Hàng loạt công ty dệt may sẽ IPO
Trong 3 tháng qua, một loạt các doanh nghiệp dệt may đã tiến hành đấu giá cổ phiếu lần đầu (IPO) để cổ phần hóa
Trong 3 tháng qua, một loạt các doanh nghiệp dệt may đã tiến hành đấu giá cổ phiếu lần đầu (IPO) để cổ phần hóa.
Trong 2 tháng cuối năm và quý I/2008 sẽ có thêm khoảng hơn 20 doanh nghiệp ngành dệt may IPO. Cổ phiếu dệt may có phải đang là kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư?
Chỉ tính riêng 3 tháng qua đã có 4 doanh nghiệp thuộc ngành dệt may tiến hành IPO: Công ty Dệt gia dụng Phong Phú, Công ty Dệt vải Phong Phú, Tổng công ty May Việt Tiến và Tổng công ty Dệt - May Hà Nội. Sắp tới sẽ có Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Dệt Nam Định và Nhà máy Dệt Tân Tiến cũng tiến hành đấu giá trong tháng 11/2007.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm 2007 của cả nước tăng trưởng mạnh đạt 5,8 tỉ USD, dự kiến cả năm 2007 sẽ đạt 7,5 tỉ USD. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội như: Không bị áp dụng chế độ hạn ngạch vào thị trường Mỹ, vì vậy tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp muốn phát triển hàng dệt may vào thị trường này.
Sự cạnh tranh trên thương trường dệt may sẽ phức tạp hơn nhưng sòng phẳng hơn và các sản phẩm dệt may Việt Nam trong tương lai sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn trong thời gian tới như: ngành dệt may sử dụng một số nguyên phụ liệu chủ yếu như bông xơ... dựa vào nguồn nhập khẩu là chính, trong khi sản xuất trong nước về bông, xơ không đáp ứng được nhu cầu (bông chỉ đáp ứng được khoảng 5%, xơ tổng hợp khoảng 30%), cho nên các doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc lớn vào nhập khẩu để đảm bảo sản xuất.
Theo đánh giá của chuyên gia, hiện các doanh nghiệp sản xuất dệt - nhuộm chưa có hiệu quả, đặc biệt là chưa làm chủ được kỹ thuật, làm chất lượng vải không ổn định. Vì vậy, chưa được khách hàng tiêu thụ sản phẩm may đánh giá để có thể trở thành nhà cung cấp vải cho các doanh nghiệp may gia công trong nước chứ chưa nói đến việc gia tăng xuất khẩu vải.
Hiện vải dệt kim trong nước mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, vải dệt thoi khoảng 30%. Cũng chính vì thế mà khách hàng Mỹ thường chỉ định nhà cung cấp vải từ các nơi (như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan...) để cung cấp cho các doanh nghiệp may Việt Nam.
Hơn nữa, từ ngày 1/6/2007, Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính phủ Mỹ áp dụng chương trình giám sát đặc biệt, tự khởi xướng điều tra chống bán phá giá hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ gây ra tâm lý lo ngại, dè dặt cho khách hàng khi đặt hàng tại Việt Nam ngay từ đầu năm 2007. Giá đầu vào cao, chất lượng hàng dệt biến động, chính sách của Chính phủ Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam... sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, theo cam kết khi gia nhập WTO, các hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với ngành dệt may sẽ không còn. Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào.
Chưa hết, ngành dệt - may phải cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa với hàng hoá của các nước có nhiều lợi thế hơn Việt Nam về lao động, nguyên vật liệu, thiết kế và thương hiệu như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh...
Như vậy, có thể nhận định, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nguy cơ lớn, muốn tiếp tục tồn tại bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo các lợi thế mới trong kinh doanh.
Trong 2 tháng cuối năm và quý I/2008 sẽ có thêm khoảng hơn 20 doanh nghiệp ngành dệt may IPO. Cổ phiếu dệt may có phải đang là kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư?
Chỉ tính riêng 3 tháng qua đã có 4 doanh nghiệp thuộc ngành dệt may tiến hành IPO: Công ty Dệt gia dụng Phong Phú, Công ty Dệt vải Phong Phú, Tổng công ty May Việt Tiến và Tổng công ty Dệt - May Hà Nội. Sắp tới sẽ có Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Dệt Nam Định và Nhà máy Dệt Tân Tiến cũng tiến hành đấu giá trong tháng 11/2007.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 9 tháng đầu năm 2007 của cả nước tăng trưởng mạnh đạt 5,8 tỉ USD, dự kiến cả năm 2007 sẽ đạt 7,5 tỉ USD. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội như: Không bị áp dụng chế độ hạn ngạch vào thị trường Mỹ, vì vậy tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp muốn phát triển hàng dệt may vào thị trường này.
Sự cạnh tranh trên thương trường dệt may sẽ phức tạp hơn nhưng sòng phẳng hơn và các sản phẩm dệt may Việt Nam trong tương lai sẽ thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn trong thời gian tới như: ngành dệt may sử dụng một số nguyên phụ liệu chủ yếu như bông xơ... dựa vào nguồn nhập khẩu là chính, trong khi sản xuất trong nước về bông, xơ không đáp ứng được nhu cầu (bông chỉ đáp ứng được khoảng 5%, xơ tổng hợp khoảng 30%), cho nên các doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc lớn vào nhập khẩu để đảm bảo sản xuất.
Theo đánh giá của chuyên gia, hiện các doanh nghiệp sản xuất dệt - nhuộm chưa có hiệu quả, đặc biệt là chưa làm chủ được kỹ thuật, làm chất lượng vải không ổn định. Vì vậy, chưa được khách hàng tiêu thụ sản phẩm may đánh giá để có thể trở thành nhà cung cấp vải cho các doanh nghiệp may gia công trong nước chứ chưa nói đến việc gia tăng xuất khẩu vải.
Hiện vải dệt kim trong nước mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu, vải dệt thoi khoảng 30%. Cũng chính vì thế mà khách hàng Mỹ thường chỉ định nhà cung cấp vải từ các nơi (như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan...) để cung cấp cho các doanh nghiệp may Việt Nam.
Hơn nữa, từ ngày 1/6/2007, Chính phủ Mỹ bắt đầu áp dụng những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Điều này làm cho hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính phủ Mỹ áp dụng chương trình giám sát đặc biệt, tự khởi xướng điều tra chống bán phá giá hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ gây ra tâm lý lo ngại, dè dặt cho khách hàng khi đặt hàng tại Việt Nam ngay từ đầu năm 2007. Giá đầu vào cao, chất lượng hàng dệt biến động, chính sách của Chính phủ Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam... sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, theo cam kết khi gia nhập WTO, các hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về xuất khẩu, hỗ trợ vay với lãi suất thấp đối với ngành dệt may sẽ không còn. Sức ép cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ ngày càng gay gắt, làm tăng chi phí sản xuất đầu vào.
Chưa hết, ngành dệt - may phải cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa với hàng hoá của các nước có nhiều lợi thế hơn Việt Nam về lao động, nguyên vật liệu, thiết kế và thương hiệu như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh...
Như vậy, có thể nhận định, các doanh nghiệp dệt may trong nước đứng trước nguy cơ lớn, muốn tiếp tục tồn tại bắt buộc phải đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo các lợi thế mới trong kinh doanh.