Hàn Quốc muốn đàm phán quân sự với Triều Tiên
Đề nghị của Seoul diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau một loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên
Hàn Quốc ngày 17/7 đã đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiên ngay trong tuần này. Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc đàm phán cấp chính phủ đầu tiên giữa hai miền kể từ cuối năm 2015.
Đề nghị trên của Seoul diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau một loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong những tuần gần đây và những hoạt động thù địch ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Hãng tin Reuters cho biết, đề xuất mà Hàn Quốc đưa ra là động thái chính thức đầu tiên của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in, người lên cầm quyền vào tháng 5/2017 với lời hứa sẽ thuyết phục Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán và sẽ gây áp lực để Bình Nhưỡng chịu giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiền vào 21/7 tại Tongilgak để chấm dứt các hoạt động thù địch - nguyên nhân gây căng thẳng quân sự tại đường giới tuyến quân sự”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk nói tại một cuộc họp báo.
Tongilgak là một tòa nhà của Triều Tiên tại ngôi làng đình chiến Panmunjom nằm ở biên giới giữa hai nước. Đây là nơi diễn ra các cuộc đàm phán liên Triều trước đây. Cuộc đàm phán cấp chính phủ gần đây nhất giữa Hàn Quốc với Triều Tiên được tổ chức vào tháng 12/2015.
Cách đây gần một tuần, Tổng thống Moon nói rằng sự cần thiết phải đàm phán với Triều Tiên để kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Thứ trưởng Suh không nói cụ thể về các hoạt động quân sự thù địch giữa hai miền Triều Tiên. Trước đây, Hàn Quốc thường sử dùng dàn loa phát thanh cỡ đại ở khu vực biên giới giữa hai nước để phát các chương trình chỉ trích Triều Tiên, trong khi Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn là một hành động chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Tổng thống Moon từng nói rằng các hoạt động quân sự thù địch nên được dừng ở biên giới hai miền vào ngày 27/7, ngày mà hai bên ký thỏa thuận đình chiến để kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.
Tổ chức Chữ thập đỏ Hàn Quốc ngày 17/7 đã đề nghị Triều Tiên đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên. Tổ chức này đề nghị đàm phán vào ngày 1/8, và nếu đàm phán thành công, các cuộc đoàn tụ có thể diễn ra vào dịp lễ Chuseok vào tháng 10 năm nay.
Bình Nhưỡng vẫn nói sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào với Seoul trừ phi Hàn Quốc trả lại 12 người phụ nữ là nhân viên phục vụ trong một nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc trốn sang Hàn Quốc vào năm ngoái. Triều Tiên nói rằng Hàn Quốc đã bắt cóc 12 người phụ nữ này và người quản lý nhà hàng, trong khi Hàn Quốc nói nhóm người này tự quyết định đào tẩu.
Từ đầu năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân, bên cạnh mật độ các vụ thử tên lửa chưa từng có tiền lệ.
Mới đầu tháng này, Triều Tiên đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tuyên bố đã thành thạo công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa. Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ nói Bình Nhưỡng chưa thể đạt tới khả năng như vậy.
Trong một động thái nhằm kiềm chế Triều Tiên, Mỹ đang chuẩn bị lệnh trừng phạt mới nhằm vào các ngân hàng và công ty Trung Quốc có giao dịch với Bình Nhưỡng - nguồn tin là hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết vào tuần trước.
Đề nghị trên của Seoul diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau một loạt vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong những tuần gần đây và những hoạt động thù địch ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Hãng tin Reuters cho biết, đề xuất mà Hàn Quốc đưa ra là động thái chính thức đầu tiên của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in, người lên cầm quyền vào tháng 5/2017 với lời hứa sẽ thuyết phục Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán và sẽ gây áp lực để Bình Nhưỡng chịu giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
“Chúng tôi đề nghị đàm phán quân sự với Triều Tiền vào 21/7 tại Tongilgak để chấm dứt các hoạt động thù địch - nguyên nhân gây căng thẳng quân sự tại đường giới tuyến quân sự”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Suh Choo-suk nói tại một cuộc họp báo.
Tongilgak là một tòa nhà của Triều Tiên tại ngôi làng đình chiến Panmunjom nằm ở biên giới giữa hai nước. Đây là nơi diễn ra các cuộc đàm phán liên Triều trước đây. Cuộc đàm phán cấp chính phủ gần đây nhất giữa Hàn Quốc với Triều Tiên được tổ chức vào tháng 12/2015.
Cách đây gần một tuần, Tổng thống Moon nói rằng sự cần thiết phải đàm phán với Triều Tiên để kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Thứ trưởng Suh không nói cụ thể về các hoạt động quân sự thù địch giữa hai miền Triều Tiên. Trước đây, Hàn Quốc thường sử dùng dàn loa phát thanh cỡ đại ở khu vực biên giới giữa hai nước để phát các chương trình chỉ trích Triều Tiên, trong khi Triều Tiên cho rằng các cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn là một hành động chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Tổng thống Moon từng nói rằng các hoạt động quân sự thù địch nên được dừng ở biên giới hai miền vào ngày 27/7, ngày mà hai bên ký thỏa thuận đình chiến để kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên vào năm 1953.
Tổ chức Chữ thập đỏ Hàn Quốc ngày 17/7 đã đề nghị Triều Tiên đàm phán về việc đoàn tụ các gia đình ly tán bởi chiến tranh Triều Tiên. Tổ chức này đề nghị đàm phán vào ngày 1/8, và nếu đàm phán thành công, các cuộc đoàn tụ có thể diễn ra vào dịp lễ Chuseok vào tháng 10 năm nay.
Bình Nhưỡng vẫn nói sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào với Seoul trừ phi Hàn Quốc trả lại 12 người phụ nữ là nhân viên phục vụ trong một nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc trốn sang Hàn Quốc vào năm ngoái. Triều Tiên nói rằng Hàn Quốc đã bắt cóc 12 người phụ nữ này và người quản lý nhà hàng, trong khi Hàn Quốc nói nhóm người này tự quyết định đào tẩu.
Từ đầu năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân, bên cạnh mật độ các vụ thử tên lửa chưa từng có tiền lệ.
Mới đầu tháng này, Triều Tiên đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tuyên bố đã thành thạo công nghệ gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa. Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ nói Bình Nhưỡng chưa thể đạt tới khả năng như vậy.
Trong một động thái nhằm kiềm chế Triều Tiên, Mỹ đang chuẩn bị lệnh trừng phạt mới nhằm vào các ngân hàng và công ty Trung Quốc có giao dịch với Bình Nhưỡng - nguồn tin là hai quan chức cấp cao của Mỹ cho biết vào tuần trước.