Hiểm họa Hồi giáo cực đoan ngày càng rõ tại Đông Nam Á
Châu Á là nơi có dân số theo đạo Hồi đông hơn cả ở thế giới Arab
Đến thời điểm hiện tại, các phần tử Hồi giáo cực đoan vẫn chưa thực hiện được giấc mơ về việc thiết lập một “nhà nước Hồi giáo” ở Đông Nam Á, nhưng những cuộc giao tranh đẫm máu đã kéo dài suốt nhiều tuần ở thành phố Marawi thuộc miền Nam Philippines rõ ràng là một sự cảnh báo về sức mạnh gia tăng của phiến quân trong khu vực.
Maute - một nhóm phiến quân đã thề trung thành với tổ chức khủng bố khét tiếng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) - vẫn chiếm giữ một số phần của Marawi, bất chấp những đợt không kích dữ dội của quân đội Chính phủ Philippines.
Theo tờ Financial Times, những gì đang diễn ra ở Marawi cho thấy sự tàn phá mà những nhóm phiến quân, trong đó có IS, có thể gây ra ở một vùng đất rộng lớn và thiếu sự quản lý chặt chẽ ở Philippines nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Đáng chú ý, tất cả những điều này diễn ra dưới thời của Tổng thống Rodrigo Duterte, một nhà lãnh đạo có tiếng là cứng rắn trong vấn đề an ninh quốc gia. Đảo Mindanao, nơi có Marawi, cũng là quê của ông Duterte. Giới phân tích nói rằng phiến quân Hồi giáo đang là một vấn đề nóng tại những vùng đất và vùng biển bị buông lỏng quản lý tại các quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á, đặc biệt là miền Nam Philippines.
“Những gì chúng ta đang chứng kiến là một cuộc vận động quy mô lớn nhằm tuyển mộ binh sỹ trong khu vực”, ông Sidney Jones một chuyên gia về khủng bố ở Đông Nam Á kiêm Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột có trụ sở ở Indonesia nhận định. “Đây là khu vực nơi có những vùng đất không được nhà nước quản lý chặt, vũ khí khá sẵn có, và nhiều cuộc nổi dậy giúp đào tạo các chiến binh”.
Việc Philippines chưa thể giành lại Marawi dù đã có hàng trăm người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh cho thấy các nhóm Hồi giáo cực đoan đang dịch chuyển về phía châu Á, nhất là Đông Nam Á, trong bối cảnh IS bị thu hẹp lãnh thổ ở Trung Đông.
Châu Á là nơi có dân số theo đạo Hồi đông hơn cả ở thế giới Arab. Indonesia, nước đông dân nhất Đông Nam Á với dân số hơn 250 triệu người, có số người Hồi giáo lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng ở Marawi, bắt đầu khi nhóm Maute chiếm thành phố này vào hôm 23/5, diễn ra cùng lúc với những thông tin đáng lo ngại khác về vấn đề khủng bố ở Đông Nam Á.
Mới tuần trước, quân đội Indonesia cảnh báo rằng hầu như tất cả các tỉnh ở quốc gia quần đảo trải dài 5.000 km này cũng có các phần tử Hồi giáo cực đoan hoạt động bí mật. Ngay cả Singapore, đảo quốc nhỏ được quản lý chặt chẽ, cũng tuyên bố đã bắt giữ nữ nghi phạm đầu tiên bị tình nghi nhiễm tư tưởng cực đoan.
Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop từng cảnh báo về khả năng IS có thể đang tìm cách thành lập một “nhà nước Hồi giáo” ở miền Nam Philipines. Tháng 10 năm ngoái, tướng Carlito Galvez, một chỉ huy cấp cao của quân đội Philippines ở Mindanao, nói rằng mối đe dọa từ các nhóm phiến quân thân IS “thực sự rất gần”.
Giữa tháng 4 năm nay, nhà chức trách Philippines thừa nhận 18 phần tử phiến quân đã tới Marawi và hai thành phố lân cận để thực hiện các vụ đánh bom, cướp xe hơi, và sát hại nhân viên an ninh.
Việc IS ngày càng chú trọng Đông Nam Á còn được thể hiện trong một diễn biến vào năm ngoái, khi nhóm này phong Isnilon Hapilon làm thủ lĩnh tại khu vực Đông Nam Á. Hapilon được cho là có mặt cùng với các chiến binh Maute đang cố thủ ở Marawi.
Nhà chức trách Philippines nói rằng nhóm Abu Sayyaf của Hapilon đã gia nhập cùng với nhóm Maute và hàng chục chiến binh ngoại quốc khác trong cuộc chiếm giữ Marawi - một dấu hiệu về những liên minh đang được hình thành giữa các tổ chức cực đoan trong khu vực. Những liên minh như vậy có thể sẽ thu hút thêm thành viên của các tổ chức có vũ trang khác trong các cuộc nổi dậy Hồi giáo đã kéo dài nhiều thập niên ở miền Nam Philippines.
“Vấn đề ở Mindanao có gốc rễ lịch sử và văn hóa, và sẽ mất hàng thế hệ để giải quyết”, nhà phân tích Boo Chanco thuộc tờ Philippine Star phát biểu.
Các nước Đông Nam Á đến nay mới chỉ có một số nỗ lực rời rạc để siết nguồn thu nhập của các nhóm phiến quân như Abu Sayyaf. Thu nhập của các nhóm này chủ yếu đến từ việc bắt cóc tàu bè.
Tháng 4 năm nay, Philippines, Indonesia, và Malaysia đã mở một chiến dịch quân sự chung nhằm chống nạn cướp biển và hoạt động của phiến quân Hồi giáo ở khu vực xung quanh biển Sulu, nhưng chiến dịch này đã diễn ra rất chậm chạp.
Maute - một nhóm phiến quân đã thề trung thành với tổ chức khủng bố khét tiếng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) - vẫn chiếm giữ một số phần của Marawi, bất chấp những đợt không kích dữ dội của quân đội Chính phủ Philippines.
Theo tờ Financial Times, những gì đang diễn ra ở Marawi cho thấy sự tàn phá mà những nhóm phiến quân, trong đó có IS, có thể gây ra ở một vùng đất rộng lớn và thiếu sự quản lý chặt chẽ ở Philippines nói riêng và Đông Nam Á nói chung.
Đáng chú ý, tất cả những điều này diễn ra dưới thời của Tổng thống Rodrigo Duterte, một nhà lãnh đạo có tiếng là cứng rắn trong vấn đề an ninh quốc gia. Đảo Mindanao, nơi có Marawi, cũng là quê của ông Duterte. Giới phân tích nói rằng phiến quân Hồi giáo đang là một vấn đề nóng tại những vùng đất và vùng biển bị buông lỏng quản lý tại các quốc gia quần đảo ở Đông Nam Á, đặc biệt là miền Nam Philippines.
“Những gì chúng ta đang chứng kiến là một cuộc vận động quy mô lớn nhằm tuyển mộ binh sỹ trong khu vực”, ông Sidney Jones một chuyên gia về khủng bố ở Đông Nam Á kiêm Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột có trụ sở ở Indonesia nhận định. “Đây là khu vực nơi có những vùng đất không được nhà nước quản lý chặt, vũ khí khá sẵn có, và nhiều cuộc nổi dậy giúp đào tạo các chiến binh”.
Việc Philippines chưa thể giành lại Marawi dù đã có hàng trăm người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh cho thấy các nhóm Hồi giáo cực đoan đang dịch chuyển về phía châu Á, nhất là Đông Nam Á, trong bối cảnh IS bị thu hẹp lãnh thổ ở Trung Đông.
Châu Á là nơi có dân số theo đạo Hồi đông hơn cả ở thế giới Arab. Indonesia, nước đông dân nhất Đông Nam Á với dân số hơn 250 triệu người, có số người Hồi giáo lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng ở Marawi, bắt đầu khi nhóm Maute chiếm thành phố này vào hôm 23/5, diễn ra cùng lúc với những thông tin đáng lo ngại khác về vấn đề khủng bố ở Đông Nam Á.
Mới tuần trước, quân đội Indonesia cảnh báo rằng hầu như tất cả các tỉnh ở quốc gia quần đảo trải dài 5.000 km này cũng có các phần tử Hồi giáo cực đoan hoạt động bí mật. Ngay cả Singapore, đảo quốc nhỏ được quản lý chặt chẽ, cũng tuyên bố đã bắt giữ nữ nghi phạm đầu tiên bị tình nghi nhiễm tư tưởng cực đoan.
Hồi tháng 3, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop từng cảnh báo về khả năng IS có thể đang tìm cách thành lập một “nhà nước Hồi giáo” ở miền Nam Philipines. Tháng 10 năm ngoái, tướng Carlito Galvez, một chỉ huy cấp cao của quân đội Philippines ở Mindanao, nói rằng mối đe dọa từ các nhóm phiến quân thân IS “thực sự rất gần”.
Giữa tháng 4 năm nay, nhà chức trách Philippines thừa nhận 18 phần tử phiến quân đã tới Marawi và hai thành phố lân cận để thực hiện các vụ đánh bom, cướp xe hơi, và sát hại nhân viên an ninh.
Việc IS ngày càng chú trọng Đông Nam Á còn được thể hiện trong một diễn biến vào năm ngoái, khi nhóm này phong Isnilon Hapilon làm thủ lĩnh tại khu vực Đông Nam Á. Hapilon được cho là có mặt cùng với các chiến binh Maute đang cố thủ ở Marawi.
Nhà chức trách Philippines nói rằng nhóm Abu Sayyaf của Hapilon đã gia nhập cùng với nhóm Maute và hàng chục chiến binh ngoại quốc khác trong cuộc chiếm giữ Marawi - một dấu hiệu về những liên minh đang được hình thành giữa các tổ chức cực đoan trong khu vực. Những liên minh như vậy có thể sẽ thu hút thêm thành viên của các tổ chức có vũ trang khác trong các cuộc nổi dậy Hồi giáo đã kéo dài nhiều thập niên ở miền Nam Philippines.
“Vấn đề ở Mindanao có gốc rễ lịch sử và văn hóa, và sẽ mất hàng thế hệ để giải quyết”, nhà phân tích Boo Chanco thuộc tờ Philippine Star phát biểu.
Các nước Đông Nam Á đến nay mới chỉ có một số nỗ lực rời rạc để siết nguồn thu nhập của các nhóm phiến quân như Abu Sayyaf. Thu nhập của các nhóm này chủ yếu đến từ việc bắt cóc tàu bè.
Tháng 4 năm nay, Philippines, Indonesia, và Malaysia đã mở một chiến dịch quân sự chung nhằm chống nạn cướp biển và hoạt động của phiến quân Hồi giáo ở khu vực xung quanh biển Sulu, nhưng chiến dịch này đã diễn ra rất chậm chạp.