Tết này, Hà Nội bán hàng bình ổn giá tại 665 điểm
Các trung tâm thương mại, siêu thị tại Thủ đô đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng phục vụ Tết ước đạt trên 2.000 tỷ đồng
Thời điểm này các trung tâm thương mại, siêu thị tại Thủ đô đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng phục vụ Tết ước đạt trên 2.000 tỷ đồng.
Thông tin trên đã được ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đưa ra tại buổi làm việc giữa UBND thành phố với lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường vào dịp Tết, chiều ngày 20/12.
“Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), mặc dù chỉ được vay 250,5 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá với lãi suất 0%, nhưng đơn vị đã chuẩn bị lượng hàng hóa lên tới 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán năm 2011”, bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Hapro cho biết.
Tương tự, Công ty Cổ phần Nhất Nam chủ sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart cũng đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa có giá trị tới 250 tỷ đồng, dù chỉ được hỗ trợ khoản vốn từ chương trình là 35 tỷ đồng.
Theo nhận định của Sở Công Thương Hà Nội, vào dịp cuối năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố sẽ tăng khoảng 20 - 25% so với các tháng trong năm, ước đạt khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng. Song thời điểm này, đại diện các siêu thị lớn tại Thủ đô đều cho rằng công tác chuẩn bị hàng Tết về cơ bản đã hoàn thành.
Tại các điểm bán hàng bình ổn, hàng hóa đều được niêm yết giá rõ ràng. 15 doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn đã tổ chức bán hàng tại 665 điểm, gấp đôi so với năm 2010. Trong đó 304 điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành, tăng gấp 4 lần so với năm ngoài và 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp và đưa hàng bình ổn tới 50 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty trên địa bàn để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp.
Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng hàng hóa từ các tổng kho đến các địa điểm bán hàng trong nội thành, đại diện các đơn vị đảm nhiệm công tác phục vụ Tết đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố cần cho phép một số xe tải của doanh nghiệp được hoạt động vào cả ban ngành trên một số tuyến đường.
Trước đề nghị này, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết sẽ sớm cân nhắc để vừa đảm bảo hàng hóa được lưu thông dễ dàng nhưng cũng không để xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Ngoài ra, để tư thương tại các chợ truyền thống không có cơ hội tăng giá hàng hóa mạnh vào sau Tết Nguyên đán, các siêu thị của Hapro sẽ mở cửa phục vụ trở lại vào mùng 4. Từ mùng 6, hệ thống siêu thi Fivimart cũng bắt đầu phục vụ khách hàng.
Thông tin trên đã được ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội đưa ra tại buổi làm việc giữa UBND thành phố với lãnh đạo Bộ Công Thương về công tác đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường vào dịp Tết, chiều ngày 20/12.
“Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), mặc dù chỉ được vay 250,5 tỷ đồng từ chương trình bình ổn giá với lãi suất 0%, nhưng đơn vị đã chuẩn bị lượng hàng hóa lên tới 905 tỷ đồng, tăng 15% so với Tết Nguyên đán năm 2011”, bà Mai Khuê Anh, Giám đốc điều hành Hapro cho biết.
Tương tự, Công ty Cổ phần Nhất Nam chủ sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart cũng đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa có giá trị tới 250 tỷ đồng, dù chỉ được hỗ trợ khoản vốn từ chương trình là 35 tỷ đồng.
Theo nhận định của Sở Công Thương Hà Nội, vào dịp cuối năm, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố sẽ tăng khoảng 20 - 25% so với các tháng trong năm, ước đạt khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng. Song thời điểm này, đại diện các siêu thị lớn tại Thủ đô đều cho rằng công tác chuẩn bị hàng Tết về cơ bản đã hoàn thành.
Tại các điểm bán hàng bình ổn, hàng hóa đều được niêm yết giá rõ ràng. 15 doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn đã tổ chức bán hàng tại 665 điểm, gấp đôi so với năm 2010. Trong đó 304 điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành, tăng gấp 4 lần so với năm ngoài và 68 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 6 điểm bán hàng tại các khu công nghiệp và đưa hàng bình ổn tới 50 bếp ăn tập thể của các trường học, các công ty trên địa bàn để phục vụ khoảng 25.000 đối tượng thu nhập thấp.
Tuy nhiên, để đảm bảo cung ứng hàng hóa từ các tổng kho đến các địa điểm bán hàng trong nội thành, đại diện các đơn vị đảm nhiệm công tác phục vụ Tết đã kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố cần cho phép một số xe tải của doanh nghiệp được hoạt động vào cả ban ngành trên một số tuyến đường.
Trước đề nghị này, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch UBND thành phố cho biết sẽ sớm cân nhắc để vừa đảm bảo hàng hóa được lưu thông dễ dàng nhưng cũng không để xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông.
Ngoài ra, để tư thương tại các chợ truyền thống không có cơ hội tăng giá hàng hóa mạnh vào sau Tết Nguyên đán, các siêu thị của Hapro sẽ mở cửa phục vụ trở lại vào mùng 4. Từ mùng 6, hệ thống siêu thi Fivimart cũng bắt đầu phục vụ khách hàng.