hạn, nhưng việc tổ chức lấy ý kiến cần đảm bảo quyền làm chủ của dân và nâng cao ý thức của dân chứ không phải nâng cao nhận thức".
"Không bình luận thêm" song Phó chủ tịch Vũ Trọng Kim giải thích, mục đích được nêu tại kế hoạch của mặt trận là "thể hiện nguyên xi yêu cầu tại nghị quyết đã được Quốc hội biểu quyết thông qua, tôi cũng đã biểu quyết nội dung này và mặt trận cũng đã tham gia trước khi Quốc hội thông qua".
"Những điều tôi nói không chỉ là thuật ngữ, mà cần đặt vấn đề trong chỉ đạo vận động nhân dân tham gia ý kiến sửa đổi Hiến pháp thời điểm này là đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, cho dù là Quốc hội đã quyết thì cũng xin có ý kiến", ông Diên tiếp tục phát biểu.
"Lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp là đợt sinh hoạt sâu rộng toàn dân, qua đây thể hiện ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, cần có cách làm tốt nhất để lấy ý kiến đông đảo tất cả các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả người Việt ở nước ngoài", Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm kết thúc hội nghị.