Hà Nội nhìn lại mình sau 5 năm mở rộng
Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính
Theo kế hoạch, ngày 31/7, UBND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 5 năm mở rộng địa giới hành chính thủ đô.
Ngày 1/8/2008, Thủ đô Hà Nội chính thức được mở rộng sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số khu vực thuộc tỉnh Hoà Bình, đưa diện tích của Hà Nội lên tới hơn 3.300 km2 và trở thành một trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính.
Từ năm 1961 đến nay, Hà Nội đã qua ba lần điều chỉnh địa giới hành chính, đó là các năm 1961 và 1978 điều chỉnh mở rộng, năm 1991 điều chỉnh thu hẹp, nhưng đây là lần đầu tiên việc nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội được tiến hành trên cơ sở đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô.
Theo đánh giá của lãnh đạo Hà Nội, sau 5 năm thực hiện mở rộng, Hà Nội đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, đặc biệt là về mặt kinh tế. Sau 5 năm, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm.
Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị cho biết thời gian đầu hợp nhất thì thu nhập của Hà Nội được 2.000 USD/người, Hà Tây 250 USD/người/năm, nhưng đến năm 2012, mức thu nhập bình quân của 7 triệu dân đã đạt trên 2.200 USD/năm.
Số khách du lịch đến Hà Nội tăng hàng năm 6,3%, đóng góp cho nền kinh tế đất nước với mức 10% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13% giá trị sản xuất công nghiệp và 23% tổng vốn đầu tư xã hội. Kinh tế thủ đô giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế phía Bắc.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận thực tế của Hà Nội sau 5 năm mở rộng, đó là kinh tế Thủ đô tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có vẫn còn nhiều hạn chế.
Cùng với đó là hàng loạt các vấn đề mới phát sinh, từ nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, khả năng tổ chức thực hiện, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…gây nhiều bức xúc đối với nhân dân Thủ đô.
Đặc biệt, sau khi Hà Nội mở rộng, dân số cơ học tăng nhanh đang gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và quản lý đô thị, tăng áp lực về khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, việc làm, nhà ở, quản lý dân cư đô thị. Hàng loạt bài toán về áp lực giao thông, hạ tầng… đang cần các nhà hoạch định chính sách và quản lý của Hà Nội hoá giải.
Đánh giá về việc mở rộng Hà Nội sau 5 năm, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “đó là một quyết định đúng đắn của Quốc hội”.
Trong thời gian qua và tới đây, Chính phủ sẽ quan tâm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, kiến nghị của Hà Nội và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm trên địa bàn, giao Thành phố.
Theo Phó thủ tướng, một trong những nhiệm vụ quan trọng khi mở rộng Thủ đô Hà Nội là sắp xếp di dời cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học ra ngoài khu vực nội thành, tuy nhiên việc triển khai còn chậm, chưa có lộ trình cụ thể. Vì thế, các bộ, ngành cần phối hợp đề ra lộ trình, giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.
Đặc biệt, Hà Nội cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chính quyền các cấp để đẩy mạnh hơn công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm.
Ngày 1/8/2008, Thủ đô Hà Nội chính thức được mở rộng sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số khu vực thuộc tỉnh Hoà Bình, đưa diện tích của Hà Nội lên tới hơn 3.300 km2 và trở thành một trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, đây không phải lần đầu tiên Hà Nội thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính.
Từ năm 1961 đến nay, Hà Nội đã qua ba lần điều chỉnh địa giới hành chính, đó là các năm 1961 và 1978 điều chỉnh mở rộng, năm 1991 điều chỉnh thu hẹp, nhưng đây là lần đầu tiên việc nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội được tiến hành trên cơ sở đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô.
Theo đánh giá của lãnh đạo Hà Nội, sau 5 năm thực hiện mở rộng, Hà Nội đã đạt được nhiều thành quả đáng kể, đặc biệt là về mặt kinh tế. Sau 5 năm, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm.
Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị cho biết thời gian đầu hợp nhất thì thu nhập của Hà Nội được 2.000 USD/người, Hà Tây 250 USD/người/năm, nhưng đến năm 2012, mức thu nhập bình quân của 7 triệu dân đã đạt trên 2.200 USD/năm.
Số khách du lịch đến Hà Nội tăng hàng năm 6,3%, đóng góp cho nền kinh tế đất nước với mức 10% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13% giá trị sản xuất công nghiệp và 23% tổng vốn đầu tư xã hội. Kinh tế thủ đô giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển kinh tế phía Bắc.
Tuy nhiên, lãnh đạo Hà Nội cũng thẳng thắn nhìn nhận thực tế của Hà Nội sau 5 năm mở rộng, đó là kinh tế Thủ đô tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn còn bộc lộ những yếu tố thiếu bền vững, công tác quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đất đai có vẫn còn nhiều hạn chế.
Cùng với đó là hàng loạt các vấn đề mới phát sinh, từ nguồn vốn cho nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, khả năng tổ chức thực hiện, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…gây nhiều bức xúc đối với nhân dân Thủ đô.
Đặc biệt, sau khi Hà Nội mở rộng, dân số cơ học tăng nhanh đang gây áp lực lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự và quản lý đô thị, tăng áp lực về khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, việc làm, nhà ở, quản lý dân cư đô thị. Hàng loạt bài toán về áp lực giao thông, hạ tầng… đang cần các nhà hoạch định chính sách và quản lý của Hà Nội hoá giải.
Đánh giá về việc mở rộng Hà Nội sau 5 năm, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “đó là một quyết định đúng đắn của Quốc hội”.
Trong thời gian qua và tới đây, Chính phủ sẽ quan tâm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc, kiến nghị của Hà Nội và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm trên địa bàn, giao Thành phố.
Theo Phó thủ tướng, một trong những nhiệm vụ quan trọng khi mở rộng Thủ đô Hà Nội là sắp xếp di dời cơ sở sản xuất kinh doanh, các trường đại học ra ngoài khu vực nội thành, tuy nhiên việc triển khai còn chậm, chưa có lộ trình cụ thể. Vì thế, các bộ, ngành cần phối hợp đề ra lộ trình, giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này.
Đặc biệt, Hà Nội cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chính quyền các cấp để đẩy mạnh hơn công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm.