Hàng Tết dồi dào, sức mua vẫn thấp
Hiệp hội Siêu thị Hà Nội dự báo sức mua của người dân Thủ đô trong dịp Tết 2012 chỉ tăng ở mức 15%, so với các tháng trước đó
Trong khi các cơ quan chức năng dự báo sức mua trong dịp Tết cổ truyền tại Thủ đô sẽ tăng 20 – 25%, thì Hiệp hội Siêu thị Hà Nội lại cho rằng năm nay, mức tăng có thể chỉ đạt khoảng 15%.
Sở Công Thương Hà Nội ước tính vào dịp cuối năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố sẽ tăng khoảng 20 - 25% so với các tháng trong năm, ước đạt khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng.
Trên cơ sở này, các trung tâm thương mại, siêu thị tại Thủ đô đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng phục vụ Tết đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), mặc được vay 250,5 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá với lãi suất 0% đã chuẩn bị lượng hàng hóa lên tới 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán năm 2011.
Hệ thống siêu thị Fivimart của Công ty Cổ phần Nhất Nam cũng đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa có giá trị tới 250 tỷ đồng, trong đó có nguồn vốn 35 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội lại quyết định ứng thêm gần 95 tỷ đồng cho các doanh nghiệp dự trữ thêm bốn loại mặt hàng gồm thịt heo, thịt gà, thủy hải sản và rau củ để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán. Như vậy, tổng nguồn vốn Hà Nội chi cho chương trình bình ổn giá đã lên tới 570 tỷ đồng.
"Đến thời điểm này, dù chỉ còn hơn chục ngày nữa sẽ là Tết, song sức mua của người dân nói chung và tại các siêu thị nói riêng, nhìn chung vẫn ở mức thấp”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay.
Nguyên nhân được ông Phú cho là, giá cả của nhiều hàng hóa tuy không tăng vào dịp cuối năm, nhưng hiện đang đứng ở mức khá cao. Trong khi thu nhập của người dân thời gian qua ít thay đổi. Khó khăn chung của nền kinh tế đã khiến mức thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp còn giảm đáng kể so với năm trước.
Thêm nữa, từ vài năm gần đây, nhiều người dân đã bắt đầu có xu hướng “chơi Tết” thay vì “ăn Tết” như trước kia… “Những lý do này sẽ làm cho sức mua của người dân trong dịp Tết Nhâm Thìn chỉ tăng ở mức 15% so với các tháng trong năm. Mặc dù vậy, từ 23 âm lịch trở, đi sức mua sẽ tăng đáng kể”, ông Phú nhận định.
Sở Công Thương Hà Nội ước tính vào dịp cuối năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố sẽ tăng khoảng 20 - 25% so với các tháng trong năm, ước đạt khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng.
Trên cơ sở này, các trung tâm thương mại, siêu thị tại Thủ đô đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng phục vụ Tết đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), mặc được vay 250,5 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá với lãi suất 0% đã chuẩn bị lượng hàng hóa lên tới 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán năm 2011.
Hệ thống siêu thị Fivimart của Công ty Cổ phần Nhất Nam cũng đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa có giá trị tới 250 tỷ đồng, trong đó có nguồn vốn 35 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội lại quyết định ứng thêm gần 95 tỷ đồng cho các doanh nghiệp dự trữ thêm bốn loại mặt hàng gồm thịt heo, thịt gà, thủy hải sản và rau củ để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán. Như vậy, tổng nguồn vốn Hà Nội chi cho chương trình bình ổn giá đã lên tới 570 tỷ đồng.
"Đến thời điểm này, dù chỉ còn hơn chục ngày nữa sẽ là Tết, song sức mua của người dân nói chung và tại các siêu thị nói riêng, nhìn chung vẫn ở mức thấp”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay.
Nguyên nhân được ông Phú cho là, giá cả của nhiều hàng hóa tuy không tăng vào dịp cuối năm, nhưng hiện đang đứng ở mức khá cao. Trong khi thu nhập của người dân thời gian qua ít thay đổi. Khó khăn chung của nền kinh tế đã khiến mức thưởng tết tại nhiều doanh nghiệp còn giảm đáng kể so với năm trước.
Thêm nữa, từ vài năm gần đây, nhiều người dân đã bắt đầu có xu hướng “chơi Tết” thay vì “ăn Tết” như trước kia… “Những lý do này sẽ làm cho sức mua của người dân trong dịp Tết Nhâm Thìn chỉ tăng ở mức 15% so với các tháng trong năm. Mặc dù vậy, từ 23 âm lịch trở, đi sức mua sẽ tăng đáng kể”, ông Phú nhận định.