“Hàng xáo” sẽ hoạt động có tổ chức?
VFA đang triển khai việc tổ chức lại lực lượng “hàng xáo”, xem họ là cầu nối không thể thiếu giữa nông dân với doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu tiếp tục trầm lắng, giá lúa gạo giảm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang có kế hoạch tổ chức lại hoạt động mua bán của lực lượng thương lái thu mua lúa gạo - hay còn gọi là “hàng xáo”, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho biết.
Được biết VFA đang tiến hành tổ chức lại hoạt động của “cánh hàng xáo”, giúp họ trở thành lực lượng tích cực cung ứng lúa, gạo cho doanh nghiệp. Vậy phương án tổ chức ra sao và VFA làm gì để biết hàng xáo không ép giá nông dân?
Trong quá trình thu mua lúa, gạo xuất khẩu nếu không có lực lượng hàng xáo thì không được, chúng ta không nên xem họ là tư thương, không nên dùng từ tư thương để gọi họ. Hiện VFA đang triển khai ráo riết việc tổ chức lại lực lượng hàng xáo và xem họ là cầu nối không thể thiếu giữa nông dân với doanh nghiệp.
VFA đề nghị UBND các tỉnh ủng hộ và chỉ đạo sở công thương phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức lại lực lượng hàng xáo và lực lượng nhà máy, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận, hướng dẫn họ cách thu mua lúa, gạo. Khi hàng xáo, nhà máy đăng ký mua lúa cho doanh nghiệp, sẽ đặt ra một số qui định lực lượng này cần tuân theo.
Ví dụ như phải đăng ký số lượng lúa, gạo trong một chuyến đi, thời gian bao nhiêu ngày/chuyến và doanh nghiệp sẽ thông báo giá với họ. Khi đi mua về, nếu giá thị trường xuống thấp, doanh nghiệp vẫn mua vào với giá đã báo. Ngược lại, nếu giá lúa lên doanh nghiệp sẽ mua theo giá thị trường. Đây là việc làm bảo đảm lợi ích cho họ.
Hai là hàng xáo phải nộp danh sách mua lúa cho doanh nghiệp ghi rõ đã mua ở hộ nào, xã nào, số lượng bao nhiêu, để khi cần chúng tôi sẽ đột xuất kiểm tra xem mua có đúng giá không, có ép giá nông dân? Nếu hàng xáo, nhà máy nào làm tốt, cuối vụ sẽ có hình thức khen thưởng. Tất nhiên, trong tình hình cấp bách như hiện nay chưa thể hoàn thiện cơ chế ngay được. Đến vụ hè thu, sẽ làm tiếp để đưa mọi hoạt động vào hệ thống.
Ngoài việc tổ chức lại cánh hàng xáo, nhà máy xay xát thì việc cung cấp thông tin về thị trường lúa gạo đến nông dân cũng hết sức cần thiết. VFA có tính đến và biện pháp thực hiện ra sao?
Để hỗ trợ thông tin cho nông dân trong khi chờ đề án của Hội Nông dân và của Hiệp hội để trình lên Thủ tướng và các bộ, ngành, trước mắt VFA sẽ chọn mỗi huyện một xã trồng lúa làm thí điểm, trang bị 2 máy tính/xã, giao cho xã và hội nông dân xã quản lý, khi có đề án sẽ triển khai rộng ra.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm có những vấn đề cần quan tâm như: địa điểm đặt máy, nhân lực quản lý, đường truyền... VFA đề nghị địa phương hỗ trợ. Về phần mình, VFA sẽ phối hợp với các cơ quan báo chí để cập nhật thông tin, kịp thời chuyển tải chủ trương và công tác điều hành của Hiệp hội đến bà con nông dân.
VFA mong muốn có sự góp ý của các cấp, các địa phương trong công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2010, trước mắt là vụ đông xuân 2009/2010. Hiện nay diễn biến thị trường gạo trên thế giới vẫn chưa rõ, vào quý 2/2010 thị trường xuất khẩu gạo sẽ rõ nét hơn, đặc biệt từ tháng 5, 6/2010.
Cân đối sản lượng lương thực trong nước có hơn 7 triệu tấn gạo cần xuất khẩu, nhưng VFA chỉ có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo? Tại sao đến nay chúng ta vẫn chưa tính được giá thành lúa?
Hiện lượng gạo tồn kho năm 2009 là 1,45 triệu tấn, cộng lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ của năm 2010 là 5,8 triệu tấn gạo, (khoảng 11,54 triệu tấn lúa). Chúng ta có 7,3 triệu tấn gạo, nhưng VFA chỉ dám đưa ra con số 6 triệu, vì chưa biết sản lượng lúa vụ hè thu sẽ như thế nào.
Để có được con số xuất khẩu 6 triệu tấn chúng ta cũng phải làm quyết liệt, vì 2 tháng đầu năm đã giảm 25%, tháng 3 có khả năng xuất khẩu khoảng 500 ngàn tấn. Quí 2 đặt ra chỉ tiêu 2 triệu tấn cũng cực kỳ khó khăn chứ không đơn giản, trong lúc hợp đồng xuất khẩu của chúng ta hiện chỉ mới có 2,5 triệu tấn và trong khi tình hình hợp đồng thương mại rất trầm lắng.
Tuy nhiên, châu Phi chắc chắn sẽ nhập gạo. Do vậy từ tháng 5 đến tháng 6/2010 diễn biến thị trường mới rõ nét. Năm 2010, chỉ tiêu xuất khẩu gạo sẽ không giao cho các tỉnh, mặc dù dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, nhưng nếu còn lương thực có thị trường cứ xuất không hạn chế. Hai tổng công ty lương thực chỉ để lại gạo đủ cho an ninh lương thực cộng với dự trữ quốc gia.
Hiện nay có 2 vấn đề cần quan tâm. Một là phải giải quyết hết sản lượng lúa hàng hóa đông xuân và tiêu thụ xuất khẩu. Thứ hai là giải quyết bức xúc liên quan đến giá thành. Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng UBND các tỉnh và VFA xử lý việc này.
Chính phủ yêu cầu phải công bố giá thành ngay đầu vụ, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa công bố được. Cần lưu ý là có một số nơi, UBND tỉnh giao cho chi cục bảo vệ thực vật tính giá thành, cho nên có nơi đã đẩy giá thành lên 3.900 đồng/kg, nơi thì 3.300 đồng/kg. Để thống nhất vấn đề này sở tài chính, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp tính giá thành, nếu thấy chưa chính xác về năng suất có thể lấy kế hoạch làm cơ sở để tạm tính.
Trước khi triển khai mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ, VFA quyết định tạm tính 4.000 đồng/kg, với cơ sở cao nhất là 2.800 đồng/kg và thấp nhất là 2.500 đồng/kg. Đề nghị UBND các tỉnh hỗ trợ cho VFA hai việc. Một là sớm có giá thành chính thức. Hai là UBND đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp triển khai thực hiện mua theo chỉ tiêu đã giao.
Được biết VFA đang tiến hành tổ chức lại hoạt động của “cánh hàng xáo”, giúp họ trở thành lực lượng tích cực cung ứng lúa, gạo cho doanh nghiệp. Vậy phương án tổ chức ra sao và VFA làm gì để biết hàng xáo không ép giá nông dân?
Trong quá trình thu mua lúa, gạo xuất khẩu nếu không có lực lượng hàng xáo thì không được, chúng ta không nên xem họ là tư thương, không nên dùng từ tư thương để gọi họ. Hiện VFA đang triển khai ráo riết việc tổ chức lại lực lượng hàng xáo và xem họ là cầu nối không thể thiếu giữa nông dân với doanh nghiệp.
VFA đề nghị UBND các tỉnh ủng hộ và chỉ đạo sở công thương phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức lại lực lượng hàng xáo và lực lượng nhà máy, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận, hướng dẫn họ cách thu mua lúa, gạo. Khi hàng xáo, nhà máy đăng ký mua lúa cho doanh nghiệp, sẽ đặt ra một số qui định lực lượng này cần tuân theo.
Ví dụ như phải đăng ký số lượng lúa, gạo trong một chuyến đi, thời gian bao nhiêu ngày/chuyến và doanh nghiệp sẽ thông báo giá với họ. Khi đi mua về, nếu giá thị trường xuống thấp, doanh nghiệp vẫn mua vào với giá đã báo. Ngược lại, nếu giá lúa lên doanh nghiệp sẽ mua theo giá thị trường. Đây là việc làm bảo đảm lợi ích cho họ.
Hai là hàng xáo phải nộp danh sách mua lúa cho doanh nghiệp ghi rõ đã mua ở hộ nào, xã nào, số lượng bao nhiêu, để khi cần chúng tôi sẽ đột xuất kiểm tra xem mua có đúng giá không, có ép giá nông dân? Nếu hàng xáo, nhà máy nào làm tốt, cuối vụ sẽ có hình thức khen thưởng. Tất nhiên, trong tình hình cấp bách như hiện nay chưa thể hoàn thiện cơ chế ngay được. Đến vụ hè thu, sẽ làm tiếp để đưa mọi hoạt động vào hệ thống.
Ngoài việc tổ chức lại cánh hàng xáo, nhà máy xay xát thì việc cung cấp thông tin về thị trường lúa gạo đến nông dân cũng hết sức cần thiết. VFA có tính đến và biện pháp thực hiện ra sao?
Để hỗ trợ thông tin cho nông dân trong khi chờ đề án của Hội Nông dân và của Hiệp hội để trình lên Thủ tướng và các bộ, ngành, trước mắt VFA sẽ chọn mỗi huyện một xã trồng lúa làm thí điểm, trang bị 2 máy tính/xã, giao cho xã và hội nông dân xã quản lý, khi có đề án sẽ triển khai rộng ra.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm có những vấn đề cần quan tâm như: địa điểm đặt máy, nhân lực quản lý, đường truyền... VFA đề nghị địa phương hỗ trợ. Về phần mình, VFA sẽ phối hợp với các cơ quan báo chí để cập nhật thông tin, kịp thời chuyển tải chủ trương và công tác điều hành của Hiệp hội đến bà con nông dân.
VFA mong muốn có sự góp ý của các cấp, các địa phương trong công tác điều hành xuất khẩu gạo năm 2010, trước mắt là vụ đông xuân 2009/2010. Hiện nay diễn biến thị trường gạo trên thế giới vẫn chưa rõ, vào quý 2/2010 thị trường xuất khẩu gạo sẽ rõ nét hơn, đặc biệt từ tháng 5, 6/2010.
Cân đối sản lượng lương thực trong nước có hơn 7 triệu tấn gạo cần xuất khẩu, nhưng VFA chỉ có kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo? Tại sao đến nay chúng ta vẫn chưa tính được giá thành lúa?
Hiện lượng gạo tồn kho năm 2009 là 1,45 triệu tấn, cộng lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ của năm 2010 là 5,8 triệu tấn gạo, (khoảng 11,54 triệu tấn lúa). Chúng ta có 7,3 triệu tấn gạo, nhưng VFA chỉ dám đưa ra con số 6 triệu, vì chưa biết sản lượng lúa vụ hè thu sẽ như thế nào.
Để có được con số xuất khẩu 6 triệu tấn chúng ta cũng phải làm quyết liệt, vì 2 tháng đầu năm đã giảm 25%, tháng 3 có khả năng xuất khẩu khoảng 500 ngàn tấn. Quí 2 đặt ra chỉ tiêu 2 triệu tấn cũng cực kỳ khó khăn chứ không đơn giản, trong lúc hợp đồng xuất khẩu của chúng ta hiện chỉ mới có 2,5 triệu tấn và trong khi tình hình hợp đồng thương mại rất trầm lắng.
Tuy nhiên, châu Phi chắc chắn sẽ nhập gạo. Do vậy từ tháng 5 đến tháng 6/2010 diễn biến thị trường mới rõ nét. Năm 2010, chỉ tiêu xuất khẩu gạo sẽ không giao cho các tỉnh, mặc dù dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo, nhưng nếu còn lương thực có thị trường cứ xuất không hạn chế. Hai tổng công ty lương thực chỉ để lại gạo đủ cho an ninh lương thực cộng với dự trữ quốc gia.
Hiện nay có 2 vấn đề cần quan tâm. Một là phải giải quyết hết sản lượng lúa hàng hóa đông xuân và tiêu thụ xuất khẩu. Thứ hai là giải quyết bức xúc liên quan đến giá thành. Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng UBND các tỉnh và VFA xử lý việc này.
Chính phủ yêu cầu phải công bố giá thành ngay đầu vụ, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa công bố được. Cần lưu ý là có một số nơi, UBND tỉnh giao cho chi cục bảo vệ thực vật tính giá thành, cho nên có nơi đã đẩy giá thành lên 3.900 đồng/kg, nơi thì 3.300 đồng/kg. Để thống nhất vấn đề này sở tài chính, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp tính giá thành, nếu thấy chưa chính xác về năng suất có thể lấy kế hoạch làm cơ sở để tạm tính.
Trước khi triển khai mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ, VFA quyết định tạm tính 4.000 đồng/kg, với cơ sở cao nhất là 2.800 đồng/kg và thấp nhất là 2.500 đồng/kg. Đề nghị UBND các tỉnh hỗ trợ cho VFA hai việc. Một là sớm có giá thành chính thức. Hai là UBND đôn đốc và kiểm tra các doanh nghiệp triển khai thực hiện mua theo chỉ tiêu đã giao.