Hàng loạt đề xuất để đầu tư công tránh dàn trải, manh mún
“Cần khắc phục những vấn đề lần nào Quốc hội cũng phê bình là đầu tư dàn trải, manh mún”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu
Chiều 21/2, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
Trước đó, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã thông qua tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỷ đồng.
“Cần khắc phục những vấn đề lần nào Quốc hội cũng phê bình là đầu tư dàn trải, manh mún”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp, và đề nghị Chính phủ giải quyết những vấn đề được nêu tại báo cáo thẩm tra, nếu còn có những vấn đề khác nhau thì sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng Ba.
Dự án nào cần ra khỏi danh mục?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến ngày 17/2/2017, vẫn còn ba địa phương Ninh Bình, Thái Bình, Bình Định chưa gửi phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Thẩm tra phương án này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận xét, vẫn còn những dự án chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội, Luật Đầu tư công.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: “Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tiếp diễn các tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2011-2015 như dàn trải, manh mún trong bố trí vốn, dự án dở dang, không hoàn thành do thiếu vốn đầu tư...”.
Tính đầy đủ của danh mục cũng là vấn đề được cơ quan thẩm tra đề cập.
Vì, theo tờ trình của Chính phủ thì vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa gửi báo cáo phân bổ vốn chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng danh mục được tổng hợp chưa thực sự đầy đủ, không cùng mặt bằng số liệu, chưa bảo đảm căn cứ đầy đủ để Chính phủ đưa ra nhận định, đánh giá về tỷ lệ vốn bố trí đúng quy định, chưa đúng quy định thể hiện trong nội dung tờ trình.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra những bất cập về mức vốn bố trí.
Như, bên cạnh nhiều dự án được bố trí đủ vốn, tuân thủ điều kiện luật định thì một số dự án trong danh mục bố trí vốn chưa thực sự hợp lý, bố trí thiếu vốn so với tổng mức đầu tư, thiếu thông tin về tổng mức đầu tư, quyết định đầu tư, địa phương không đề xuất nhu cầu vốn, chưa ký hiệp định nhưng đã được Chính phủ dự kiến bố trí vốn trung hạn,...
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, đối với những dự án tỷ lệ vốn bố trí quá thấp, không đủ khả năng hoàn thành, thì cần đưa ra khỏi danh mục, để tập trung cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020, khắc phục tình trạng phân bổ dàn trải, dở dang ở nhiều dự án.
“Nhiều ý kiến xác đáng”
Thanh toán nợ đọng và thu hồi vốn ứng trước cũng là vấn đề được quan tâm tại phiên họp.
Cơ quan thẩm tra cho biết theo số liệu cập nhật đến ngày 15/2/2017, nợ đọng xây dựng cơ bản về cơ bản đã được bố trí đủ nguồn để thanh toán theo quy định và các bộ, ngành địa phương đã bố trí 50.516,413 tỷ đồng/79.499,613 tỷ đồng vốn ứng trước phải thu hồi.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhận xét, tờ trình, phụ lục Chính phủ trình chưa báo cáo rõ số vốn ứng trước tối thiểu phải thu hồi của các bộ, ngành; số liệu chưa thống nhất giữa phụ lục và báo cáo giải trình,... dẫn đến chưa bảo đảm đầy đủ căn cứ, số liệu để so sánh, đánh giá mức độ tuân thủ của các bộ, ngành trong việc chấp hành thứ tự ưu tiên trong bố trí nguồn để thu hồi vốn ứng trước.
Chính phủ đề xuất sau khi bố trí vốn thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước..., nếu còn nguồn sẽ điều chuyển trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương cho các dự án khởi công mới chưa bố trí đủ vốn.
Theo cơ quan thẩm tra thì đến thời điểm này, Chính phủ đã có đủ điều kiện làm rõ được số vốn thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước, vốn cho dự án chuyển tiếp và như vậy sẽ xác định được số vốn có thể phân bổ cho các dự án khởi công mới. Tuy nhiên, các số liệu liên quan đến các loại vốn vẫn chưa rõ ràng.
Để có đủ căn cứ xem xét, quyết định việc cắt giảm, điều chuyển vốn, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo số vốn dự kiến bố trí cho dự án khởi công mới sau khi đã bố trí đủ vốn thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước, bổ sung vốn cho dự án chuyển tiếp.
Để chấm dứt tình trạng bố trí vốn dàn trải, gây chậm tiến độ đầu tư, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ khi quyết định đầu tư các dự án mới phải thực hiện nghiêm túc điểm c khoản 5 điều 54 Luật Đầu tư công, theo đó, phải bảo đảm bố trí đủ vốn theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
Trong phương án, Chính phủ dự kiến bố trí 48.550 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất, chi phí quản lý và vốn điều lệ cho hai ngân hàng là Phát triển Việt Nam và Chính sách xã hội.
Trước mắt, tán thành việc đưa phần vốn này vào kế hoạch trung hạn, song Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị chưa phân bổ cụ thể. Chính phủ sẽ xem xét, phân bổ vốn sau khi đã tổng kết, đánh giá cụ thể về mô hình, hiệu quả hoạt động và phê duyệt định hướng phát triển, kế hoạch bố trí vốn điều lệ trong trung hạn của hai ngân hàng, bảo đảm đủ căn cứ, cơ sở, điều kiện theo quy định
Cơ quan thẩm tra còn đề nghị Chính phủ chỉ đạo báo cáo, làm rõ sự cần thiết, căn cứ và phương án tính toán để đề xuất phần vốn dự kiến phân bổ đối với 2 ngân hàng này thể hiện trong kế hoạch đầu tư công được phê duyệt cho trung hạn và hàng năm.
Đồng thời, làm rõ việc đề xuất bố trí cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã bảo đảm phù hợp với quyết định của Thủ tướng về việc tăng thêm vốn điều lệ cho ngân hàng này đến năm 2020 chưa, đặc biệt cần chú ý đến tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động, nợ xấu của ngân hàng này.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu: “Nhiều ý kiến của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách rất xác đáng, chúng tôi cơ bản tán thành”.
Trước đó, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã thông qua tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 2 triệu tỷ đồng.
“Cần khắc phục những vấn đề lần nào Quốc hội cũng phê bình là đầu tư dàn trải, manh mún”, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên họp, và đề nghị Chính phủ giải quyết những vấn đề được nêu tại báo cáo thẩm tra, nếu còn có những vấn đề khác nhau thì sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng Ba.
Dự án nào cần ra khỏi danh mục?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến ngày 17/2/2017, vẫn còn ba địa phương Ninh Bình, Thái Bình, Bình Định chưa gửi phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020.
Ngoài ra, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chưa dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu để lại chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Thẩm tra phương án này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhận xét, vẫn còn những dự án chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội, Luật Đầu tư công.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: “Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tiếp diễn các tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2011-2015 như dàn trải, manh mún trong bố trí vốn, dự án dở dang, không hoàn thành do thiếu vốn đầu tư...”.
Tính đầy đủ của danh mục cũng là vấn đề được cơ quan thẩm tra đề cập.
Vì, theo tờ trình của Chính phủ thì vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa gửi báo cáo phân bổ vốn chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng danh mục được tổng hợp chưa thực sự đầy đủ, không cùng mặt bằng số liệu, chưa bảo đảm căn cứ đầy đủ để Chính phủ đưa ra nhận định, đánh giá về tỷ lệ vốn bố trí đúng quy định, chưa đúng quy định thể hiện trong nội dung tờ trình.
Cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra những bất cập về mức vốn bố trí.
Như, bên cạnh nhiều dự án được bố trí đủ vốn, tuân thủ điều kiện luật định thì một số dự án trong danh mục bố trí vốn chưa thực sự hợp lý, bố trí thiếu vốn so với tổng mức đầu tư, thiếu thông tin về tổng mức đầu tư, quyết định đầu tư, địa phương không đề xuất nhu cầu vốn, chưa ký hiệp định nhưng đã được Chính phủ dự kiến bố trí vốn trung hạn,...
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, đối với những dự án tỷ lệ vốn bố trí quá thấp, không đủ khả năng hoàn thành, thì cần đưa ra khỏi danh mục, để tập trung cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020, khắc phục tình trạng phân bổ dàn trải, dở dang ở nhiều dự án.
“Nhiều ý kiến xác đáng”
Thanh toán nợ đọng và thu hồi vốn ứng trước cũng là vấn đề được quan tâm tại phiên họp.
Cơ quan thẩm tra cho biết theo số liệu cập nhật đến ngày 15/2/2017, nợ đọng xây dựng cơ bản về cơ bản đã được bố trí đủ nguồn để thanh toán theo quy định và các bộ, ngành địa phương đã bố trí 50.516,413 tỷ đồng/79.499,613 tỷ đồng vốn ứng trước phải thu hồi.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhận xét, tờ trình, phụ lục Chính phủ trình chưa báo cáo rõ số vốn ứng trước tối thiểu phải thu hồi của các bộ, ngành; số liệu chưa thống nhất giữa phụ lục và báo cáo giải trình,... dẫn đến chưa bảo đảm đầy đủ căn cứ, số liệu để so sánh, đánh giá mức độ tuân thủ của các bộ, ngành trong việc chấp hành thứ tự ưu tiên trong bố trí nguồn để thu hồi vốn ứng trước.
Chính phủ đề xuất sau khi bố trí vốn thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước..., nếu còn nguồn sẽ điều chuyển trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương cho các dự án khởi công mới chưa bố trí đủ vốn.
Theo cơ quan thẩm tra thì đến thời điểm này, Chính phủ đã có đủ điều kiện làm rõ được số vốn thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước, vốn cho dự án chuyển tiếp và như vậy sẽ xác định được số vốn có thể phân bổ cho các dự án khởi công mới. Tuy nhiên, các số liệu liên quan đến các loại vốn vẫn chưa rõ ràng.
Để có đủ căn cứ xem xét, quyết định việc cắt giảm, điều chuyển vốn, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo số vốn dự kiến bố trí cho dự án khởi công mới sau khi đã bố trí đủ vốn thanh toán nợ đọng, thu hồi vốn ứng trước, bổ sung vốn cho dự án chuyển tiếp.
Để chấm dứt tình trạng bố trí vốn dàn trải, gây chậm tiến độ đầu tư, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ khi quyết định đầu tư các dự án mới phải thực hiện nghiêm túc điểm c khoản 5 điều 54 Luật Đầu tư công, theo đó, phải bảo đảm bố trí đủ vốn theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.
Trong phương án, Chính phủ dự kiến bố trí 48.550 tỷ đồng để cấp bù chênh lệch lãi suất, chi phí quản lý và vốn điều lệ cho hai ngân hàng là Phát triển Việt Nam và Chính sách xã hội.
Trước mắt, tán thành việc đưa phần vốn này vào kế hoạch trung hạn, song Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị chưa phân bổ cụ thể. Chính phủ sẽ xem xét, phân bổ vốn sau khi đã tổng kết, đánh giá cụ thể về mô hình, hiệu quả hoạt động và phê duyệt định hướng phát triển, kế hoạch bố trí vốn điều lệ trong trung hạn của hai ngân hàng, bảo đảm đủ căn cứ, cơ sở, điều kiện theo quy định
Cơ quan thẩm tra còn đề nghị Chính phủ chỉ đạo báo cáo, làm rõ sự cần thiết, căn cứ và phương án tính toán để đề xuất phần vốn dự kiến phân bổ đối với 2 ngân hàng này thể hiện trong kế hoạch đầu tư công được phê duyệt cho trung hạn và hàng năm.
Đồng thời, làm rõ việc đề xuất bố trí cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã bảo đảm phù hợp với quyết định của Thủ tướng về việc tăng thêm vốn điều lệ cho ngân hàng này đến năm 2020 chưa, đặc biệt cần chú ý đến tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động, nợ xấu của ngân hàng này.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu: “Nhiều ý kiến của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách rất xác đáng, chúng tôi cơ bản tán thành”.