“Hạ lãi suất mới giải quyết được các điểm nghẽn khác”
TS. Trần Hoàng Ngân: “Chính phủ phải thể hiện quyết tâm cao nhất giữa lời nói và hành động”
“Dòng tiền có được khơi thông trở lại thì mới có thế giúp nền kinh tế hoạt động trở lại được”, TS. Trần Hoàng Ngân, ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, nêu quan điểm.
Để vực dậy nền kinh tế, có ý kiến cho rằng cần ưu tiên giải quyết nợ xấu, ý kiến khác cần ưu tiên giải cứu doanh nghiệp, thị trường bất động sản... Còn theo ông, cần đặt ưu tiên vào đâu?
Nếu xem xét các vấn đề trước mắt cần ưu tiên giải quyết, thì theo tôi, cần phải giảm lãi suất ngay trong quý này, chứ không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. CPI tháng 3 tiếp tục đà giảm, giúp Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh ngay lãi suất chủ đạo xuống. Các ngân hàng thương mại cũng bắt đầu giảm lãi suất cho vay, theo cùng với đó là chính sách thuế cần hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa để vực dậy nhanh nền kinh tế.
Đó là việc chúng ta có thể làm ngay và có thể mang lại kết quả ngay. Chỉ hạ lãi suất mới có thể giải quyết được các điểm nghẽn khác của nền kinh tế như hàng tồn kho, nợ xấu, thị trường bất động sản... Bởi vì, một khi lãi suất được điều chỉnh giảm dần xuống mức hợp lý hơn, sẽ kích cầu về đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng...
Lãi suất cho vay của các ngân hàng cần giảm thêm thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động được. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, lãi suất cho vay cao luôn là rào cản đối với các doanh nghiệp trước khi quyết định gõ cửa ngân hàng để vay vốn. Nếu điều này không được giải quyết, thì không có cách nào khiến thị trường ấm lên. Dòng tiền có được khơi thông trở lại thì mới có thế giúp nền kinh tế hoạt động trở lại được.
Chính phủ khi ban hành các Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế năm 2013, đã kỳ vọng rằng với các nhóm giải pháp được đề ra trong Nghị quyết, sẽ giúp nền kinh tế năm nay đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Ông có nghĩ như vậy?
Để đạt được mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ cần có nhóm giải pháp ngắn hạn, trước mắt để giải quyết nhanh những điểm nghẽn, những nút thắt trong nền kinh tế, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho, để dòng tiền đến nơi cần vốn sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết nợ xấu và tạo công ăn việc làm.
Đồng thời cũng cần có nhóm giải pháp dài hạn và liên tục để tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, tăng năng suất lao động. Qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân.
Các nghị quyết mà Chính phủ đã ban hành đều đã có đầy đủ các giải pháp cả cho ngắn hạn và dài hạn này. Tôi tin là nếu được triển khai đồng bộ, quyết liệt với quyết tâm cao và đồng thuận, sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 mà Quốc hội đã thông qua.
Tuy nhiên, khó khăn kép mà nền kinh tế năm 2013 đối mặt, bên cạnh những áp lực về nợ xấu, doanh nghiệp chết hàng loạt, sự chậm chạp trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế... là áp lực khôi phục niềm tin.
Với câu chuyện khôi phục niềm tin, Chính phủ phải thể hiện quyết tâm cao nhất giữa lời nói và hành động. Chính sách phải ổn định và nhất quán, điều hành và thông tin của các thành viên Chính phủ đối với thị trường là đồng bộ, đồng thuận và cùng mục tiêu chung. Nhưng điều này, vốn đã luôn là điểm yếu trong điều hành của Chính phủ
Trong lúc khôi phục niềm tin, như ông có nhận xét là rất khó, thì các động thái ra tay với thị trường bất động sản, liệu có thể khiến niềm tin này suy giảm?
Thị trường bất động sản hiện nay đang được bàn luận đến là một thị trường “buồn - đau - sốc”. Tôi cho rằng các giải pháp mà Chính phủ hướng đến thị trường này, là để tái cơ cấu thị trường bất động sản song song với tái cơ cấu thị trường tài chính trong tái cơ cấu nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là không chỉ làm ấm lên, mà tập trung cấu trúc lại, tổ chức lại thị trường, từ khâu quy hoạch, thiết kế, xây dựng, phân phối đến khâu phân phối tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, tổ chức quản trị điều hành...
Và muốn làm được như vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách về quản lý để thị trường phát triển hiệu quả hơn, đáp ứng đúng nhu cầu thực của thị trường, Nhà nước phải mạnh dạn loại bỏ những doanh nghiệp bất động sản yếu kém và có những cơ chế hỗ trợ phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
Nếu thị trường bất động sản thực sự được “cứu” theo hướng đó, tôi tin rằng không những không làm niềm tin suy giảm mà còn có tác động tích cực trong khôi phục niềm tin.
Để vực dậy nền kinh tế, có ý kiến cho rằng cần ưu tiên giải quyết nợ xấu, ý kiến khác cần ưu tiên giải cứu doanh nghiệp, thị trường bất động sản... Còn theo ông, cần đặt ưu tiên vào đâu?
Nếu xem xét các vấn đề trước mắt cần ưu tiên giải quyết, thì theo tôi, cần phải giảm lãi suất ngay trong quý này, chứ không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. CPI tháng 3 tiếp tục đà giảm, giúp Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh ngay lãi suất chủ đạo xuống. Các ngân hàng thương mại cũng bắt đầu giảm lãi suất cho vay, theo cùng với đó là chính sách thuế cần hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn nữa để vực dậy nhanh nền kinh tế.
Đó là việc chúng ta có thể làm ngay và có thể mang lại kết quả ngay. Chỉ hạ lãi suất mới có thể giải quyết được các điểm nghẽn khác của nền kinh tế như hàng tồn kho, nợ xấu, thị trường bất động sản... Bởi vì, một khi lãi suất được điều chỉnh giảm dần xuống mức hợp lý hơn, sẽ kích cầu về đầu tư cũng như kích cầu tiêu dùng...
Lãi suất cho vay của các ngân hàng cần giảm thêm thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động được. Trong bối cảnh thị trường khó khăn, lãi suất cho vay cao luôn là rào cản đối với các doanh nghiệp trước khi quyết định gõ cửa ngân hàng để vay vốn. Nếu điều này không được giải quyết, thì không có cách nào khiến thị trường ấm lên. Dòng tiền có được khơi thông trở lại thì mới có thế giúp nền kinh tế hoạt động trở lại được.
Chính phủ khi ban hành các Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế năm 2013, đã kỳ vọng rằng với các nhóm giải pháp được đề ra trong Nghị quyết, sẽ giúp nền kinh tế năm nay đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội đã đề ra. Ông có nghĩ như vậy?
Để đạt được mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ cần có nhóm giải pháp ngắn hạn, trước mắt để giải quyết nhanh những điểm nghẽn, những nút thắt trong nền kinh tế, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho, để dòng tiền đến nơi cần vốn sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết nợ xấu và tạo công ăn việc làm.
Đồng thời cũng cần có nhóm giải pháp dài hạn và liên tục để tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, tăng năng suất lao động. Qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân.
Các nghị quyết mà Chính phủ đã ban hành đều đã có đầy đủ các giải pháp cả cho ngắn hạn và dài hạn này. Tôi tin là nếu được triển khai đồng bộ, quyết liệt với quyết tâm cao và đồng thuận, sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013 mà Quốc hội đã thông qua.
Tuy nhiên, khó khăn kép mà nền kinh tế năm 2013 đối mặt, bên cạnh những áp lực về nợ xấu, doanh nghiệp chết hàng loạt, sự chậm chạp trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế... là áp lực khôi phục niềm tin.
Với câu chuyện khôi phục niềm tin, Chính phủ phải thể hiện quyết tâm cao nhất giữa lời nói và hành động. Chính sách phải ổn định và nhất quán, điều hành và thông tin của các thành viên Chính phủ đối với thị trường là đồng bộ, đồng thuận và cùng mục tiêu chung. Nhưng điều này, vốn đã luôn là điểm yếu trong điều hành của Chính phủ
Trong lúc khôi phục niềm tin, như ông có nhận xét là rất khó, thì các động thái ra tay với thị trường bất động sản, liệu có thể khiến niềm tin này suy giảm?
Thị trường bất động sản hiện nay đang được bàn luận đến là một thị trường “buồn - đau - sốc”. Tôi cho rằng các giải pháp mà Chính phủ hướng đến thị trường này, là để tái cơ cấu thị trường bất động sản song song với tái cơ cấu thị trường tài chính trong tái cơ cấu nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là không chỉ làm ấm lên, mà tập trung cấu trúc lại, tổ chức lại thị trường, từ khâu quy hoạch, thiết kế, xây dựng, phân phối đến khâu phân phối tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, tổ chức quản trị điều hành...
Và muốn làm được như vậy, cơ quan quản lý nhà nước phải thay đổi tư duy quản lý, cải cách về quản lý để thị trường phát triển hiệu quả hơn, đáp ứng đúng nhu cầu thực của thị trường, Nhà nước phải mạnh dạn loại bỏ những doanh nghiệp bất động sản yếu kém và có những cơ chế hỗ trợ phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
Nếu thị trường bất động sản thực sự được “cứu” theo hướng đó, tôi tin rằng không những không làm niềm tin suy giảm mà còn có tác động tích cực trong khôi phục niềm tin.