“Hiến pháp không nên có quy định để dân cảm thấy bất an”
Theo đánh giá của Tổng bí thư, nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 “về cơ bản đã rất tốt”
Không còn nhiều vấn đề lớn gây tranh cãi, nhưng nhiều vị đại biểu vẫn góp ý đến từng chữ, thậm chí đến từng dấu phẩy để hoàn thiện hơn bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tại phiên thảo luận tổ sáng 23/10.
Với nhận xét hình thức Hiến pháp đã thay đổi hoàn toàn khi 147 điều của hiến pháp hiện hành chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành mới 113 điều mới , một số ý kiến đề nghị gọi bản dự thảo mới là Hiến pháp 2013, thay vì Hiến pháp 1992 (sửa đổi).
Tham gia thảo luận tại tổ Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cách làm rất công phu, nghiêm túc, khoa học, bài bản dân chủ. “Trong hơn hai năm qua đã triển khai việc nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992, cho đến bây giờ tôi thấy là nội dung dự thảo về cơ bản đã rất tốt”, Tổng bí thư nhận xét.
Cũng theo Tổng bí thư, với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn những gì chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn mà ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa, chưa nên đưa vào.
“Tôi thấy tất cả nội dung này đã đáp ứng được tư tưởng đó. Tôi tán thành”, ông nói.
Băn khoăn thu hồi đất
Đi vào những nội dung cụ thể, một trong những nội dung còn khiến nhiều đại biểu băn khoăn là hiến định thu hồi đất.
Khoản 3 điều 54 dự thảo quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị bỏ cụm từ “do luật định”, đồng thời bỏ chữ “và” trước “được bồi thường”.
Thu hồi đất có nhiều mục đích nhưng điều người dân quan tâm nhất là quyền lợi hợp pháp của mình bị ảnh hưởng như thế nào. Vì thế dù thu hồi vì mục đích nào cũn phải đền bù như nhau về giá thì mới công bằng. Trên thực tế có thể 2 dự án nằm bên nhau mục đích khác nhau nên thu hồi ở mọi dự án đều phải theo giá thị trường, phù hợp với giá thị trường thì vì mục đích gì dân cũng ủng hộ, bà Tâm nhấn mạnh.
Sự cần thiết bỏ “do luật định” theo đại biểu Tâm là vì trên thực tế có thể có văn bản pháp luật dễ làm cho người thi hành lạm dụng, lợi dụng làm giàu bất chính, và điều đó làm cho dân bất an.
Hiến pháp không nên có quy định để dân bất an, đại biểu Tâm nhấn mạnh.
Phân tích của bà Tâm cũng được khá nhiều ý kiến khác tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đồng tình.
Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng không cần đề cập thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội, chỉ cần vì lợi ích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng đã đủ bao quát.
Quan điểm của đại biểu Lê Trọng Sang là cần thêm thời gian cho việc hiến định thu hồi đất, bởi Hiến pháp là đạo luật gốc rất cần có sự ổn định. Trong khi quy định về thu hồi đất tính ổn dịnh không cao, giá đất lúc thì sát, lúc thì phù hợp với giá thị trường, rất là trừu tượng.
Ông Sang cũng đề nghị, nếu vẫn hiến định thu hồi đất thì phải khẳng định chỉ trong trường hợp thật cần thiết thì nhà nước mới thu hồi đất.
Không thể để có việc cùng một làng, một ấp mà nhà thì thu hồi theo dự án phục vụ quốc phòng an ninh phải chịu đền bù giá nhà nước rất thấp trong khi cách đó bờ mương lại được thỏa thuận với doanh nghiệp để làm dự án kinh tế, giá cao hẳn, thế thì ai chấp nhận được, sẽ khiếu kiện suốt, đại biểu Doãn Thế Cường góp ý.
Đại biểu Lê Nam cho rằng thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng là rất rõ nhưng thu hồi đất để phát triển kinh tế -xã hội thì còn rất nhiều đại biểu băn khoăn, vì quy định này chưa đủ khóa các trường hợp lạm dụng và không giải quyết được những vấn đề bức xúc về khiếu kiện đất đai hiện nay.
Kinh tế nhà nước vẫn phải chủ đạo
Nhất trí hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhưng hầu hết các ý kiến đề cập đều chưa an tâm với diễn đạt tại dự thảo.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân lo ngại nếu cách viết không khéo thì dẫn đến hiểu lầm mà lúc này lại rất cần huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế để chống suy giảm kinh tế.
Đại biểu Ngân đề nghị nói rõ kinh tế nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, tài nguyên quốc gia do doanh nghiệp nhà nước sử dụng…giữ vai trò chủ đạo.
Thà tốn thêm chữ để tránh hiểu lầm, các thành phân kinh tế khác vẫn cảm thấy bình đẳng, ông Ngân phát biểu.
Không nên lý giải như thế, vì ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia không phải thành phần, đại biểu Trần Du Lịch có ý kiến khác.
Đại biểu Lê Đông Phong đề nghị phải có cách thể hiện để đừng nhầm lẫn giữa kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, tránh sự nhập nhằng để thế lực thù địch lợi dụng.
Kinh tế nhà nước phải là chủ đạo thì đúng rồi nhưng thực tế trong giai đoạn vừa rồi kinh tế nhà nước rất nhiều vấn đề, vậy làm thế nào để kinh tế nhà nước phải thể hiện cụ thể trong nghị định hoặc văn bản nào đó để thể hiện đúng vai trò chủ đạo, đại biểu Bùi Thị An tham gia.
Còn theo đại biểu Trần Ngọc Vinh thì trong dự thảo trước đây mở rộng các thành phần kinh tế theo hướng bình đẳng với nhau nhưng lần này chỉ chốt lại một phương án kinh tế nhà nước là chủ đạo. Điều băn khoăn là Hiến pháp quy định cứng về vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước nhưng trong tương lai, xu hướng có sự thay đổi thì rất khó điều chỉnh.
Do vậy ban soạn thảo cần nghiên cứu để chỉnh lý cho phù hợp, một mặt vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhưng mặt khác đưa vào những từ ngữ có tính chất mở hơn, ông Vinh đề nghị.
Với nhận xét hình thức Hiến pháp đã thay đổi hoàn toàn khi 147 điều của hiến pháp hiện hành chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành mới 113 điều mới , một số ý kiến đề nghị gọi bản dự thảo mới là Hiến pháp 2013, thay vì Hiến pháp 1992 (sửa đổi).
Tham gia thảo luận tại tổ Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cách làm rất công phu, nghiêm túc, khoa học, bài bản dân chủ. “Trong hơn hai năm qua đã triển khai việc nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992, cho đến bây giờ tôi thấy là nội dung dự thảo về cơ bản đã rất tốt”, Tổng bí thư nhận xét.
Cũng theo Tổng bí thư, với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn những gì chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn mà ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa, chưa nên đưa vào.
“Tôi thấy tất cả nội dung này đã đáp ứng được tư tưởng đó. Tôi tán thành”, ông nói.
Băn khoăn thu hồi đất
Đi vào những nội dung cụ thể, một trong những nội dung còn khiến nhiều đại biểu băn khoăn là hiến định thu hồi đất.
Khoản 3 điều 54 dự thảo quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị bỏ cụm từ “do luật định”, đồng thời bỏ chữ “và” trước “được bồi thường”.
Thu hồi đất có nhiều mục đích nhưng điều người dân quan tâm nhất là quyền lợi hợp pháp của mình bị ảnh hưởng như thế nào. Vì thế dù thu hồi vì mục đích nào cũn phải đền bù như nhau về giá thì mới công bằng. Trên thực tế có thể 2 dự án nằm bên nhau mục đích khác nhau nên thu hồi ở mọi dự án đều phải theo giá thị trường, phù hợp với giá thị trường thì vì mục đích gì dân cũng ủng hộ, bà Tâm nhấn mạnh.
Sự cần thiết bỏ “do luật định” theo đại biểu Tâm là vì trên thực tế có thể có văn bản pháp luật dễ làm cho người thi hành lạm dụng, lợi dụng làm giàu bất chính, và điều đó làm cho dân bất an.
Hiến pháp không nên có quy định để dân bất an, đại biểu Tâm nhấn mạnh.
Phân tích của bà Tâm cũng được khá nhiều ý kiến khác tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đồng tình.
Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng không cần đề cập thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội, chỉ cần vì lợi ích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng đã đủ bao quát.
Quan điểm của đại biểu Lê Trọng Sang là cần thêm thời gian cho việc hiến định thu hồi đất, bởi Hiến pháp là đạo luật gốc rất cần có sự ổn định. Trong khi quy định về thu hồi đất tính ổn dịnh không cao, giá đất lúc thì sát, lúc thì phù hợp với giá thị trường, rất là trừu tượng.
Ông Sang cũng đề nghị, nếu vẫn hiến định thu hồi đất thì phải khẳng định chỉ trong trường hợp thật cần thiết thì nhà nước mới thu hồi đất.
Không thể để có việc cùng một làng, một ấp mà nhà thì thu hồi theo dự án phục vụ quốc phòng an ninh phải chịu đền bù giá nhà nước rất thấp trong khi cách đó bờ mương lại được thỏa thuận với doanh nghiệp để làm dự án kinh tế, giá cao hẳn, thế thì ai chấp nhận được, sẽ khiếu kiện suốt, đại biểu Doãn Thế Cường góp ý.
Đại biểu Lê Nam cho rằng thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng là rất rõ nhưng thu hồi đất để phát triển kinh tế -xã hội thì còn rất nhiều đại biểu băn khoăn, vì quy định này chưa đủ khóa các trường hợp lạm dụng và không giải quyết được những vấn đề bức xúc về khiếu kiện đất đai hiện nay.
Kinh tế nhà nước vẫn phải chủ đạo
Nhất trí hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhưng hầu hết các ý kiến đề cập đều chưa an tâm với diễn đạt tại dự thảo.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân lo ngại nếu cách viết không khéo thì dẫn đến hiểu lầm mà lúc này lại rất cần huy động nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế để chống suy giảm kinh tế.
Đại biểu Ngân đề nghị nói rõ kinh tế nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, tài nguyên quốc gia do doanh nghiệp nhà nước sử dụng…giữ vai trò chủ đạo.
Thà tốn thêm chữ để tránh hiểu lầm, các thành phân kinh tế khác vẫn cảm thấy bình đẳng, ông Ngân phát biểu.
Không nên lý giải như thế, vì ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia không phải thành phần, đại biểu Trần Du Lịch có ý kiến khác.
Đại biểu Lê Đông Phong đề nghị phải có cách thể hiện để đừng nhầm lẫn giữa kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, tránh sự nhập nhằng để thế lực thù địch lợi dụng.
Kinh tế nhà nước phải là chủ đạo thì đúng rồi nhưng thực tế trong giai đoạn vừa rồi kinh tế nhà nước rất nhiều vấn đề, vậy làm thế nào để kinh tế nhà nước phải thể hiện cụ thể trong nghị định hoặc văn bản nào đó để thể hiện đúng vai trò chủ đạo, đại biểu Bùi Thị An tham gia.
Còn theo đại biểu Trần Ngọc Vinh thì trong dự thảo trước đây mở rộng các thành phần kinh tế theo hướng bình đẳng với nhau nhưng lần này chỉ chốt lại một phương án kinh tế nhà nước là chủ đạo. Điều băn khoăn là Hiến pháp quy định cứng về vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước nhưng trong tương lai, xu hướng có sự thay đổi thì rất khó điều chỉnh.
Do vậy ban soạn thảo cần nghiên cứu để chỉnh lý cho phù hợp, một mặt vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhưng mặt khác đưa vào những từ ngữ có tính chất mở hơn, ông Vinh đề nghị.