Hai bộ cảnh báo cẩn trọng nếu nâng thuế môi trường với xăng dầu
Nhiều bộ đều góp ý Bộ Tài chính nên cân nhắc kỹ trong việc điều chỉnh khung thuế môi trường với xăng dầu
Bộ Tài chính mới đây đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó khung thuế với xăng tăng từ 4.000 - 8.000 đồng/lít, nhiên liệu bay lên 3.000 - 6.000 đồng/lít, dầu diesel (1.500 - 4.000 đồng/lít), dầu hoả (300 - 2.000 đồng/lít), dầu ma zút (900 - 4.000 đồng/lít), dầu nhờn (900 - 4.000 đồng/lít), mỡ nhờn (900 - 4.000 đồng/kg).
Thuế môi trường cho xăng sinh học ở mức thấp hơn, trong đó xăng E5 là 2.700 - 7.200 đồng/lít, xăng E10 từ 2.500 - 6.800 đồng/lít.
Góp ý về dự thảo này, Bộ Ngoại giao cho rằng Bộ Tài chính nên cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí, đồng thời bổ sung đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với phương án nâng mức sàn - mức trần biểu khung thuế của xăng trong dự thảo.
Quan điểm của Bộ Ngoại giao là Luật phải được xây dựng phù hợp với quan điểm, chủ trương của Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính về bảo vệ môi trường, mang tính răn đe với đối với một số đối tượng dùng ni lông, khuyến khích các sản phẩm xăng sinh học E5, E10. Những quy định này phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp nhận xét dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường còn sơ sài,... Báo cáo đánh giá tác động chưa nêu bật được nội dung của chính sách, không có đánh giá tác động định lượng mà chỉ sử dụng phương pháp định tính trong khi mức thuế bảo vệ môi trường lại tăng 2,5 lần so với quy định hiện hành.
Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.
“Việc điều chỉnh tăng mức thuế tối thiểu - tối đa trong biểu khung thuế cũng sẽ dẫn đến tăng mức thuế suất cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, Bộ Tư pháp nêu.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng mức nâng thuế mà Bộ Tài chính đưa trong dự thảo là quá cao. Ông cho rằng nếu nâng thuế môi trường tiếp thì sẽ gây tác động liên hoàn đến kinh tế, tác động tới giá vận tải, giá cả hàng hoá, tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lạm phát.
Ông cho rằng, năm 2017 Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát ở mức 4%, vì vậy việc tăng thuế có thể sẽ tác động không tốt đến chỉ tiêu này.
"Đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng là cách dễ nhất để thu ngân sách khi ai mua xăng là Bộ Tài chính thu ngay được tiền tươi thóc thật, nhưng tác động tới lạm phát, ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam so với các nước khác. Cần hết sức thận trọng trong việc tăng thuế môi trường với xăng dầu”, TS.Lê Đăng Doanh nói.
Thực tế, ngày 1/5/2015, sau khi tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít, tiền thuế thu vào ngân sách tăng mạnh. Năm 2015, thuế bảo vệ môi trường thu về đã tăng gấp đôi so với năm 2014 đạt 27.030 tỷ đồng. Sang năm 2016, mức thu còn tăng mạnh, đạt 42.393 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 1,5 - 4,1% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã có văn bản góp ý với Bộ Tài chính, cho rằng về dài hạn việc nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là lợi bất cập hại.
Việc tăng thuế đối với xăng dầu nhằm bù vào khoản hụt thu từ các hiệp định thương mại sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại có thể mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng mang lại lợi thế tương tự cho các doanh nghiệp ở quốc gia khác.
Nếu tăng thuế đối với xăng dầu để bù lại, thì vô hình chung, chính sách này khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài. Xăng dầu là chi phí đầu vào của nhiều ngành kinh tế, vì vậy nếu tăng sẽ tác động liên hoàn tới nền kinh tế, tăng lạm phát.
Thuế môi trường cho xăng sinh học ở mức thấp hơn, trong đó xăng E5 là 2.700 - 7.200 đồng/lít, xăng E10 từ 2.500 - 6.800 đồng/lít.
Góp ý về dự thảo này, Bộ Ngoại giao cho rằng Bộ Tài chính nên cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí, đồng thời bổ sung đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với phương án nâng mức sàn - mức trần biểu khung thuế của xăng trong dự thảo.
Quan điểm của Bộ Ngoại giao là Luật phải được xây dựng phù hợp với quan điểm, chủ trương của Nhà nước về hoàn thiện chính sách tài chính về bảo vệ môi trường, mang tính răn đe với đối với một số đối tượng dùng ni lông, khuyến khích các sản phẩm xăng sinh học E5, E10. Những quy định này phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp nhận xét dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường còn sơ sài,... Báo cáo đánh giá tác động chưa nêu bật được nội dung của chính sách, không có đánh giá tác động định lượng mà chỉ sử dụng phương pháp định tính trong khi mức thuế bảo vệ môi trường lại tăng 2,5 lần so với quy định hiện hành.
Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.
“Việc điều chỉnh tăng mức thuế tối thiểu - tối đa trong biểu khung thuế cũng sẽ dẫn đến tăng mức thuế suất cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, Bộ Tư pháp nêu.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng mức nâng thuế mà Bộ Tài chính đưa trong dự thảo là quá cao. Ông cho rằng nếu nâng thuế môi trường tiếp thì sẽ gây tác động liên hoàn đến kinh tế, tác động tới giá vận tải, giá cả hàng hoá, tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến lạm phát.
Ông cho rằng, năm 2017 Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát ở mức 4%, vì vậy việc tăng thuế có thể sẽ tác động không tốt đến chỉ tiêu này.
"Đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng là cách dễ nhất để thu ngân sách khi ai mua xăng là Bộ Tài chính thu ngay được tiền tươi thóc thật, nhưng tác động tới lạm phát, ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam so với các nước khác. Cần hết sức thận trọng trong việc tăng thuế môi trường với xăng dầu”, TS.Lê Đăng Doanh nói.
Thực tế, ngày 1/5/2015, sau khi tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít, tiền thuế thu vào ngân sách tăng mạnh. Năm 2015, thuế bảo vệ môi trường thu về đã tăng gấp đôi so với năm 2014 đạt 27.030 tỷ đồng. Sang năm 2016, mức thu còn tăng mạnh, đạt 42.393 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 1,5 - 4,1% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Trước đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã có văn bản góp ý với Bộ Tài chính, cho rằng về dài hạn việc nới khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu là lợi bất cập hại.
Việc tăng thuế đối với xăng dầu nhằm bù vào khoản hụt thu từ các hiệp định thương mại sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Việc cắt giảm thuế quan từ các hiệp định thương mại có thể mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng mang lại lợi thế tương tự cho các doanh nghiệp ở quốc gia khác.
Nếu tăng thuế đối với xăng dầu để bù lại, thì vô hình chung, chính sách này khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ nước ngoài. Xăng dầu là chi phí đầu vào của nhiều ngành kinh tế, vì vậy nếu tăng sẽ tác động liên hoàn tới nền kinh tế, tăng lạm phát.