Hai bộ lời qua tiếng lại về lỗ hổng thuế xăng dầu
Bộ Công Thương lên tiếng sau phát ngôn của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính
Bộ Công Thương vừa chính thức lên tiếng về câu chuyện “đổ lỗi” cho nhau giữa các cơ quan quản lý trong việc tạo ra lỗ hổng thuế xăng dầu, vô tình tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lãi hàng nghìn tỷ đồng, trong khi phần thua thiệt thuộc về người tiêu dùng.
Ngọn nguồn của câu chuyện “đùn đẩy trách nhiệm” nói trên, xuất phát từ một phát ngôn của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi trên truyền hình, khi ông cho rằng: “Bộ Công Thương mới là nơi chịu trách nhiệm chủ trì quyết định thuế nhập khẩu mới để tính giá cơ sở điều hành xăng dầu”.
Trong văn bản gửi tới Bộ trưởng Tài chính, do Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Võ Văn Quyền ký ngày 23/3, Bộ Công thương khẳng định: “Bộ Tài chính mới là nơi chịu chủ trì quyết định mức thuế nhập khẩu mới để tính giá cơ sở điều hành xăng dầu”.
Công văn của Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, phát ngôn của Vụ trưởng Phạm Đình Thi liên quan tới điều hành thuế xăng dầu trên báo chí vừa qua là “không đúng”.
Bởi, Bộ Công Thương cho rằng, ông Thi đã chưa hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của hai bộ và quy định tại Nghị định số 83/2014 trong việc chủ trì, phối hợp xây dựng chính sách về thuế suất thuế nhập khẩu và điều hành xăng dầu.
Cụ thể, Bộ Công Thương trích dẫn điều 36 và điều 40 - điểm b, khoản 2 của Nghị định 83 về điều hành kinh doanh xăng dầu trong nước, trong đó nêu : “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định với từng chủng loại xăng dầu”, và “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở với các mặt hàng xăng dầu”.
Bộ Công Thương chỉ nhận trách nhiệm khi được giao “chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán các mặt hàng xăng dầu”, do đó Bộ Công Thương “đã tuân thủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ và quy định của Nghị định số 83/NĐ-CP”.
Nhắc lại kỳ điều hành giá xăng dầu gần nhất ngày 21/3/2016, Bộ Công thương cũng nêu rõ, việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu khi có nhiều mức thuế suất khác nhau giữa MFN và các hiệp định thương mại tự do, việc tính giá cơ sở của Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính là mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN.
Trong văn bản của mình, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh: “Đề nghị đồng chí Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế tích cực, phối hợp trao đổi thông tin với Tổ Điều hành giá xăng dầu...để công tác chủ trì, phối hợp điều hành giá xăng dầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ của 2 Bộ đã quy định tại Nghị định 83/NĐ-CP”.
Trước đó, theo phát hiện của các chuyên gia và báo chí, chính những lỗ hổng trong chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu theo các hiệp định đã ký với ASEAN, dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối đã tranh thủ khai thác, thu được lợi nhuận trên 3.500 tỷ đồng nhờ vào sự chênh lệch trong tỷ lệ áp thuế.
Ngọn nguồn của câu chuyện “đùn đẩy trách nhiệm” nói trên, xuất phát từ một phát ngôn của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi trên truyền hình, khi ông cho rằng: “Bộ Công Thương mới là nơi chịu trách nhiệm chủ trì quyết định thuế nhập khẩu mới để tính giá cơ sở điều hành xăng dầu”.
Trong văn bản gửi tới Bộ trưởng Tài chính, do Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Võ Văn Quyền ký ngày 23/3, Bộ Công thương khẳng định: “Bộ Tài chính mới là nơi chịu chủ trì quyết định mức thuế nhập khẩu mới để tính giá cơ sở điều hành xăng dầu”.
Công văn của Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, phát ngôn của Vụ trưởng Phạm Đình Thi liên quan tới điều hành thuế xăng dầu trên báo chí vừa qua là “không đúng”.
Bởi, Bộ Công Thương cho rằng, ông Thi đã chưa hiểu đúng chức năng, nhiệm vụ của hai bộ và quy định tại Nghị định số 83/2014 trong việc chủ trì, phối hợp xây dựng chính sách về thuế suất thuế nhập khẩu và điều hành xăng dầu.
Cụ thể, Bộ Công Thương trích dẫn điều 36 và điều 40 - điểm b, khoản 2 của Nghị định 83 về điều hành kinh doanh xăng dầu trong nước, trong đó nêu : “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định với từng chủng loại xăng dầu”, và “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở với các mặt hàng xăng dầu”.
Bộ Công Thương chỉ nhận trách nhiệm khi được giao “chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá bán các mặt hàng xăng dầu”, do đó Bộ Công Thương “đã tuân thủ theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ và quy định của Nghị định số 83/NĐ-CP”.
Nhắc lại kỳ điều hành giá xăng dầu gần nhất ngày 21/3/2016, Bộ Công thương cũng nêu rõ, việc áp dụng mức thuế nhập khẩu xăng dầu trong công thức tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu khi có nhiều mức thuế suất khác nhau giữa MFN và các hiệp định thương mại tự do, việc tính giá cơ sở của Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính là mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN.
Trong văn bản của mình, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh: “Đề nghị đồng chí Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế tích cực, phối hợp trao đổi thông tin với Tổ Điều hành giá xăng dầu...để công tác chủ trì, phối hợp điều hành giá xăng dầu theo đúng chức năng, nhiệm vụ của 2 Bộ đã quy định tại Nghị định 83/NĐ-CP”.
Trước đó, theo phát hiện của các chuyên gia và báo chí, chính những lỗ hổng trong chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu theo các hiệp định đã ký với ASEAN, dẫn đến các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đầu mối đã tranh thủ khai thác, thu được lợi nhuận trên 3.500 tỷ đồng nhờ vào sự chênh lệch trong tỷ lệ áp thuế.