Xuất khẩu gạo: Làm gì để nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi?
Bộ Công Thương và VFA đang chỉ đạo và kiểm tra, giám sát chặt chẽ kế hoạch triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo
Ngày 2/3, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã tổng kết công tác xuất khẩu gạo năm 2009 và triển khai mua vào lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân 2009/2010.
Theo báo cáo của VFA, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã đăng ký đến ngày 31/12/2009, gồm: hợp đồng tập trung 4,300 triệu tấn, chiếm 51,5%. Hợp đồng thương mại 4,051 triệu tấn, chiếm 48,5%. Tổng cộng là 8,351 triệu tấn, tăng 52,62% so với cùng kỳ 2008.
Năm 2010 sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo
Dự kiến thị trường xuất khẩu gạo năm 2010 sẽ không thay đổi nhiều, gồm các thị trường truyền thống như: Philippines, Malaysia, Cuba, châu Phi, Iraq, Đông Timor và các thị trường khác.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo tồn kho 2009 chuyển sang là 1,45 triệu tấn, lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ 2010 là 5,8 triệu tấn. Sản lượng gạo cần xuất khẩu là 7,25 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu quí 1 là 1,2 triệu tấn, quí 2 là 2 triệu tấn, quí 3 là 1,5 triệu tấn, quí 4 là 1,3 triệu tấn, tổng cộng 6 triệu tấn.
Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho biết, để xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo phải có nhiều biện pháp rất quyết liệt, vì hiện nay chỉ mới có hợp đồng 2,5 triệu tấn, trong khi tình hình hợp đồng thương mại rất trầm lắng. Tuy nhiên, châu Phi chắc chắn sẽ nhập gạo, do vậy từ tháng 5 đến tháng 6 tình hình thị trường mới rõ nét.
Cũng theo ông Phong, năm 2010, chỉ tiêu sẽ không giao cho các tỉnh, còn lương thực và có thị trường thì sẽ xuất khẩu không hạn chế.
Để kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân đã vào thu hoạch và đảm bảo lợi ích của nông dân trong lúc thị trường xuất khẩu khó khăn, tiến độ xuất khẩu chậm, VFA thống nhất triển khai kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu long. Đợt 1: 600 ngàn tấn; đợt 2: 400 ngàn tấn. Giá mua theo thị trường nhưng phải bảo đảm giá gạo qui đổi không dưới giá tối thiểu 4.000 đồng/kg lúa khô, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại kho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đề nghị VFA đàm phán và yêu cầu khách hàng có kế hoạch nhận hàng sớm để giải phóng kho, VFA cần có cơ chế điều hành giá gạo xuất khẩu linh hoạt hơn, tổ chức lại đội ngũ hàng xáo. Phải gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân.
Có ý kiến cho rằng đã và đang xảy ra tình trạng doanh nghiệp xé rào bán phá giá và chào bán gạo dưới giá sàn, VFA và Chính phủ cần có biện pháp chế tài đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này. Đề nghị cho doanh nghiệp thanh toán tiền mua gạo cho hàng xáo bằng tiền mặt.
Ngại mua gạo tạm trữ do lãi suất ngân hàng
Theo ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Xuất khẩu gạo Sông Hậu, chủ trương mua lúa, gạo tạm trữ ngay khi giá lúa xuống thấp để bình ổn thị trường ngay từ đầu vụ là rất đúng, nhưng do lãi suất vay 12% cộng phí đã đẩy mức lãi lên 14% đến 16%/năm, khiến doanh nghiệp ngại mua gạo tạm trữ.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng: “Theo tôi, chúng ta mới mua để đó chưa bán, đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất là không đúng. Do vậy, trước mắt VFA sẽ phân bổ hợp đồng tập trung để các đơn vị này bù đắp”.
Ông Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBDN tỉnh An Giang đề nghị, năm 2010, VFA phải chú ý đến công tác dự báo, thông tin thị trường phải đầy đủ, kịp thời đến các địa phương và nông dân. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay là giá lúa đang xuống, giao cho 30 doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo là rất đúng.
Trên cơ sở thực tế An Giang đề nghị giá sàn thu mua lúa phải từ 4.200đồng/kg trở lên và tổ chức thu mua thế nào để nông dân không bị ép giá. Chủ trương mua tạm trữ cần làm thường xuyên liên tục, không đợi giá lúa xuống mới mua trữ và lúc nào trong kho doanh nghiệp cũng có gạo.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, có 3 điều cần quan tâm trong công tác điều hành xuất khẩu gạo. Một là chủ trương mua gạo tạm trữ giữ giá lúa nếu không hỗ trợ lãi suất thì doanh nghiệp sợ lỗ sẽ không tổ chức thu mua đúng tiến độ. Thứ hai, cần mở rộng thêm diện tích kho dự trữ, để lúc cao điểm cần dự trữ thì có.
Cuối cùng, các hợp đồng tập trung của Chính phủ có giá cao, dư luận rất quan tâm về sự phân bổ chỉ tiêu các hợp đồng này, do vậy cần tổ chức đấu thầu cung ứng các hợp đồng tập trung để tạo tính minh bạch.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, hiện nay thị trường có nhiều biến động, biện pháp đẩy mạnh thu mua tạm trữ cũng như đẩy mạnh tiến độ giao hàng là giải pháp cần thiết để giữ thị trường, không để giá biến động bất lợi cho sản xuất lúa, gạo ảnh hướng đến doanh nghiệp và nông dân.
Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương và VFA đang chỉ đạo và kiểm tra, giám sát kế hoạch triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, cũng như kỹ thuật thực hiện các hợp đồng thương mại, trong đó giao VFA có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng trong khâu đăng ký hợp đồng cũng như việc thực hiện giao hàng kể cả các cơ quan hải quan, thuế.
Đồng thời, giám sát việc đăng ký giá xuất khẩu và xử lý nghiêm hiện tượng đăng ký, khai báo giá thấp hơn trong hợp đồng. Nếu phát hiện vi phạm, VFA và Tổ điều hành xuất khẩu gạo sẽ áp dụng các biện pháp chế tài một cách cương quyết như dừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, nếu là doanh nghiệp trong hiệp hội thì dừng tư cách hội viên, thậm chí rút giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của VFA, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã đăng ký đến ngày 31/12/2009, gồm: hợp đồng tập trung 4,300 triệu tấn, chiếm 51,5%. Hợp đồng thương mại 4,051 triệu tấn, chiếm 48,5%. Tổng cộng là 8,351 triệu tấn, tăng 52,62% so với cùng kỳ 2008.
Năm 2010 sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn gạo
Dự kiến thị trường xuất khẩu gạo năm 2010 sẽ không thay đổi nhiều, gồm các thị trường truyền thống như: Philippines, Malaysia, Cuba, châu Phi, Iraq, Đông Timor và các thị trường khác.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng gạo tồn kho 2009 chuyển sang là 1,45 triệu tấn, lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ 2010 là 5,8 triệu tấn. Sản lượng gạo cần xuất khẩu là 7,25 triệu tấn. Kế hoạch xuất khẩu quí 1 là 1,2 triệu tấn, quí 2 là 2 triệu tấn, quí 3 là 1,5 triệu tấn, quí 4 là 1,3 triệu tấn, tổng cộng 6 triệu tấn.
Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong cho biết, để xuất khẩu được 6 triệu tấn gạo phải có nhiều biện pháp rất quyết liệt, vì hiện nay chỉ mới có hợp đồng 2,5 triệu tấn, trong khi tình hình hợp đồng thương mại rất trầm lắng. Tuy nhiên, châu Phi chắc chắn sẽ nhập gạo, do vậy từ tháng 5 đến tháng 6 tình hình thị trường mới rõ nét.
Cũng theo ông Phong, năm 2010, chỉ tiêu sẽ không giao cho các tỉnh, còn lương thực và có thị trường thì sẽ xuất khẩu không hạn chế.
Để kịp thời tiêu thụ lúa gạo hàng hóa vụ đông xuân đã vào thu hoạch và đảm bảo lợi ích của nông dân trong lúc thị trường xuất khẩu khó khăn, tiến độ xuất khẩu chậm, VFA thống nhất triển khai kế hoạch tạm trữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa vụ đông xuân tại đồng bằng sông Cửu long. Đợt 1: 600 ngàn tấn; đợt 2: 400 ngàn tấn. Giá mua theo thị trường nhưng phải bảo đảm giá gạo qui đổi không dưới giá tối thiểu 4.000 đồng/kg lúa khô, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại kho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đề nghị VFA đàm phán và yêu cầu khách hàng có kế hoạch nhận hàng sớm để giải phóng kho, VFA cần có cơ chế điều hành giá gạo xuất khẩu linh hoạt hơn, tổ chức lại đội ngũ hàng xáo. Phải gắn kết quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp với quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân.
Có ý kiến cho rằng đã và đang xảy ra tình trạng doanh nghiệp xé rào bán phá giá và chào bán gạo dưới giá sàn, VFA và Chính phủ cần có biện pháp chế tài đủ mạnh để chấm dứt tình trạng này. Đề nghị cho doanh nghiệp thanh toán tiền mua gạo cho hàng xáo bằng tiền mặt.
Ngại mua gạo tạm trữ do lãi suất ngân hàng
Theo ông Lê Minh Trượng, Giám đốc Công ty Xuất khẩu gạo Sông Hậu, chủ trương mua lúa, gạo tạm trữ ngay khi giá lúa xuống thấp để bình ổn thị trường ngay từ đầu vụ là rất đúng, nhưng do lãi suất vay 12% cộng phí đã đẩy mức lãi lên 14% đến 16%/năm, khiến doanh nghiệp ngại mua gạo tạm trữ.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng: “Theo tôi, chúng ta mới mua để đó chưa bán, đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất là không đúng. Do vậy, trước mắt VFA sẽ phân bổ hợp đồng tập trung để các đơn vị này bù đắp”.
Ông Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBDN tỉnh An Giang đề nghị, năm 2010, VFA phải chú ý đến công tác dự báo, thông tin thị trường phải đầy đủ, kịp thời đến các địa phương và nông dân. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay là giá lúa đang xuống, giao cho 30 doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo là rất đúng.
Trên cơ sở thực tế An Giang đề nghị giá sàn thu mua lúa phải từ 4.200đồng/kg trở lên và tổ chức thu mua thế nào để nông dân không bị ép giá. Chủ trương mua tạm trữ cần làm thường xuyên liên tục, không đợi giá lúa xuống mới mua trữ và lúc nào trong kho doanh nghiệp cũng có gạo.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, có 3 điều cần quan tâm trong công tác điều hành xuất khẩu gạo. Một là chủ trương mua gạo tạm trữ giữ giá lúa nếu không hỗ trợ lãi suất thì doanh nghiệp sợ lỗ sẽ không tổ chức thu mua đúng tiến độ. Thứ hai, cần mở rộng thêm diện tích kho dự trữ, để lúc cao điểm cần dự trữ thì có.
Cuối cùng, các hợp đồng tập trung của Chính phủ có giá cao, dư luận rất quan tâm về sự phân bổ chỉ tiêu các hợp đồng này, do vậy cần tổ chức đấu thầu cung ứng các hợp đồng tập trung để tạo tính minh bạch.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, hiện nay thị trường có nhiều biến động, biện pháp đẩy mạnh thu mua tạm trữ cũng như đẩy mạnh tiến độ giao hàng là giải pháp cần thiết để giữ thị trường, không để giá biến động bất lợi cho sản xuất lúa, gạo ảnh hướng đến doanh nghiệp và nông dân.
Trong bối cảnh đó, Bộ Công Thương và VFA đang chỉ đạo và kiểm tra, giám sát kế hoạch triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, cũng như kỹ thuật thực hiện các hợp đồng thương mại, trong đó giao VFA có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng trong khâu đăng ký hợp đồng cũng như việc thực hiện giao hàng kể cả các cơ quan hải quan, thuế.
Đồng thời, giám sát việc đăng ký giá xuất khẩu và xử lý nghiêm hiện tượng đăng ký, khai báo giá thấp hơn trong hợp đồng. Nếu phát hiện vi phạm, VFA và Tổ điều hành xuất khẩu gạo sẽ áp dụng các biện pháp chế tài một cách cương quyết như dừng đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, nếu là doanh nghiệp trong hiệp hội thì dừng tư cách hội viên, thậm chí rút giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.