Hàng không châu Âu học được gì sau sự cố núi lửa?
Ước tính, vụ đình bay vừa qua ở châu Âu đã khiến ngành hàng không thiệt hại ít nhất 1,7 tỷ USD
Các chuyến bay chở khách đã bắt đầu hoạt động bình thường trở lại trên bầu trời châu Âu sau 5 ngày cấm bay vì ảnh hưởng của tro bụi núi lửa ở Iceland. Ước tính, vụ đình bay vừa qua ở châu Âu đã khiến ngành hàng không thiệt hại ít nhất 1,7 tỷ USD, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết về quy chế quản lý hoạt động hàng không chung cho toàn khu vực.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ Cơ quan kiểm soát không lưu liên chính phủ châu Âu (Eurocontrol), ngày 21/4, giao thông hàng không ở châu Âu đã đạt mức 80% so với bình thường, sau khi đã giảm xuống mức 20% vào cuối tuần trước.
Từ khi tro bụi núi lửa từ Iceland che phủ bầu trời châu Âu hôm 15/4, hơn 100.000 chuyến bay đã bị hủy bỏ, đánh dấu vụ gián đoạn giao thông đường không toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001.
Theo Hội đồng Quốc tế các sân bay châu Âu, lệnh cấm bay được ban bố ở châu lục này đã khiến ít nhất 9,5 triệu người phải dừng hoạt động đi lại. Các hãng hàng không sẽ phải mất thời gian ít nhất là hai tuần để di chuyển hết số hành khách bị kẹt này.
Hôm 19/4, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí mở cửa hầu hết các không phận trong khu vực và chỉ còn đóng cửa những khu vực bị cho là không an toàn do mật độ tập trung cao của tro bụi núi lửa. Cuối ngày 20/4, sau các chuyến bay thử nghiệm, Anh đã quyết định mở cửa trở lại không phận của nước này.
Eurocontrol cho biết, tới ngày 21/4, lệnh hạn chế bay chỉ còn áp dụng tại Phần Lan và một số khu vực ở Bắc Scotland. Theo cơ quan này, tất cả các chuyến bay tại châu Âu đã sắp lịch được thực hiện trong ngày 22/4.
Theo thông tin từ Văn phòng Khí tượng Iceland, ngọn núi lửa khiến hàng không châu Âu tê liệt suốt mấy ngày qua vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng tro bụi phun ra không còn dày đặc và đạt độ cao lớn như trước. Thay vào đó, dung nham đã bắt đầu tràn ra từ miệng núi.
Đại diện của ngành hàng không cho rằng, phản ứng bằng cách đóng cửa mọi không phận của các nhà chức trách châu Âu trước sự cố núi lửa là lúng túng và thiếu thống nhất, gây ra sự hoang mang cho các hãng hàng không và hành khách. Trong khi đó, các nhà chức trách cho rằng, họ làm vậy là tuân thủ quy định quốc tế của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế của Liên hiệp quốc.
Thực tế này cho thấy sự cấp thiết phải thực hiện dự án “bầu trời duy nhất” của EU, trong đó giao thông đường không và hoạt động giám sát giao thông đường không sẽ được điều phối giữa 27 quốc gia thành viên của khối. Hiện tại, việc đóng cửa không phận, sự di chuyển của máy bay, và hầu hết các quy định liên quan tới hoạt động bay đều do chính phủ từng nước quản lý riêng lẻ.
“Sự cố núi lửa vừa qua đã cho thấy rõ nét sự cần thiết phải hoàn thành mục tiêu bầu trời duy nhất của châu Âu”, ông Ulrich Schulte-Strathaus, Tổng thư ký Hiệp hội Hàng không châu Âu, phát biểu.
Theo kế hoạch, các quy định về bầu trời duy nhất của EU sẽ được áp dụng từ năm 2012. Cao ủy của EU về giao thông Siim Kallas cho hay, nếu các quy định này đã được áp dụng, việc mở cửa trở lại không phận ở châu Âu hôm 19/4 lẽ ra đã được thực hiện từ hôm 16/4, tránh được 4 ngày gián đoạn bay và những thiệt hại lớn về tài chính.
Ủy ban châu Âu (EC) đã phát tín hiệu cho thấy, họ sẽ thúc giục các nước thành viên tăng tốc quá trình đàm phán cho thỏa thuận bầu trời duy nhất. Các quan chức tham gia đàm phán thì cảnh báo rằng, việc cải tổ hoạt động quản lý bầu trời châu Âu sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và tốn kém.
Hiện tại, EU đã có chung sự kiểm soát đối với an toàn giao thông đường không thông qua Cơ quan An toàn hàng không châu Âu. Tuy nhiên, việc kết nối các hệ thống kiểm soát bay là một việc khó hơn nhiều, vì các hệ thống đều đã ở trong tình trạng quá tải và các tổ chức nghiệp đoàn hàng không phản đối mạnh mẽ kế hoạch kết nối này.
Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), sự cố núi lửa Iceland đã khiến ngành hàng không toàn cầu thiệt hại 1,7 tỷ USD doanh thu. Trong đó, chịu thiệt nặng nhất là các hãng hàng không ở châu Âu, với khoảng 1,34 tỷ USD.
Ngoài ra, Hội đồng Quốc tế các sân bay châu Âu cho biết, các cảng hàng không của khu vực bị thiệt hại 250 triệu Euro doanh thu. Còn theo các hãng hàng không và giới phân tích, sự cố núi lửa “gọt” ít nhất 100 triệu Euro mỗi ngày từ lợi nhuận hoạt động của các hãng hàng không châu Âu.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ Cơ quan kiểm soát không lưu liên chính phủ châu Âu (Eurocontrol), ngày 21/4, giao thông hàng không ở châu Âu đã đạt mức 80% so với bình thường, sau khi đã giảm xuống mức 20% vào cuối tuần trước.
Từ khi tro bụi núi lửa từ Iceland che phủ bầu trời châu Âu hôm 15/4, hơn 100.000 chuyến bay đã bị hủy bỏ, đánh dấu vụ gián đoạn giao thông đường không toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001.
Theo Hội đồng Quốc tế các sân bay châu Âu, lệnh cấm bay được ban bố ở châu lục này đã khiến ít nhất 9,5 triệu người phải dừng hoạt động đi lại. Các hãng hàng không sẽ phải mất thời gian ít nhất là hai tuần để di chuyển hết số hành khách bị kẹt này.
Hôm 19/4, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí mở cửa hầu hết các không phận trong khu vực và chỉ còn đóng cửa những khu vực bị cho là không an toàn do mật độ tập trung cao của tro bụi núi lửa. Cuối ngày 20/4, sau các chuyến bay thử nghiệm, Anh đã quyết định mở cửa trở lại không phận của nước này.
Eurocontrol cho biết, tới ngày 21/4, lệnh hạn chế bay chỉ còn áp dụng tại Phần Lan và một số khu vực ở Bắc Scotland. Theo cơ quan này, tất cả các chuyến bay tại châu Âu đã sắp lịch được thực hiện trong ngày 22/4.
Theo thông tin từ Văn phòng Khí tượng Iceland, ngọn núi lửa khiến hàng không châu Âu tê liệt suốt mấy ngày qua vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng tro bụi phun ra không còn dày đặc và đạt độ cao lớn như trước. Thay vào đó, dung nham đã bắt đầu tràn ra từ miệng núi.
Đại diện của ngành hàng không cho rằng, phản ứng bằng cách đóng cửa mọi không phận của các nhà chức trách châu Âu trước sự cố núi lửa là lúng túng và thiếu thống nhất, gây ra sự hoang mang cho các hãng hàng không và hành khách. Trong khi đó, các nhà chức trách cho rằng, họ làm vậy là tuân thủ quy định quốc tế của Tổ chức Hàng không dân sự quốc tế của Liên hiệp quốc.
Thực tế này cho thấy sự cấp thiết phải thực hiện dự án “bầu trời duy nhất” của EU, trong đó giao thông đường không và hoạt động giám sát giao thông đường không sẽ được điều phối giữa 27 quốc gia thành viên của khối. Hiện tại, việc đóng cửa không phận, sự di chuyển của máy bay, và hầu hết các quy định liên quan tới hoạt động bay đều do chính phủ từng nước quản lý riêng lẻ.
“Sự cố núi lửa vừa qua đã cho thấy rõ nét sự cần thiết phải hoàn thành mục tiêu bầu trời duy nhất của châu Âu”, ông Ulrich Schulte-Strathaus, Tổng thư ký Hiệp hội Hàng không châu Âu, phát biểu.
Theo kế hoạch, các quy định về bầu trời duy nhất của EU sẽ được áp dụng từ năm 2012. Cao ủy của EU về giao thông Siim Kallas cho hay, nếu các quy định này đã được áp dụng, việc mở cửa trở lại không phận ở châu Âu hôm 19/4 lẽ ra đã được thực hiện từ hôm 16/4, tránh được 4 ngày gián đoạn bay và những thiệt hại lớn về tài chính.
Ủy ban châu Âu (EC) đã phát tín hiệu cho thấy, họ sẽ thúc giục các nước thành viên tăng tốc quá trình đàm phán cho thỏa thuận bầu trời duy nhất. Các quan chức tham gia đàm phán thì cảnh báo rằng, việc cải tổ hoạt động quản lý bầu trời châu Âu sẽ là một nhiệm vụ khó khăn và tốn kém.
Hiện tại, EU đã có chung sự kiểm soát đối với an toàn giao thông đường không thông qua Cơ quan An toàn hàng không châu Âu. Tuy nhiên, việc kết nối các hệ thống kiểm soát bay là một việc khó hơn nhiều, vì các hệ thống đều đã ở trong tình trạng quá tải và các tổ chức nghiệp đoàn hàng không phản đối mạnh mẽ kế hoạch kết nối này.
Theo ước tính của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), sự cố núi lửa Iceland đã khiến ngành hàng không toàn cầu thiệt hại 1,7 tỷ USD doanh thu. Trong đó, chịu thiệt nặng nhất là các hãng hàng không ở châu Âu, với khoảng 1,34 tỷ USD.
Ngoài ra, Hội đồng Quốc tế các sân bay châu Âu cho biết, các cảng hàng không của khu vực bị thiệt hại 250 triệu Euro doanh thu. Còn theo các hãng hàng không và giới phân tích, sự cố núi lửa “gọt” ít nhất 100 triệu Euro mỗi ngày từ lợi nhuận hoạt động của các hãng hàng không châu Âu.