Hàng loạt tỉnh thành lập ban nội chính
Theo yêu cầu của Ban Bí thư Trung ương Đảng, 63 tỉnh thành sẽ đều có ban nội chính
Trong vòng một tuần qua, một loạt tỉnh thành đã công bố việc thành lập ban nội chính.
Theo Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Trần Văn Túy đã ký Quyết định số 798 - QĐ/TU thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Theo quyết định này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc sáp nhập Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh và Phòng Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy về Ban Nội chính Tỉnh uỷ.
Tại văn bản số 04-QĐ/TU, ngày 28/6/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Tỉnh uỷ. Theo đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Ninh có các nhiệm vụ chính: chủ trì hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; chủ trì xây dựng các đề án, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động của các cơ quan nội chính; đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Ninh có ba đơn vị chức năng là: Văn phòng, Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính và Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong ngày 2/6, Tỉnh ủy Bình Thuận cũng cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ban Nội chính sẽ sáp nhập cả Ban chỉ đạo tỉnh về Phòng chống tham nhũng và Phòng Nội chính thuộc Văn phòng Tỉnh ủy. Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Thuận do Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng kiêm giữ chức Trưởng ban.
Trước đó, ngày 1/7, Tỉnh ủy Phú Thọ đã tổ chức công bố quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ông Nguyễn Hữu Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Lập được cử giữ chức Trưởng ban.
Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ có ba đơn vị chức năng là Văn phòng, Phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính và Phòng theo dõi công tác phòng chống tham nhũng.
Ban Nội chính có nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết và cụ thể hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng; đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nội chính địa phương trong công tác phòng chống tham nhũng.
Vào ngày 29/6, tỉnh Điện Biên cũng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Theo đó, ông Nguyễn Đức Vượng, Ủy viên ban chấp hành Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện ủy Mường Ảng được cử giữ chức Trưởng ban.
Về cơ cấu tổ chức, Ban Nội chính Tỉnh ủy Điện Biên có 3 đơn vị chức năng là Văn phòng, Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính và Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo thông tin của VnEconomy, các tỉnh Bình Dương, Quảng Ngãi, Tuyên Quang cũng đã có các quyết định tương tự.
Trước đó, trong tháng 5/2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh/thành ủy quyết định việc tổ chức ban nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức nhân sự từ văn phòng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh/thành về ban nội chính của tỉnh/thành ủy.
Theo yêu cầu của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì với Ban Nội chính Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức ban nội chính tỉnh/thành ủy.
Theo đó cả 63 tỉnh, thành đều có ban nội chính, gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng. Tùy theo dân số, điều kiện kinh tế - xã hội và tính phức tạp trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng mà tính toán tổ chức, nhân sự.
Cụ thể, ban nội chính tại Hà Nội, Tp.HCM, Nghệ An, Thanh Hóa nhân sự không quá 30 người; các địa phương khác không quá 21 người. Riêng 7 tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đắc Nông, Kon Tum, Bạc Liêu, Hậu Giang thì nhân sự không quá 15 người, và chỉ tổ chức thành hai phòng, gồm văn phòng cùng phòng theo dõi chung cả mảng nội chính và phòng chống tham nhũng.
Theo Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Trần Văn Túy đã ký Quyết định số 798 - QĐ/TU thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Theo quyết định này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc sáp nhập Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh và Phòng Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy về Ban Nội chính Tỉnh uỷ.
Tại văn bản số 04-QĐ/TU, ngày 28/6/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Tỉnh uỷ. Theo đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ, mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Ninh có các nhiệm vụ chính: chủ trì hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; chủ trì xây dựng các đề án, đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động của các cơ quan nội chính; đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Ban Nội chính Tỉnh uỷ Bắc Ninh có ba đơn vị chức năng là: Văn phòng, Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính và Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng.
Trong ngày 2/6, Tỉnh ủy Bình Thuận cũng cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ban Nội chính sẽ sáp nhập cả Ban chỉ đạo tỉnh về Phòng chống tham nhũng và Phòng Nội chính thuộc Văn phòng Tỉnh ủy. Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Thuận do Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng kiêm giữ chức Trưởng ban.
Trước đó, ngày 1/7, Tỉnh ủy Phú Thọ đã tổ chức công bố quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ông Nguyễn Hữu Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Lập được cử giữ chức Trưởng ban.
Ban Nội chính Tỉnh ủy Phú Thọ có ba đơn vị chức năng là Văn phòng, Phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính và Phòng theo dõi công tác phòng chống tham nhũng.
Ban Nội chính có nhiệm vụ tham mưu cho Tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; nghiên cứu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết và cụ thể hóa các chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng; đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan nội chính địa phương trong công tác phòng chống tham nhũng.
Vào ngày 29/6, tỉnh Điện Biên cũng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Nội chính Tỉnh ủy. Theo đó, ông Nguyễn Đức Vượng, Ủy viên ban chấp hành Tỉnh uỷ, Bí thư Huyện ủy Mường Ảng được cử giữ chức Trưởng ban.
Về cơ cấu tổ chức, Ban Nội chính Tỉnh ủy Điện Biên có 3 đơn vị chức năng là Văn phòng, Phòng Theo dõi công tác các cơ quan nội chính và Phòng Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo thông tin của VnEconomy, các tỉnh Bình Dương, Quảng Ngãi, Tuyên Quang cũng đã có các quyết định tương tự.
Trước đó, trong tháng 5/2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh/thành ủy quyết định việc tổ chức ban nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức nhân sự từ văn phòng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh/thành về ban nội chính của tỉnh/thành ủy.
Theo yêu cầu của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì với Ban Nội chính Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức ban nội chính tỉnh/thành ủy.
Theo đó cả 63 tỉnh, thành đều có ban nội chính, gồm ba phòng chức năng: văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng. Tùy theo dân số, điều kiện kinh tế - xã hội và tính phức tạp trong công tác nội chính và phòng chống tham nhũng mà tính toán tổ chức, nhân sự.
Cụ thể, ban nội chính tại Hà Nội, Tp.HCM, Nghệ An, Thanh Hóa nhân sự không quá 30 người; các địa phương khác không quá 21 người. Riêng 7 tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đắc Nông, Kon Tum, Bạc Liêu, Hậu Giang thì nhân sự không quá 15 người, và chỉ tổ chức thành hai phòng, gồm văn phòng cùng phòng theo dõi chung cả mảng nội chính và phòng chống tham nhũng.