Kỳ họp Quốc hội thứ 6: Trọng tâm là sửa Hiến pháp
Khai mạc ngày 21/10 và dự kiến bế mạc ngày 6/12, đây có thể là kỳ họp dài nhất của Quốc hội khóa 13
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa thông báo, kỳ họp Quốc hội thứ sáu sẽ khai mạc vào ngày 21/10 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 6/12/2013 tại Hà Nội.
Văn phòng Quốc hội cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và xem xét tình hình chuẩn bị thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất xin phép các vị đại biểu Quốc hội cho rút hai dự án Luật Hộ tịch và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị thêm.
Các vị đại biểu và các đại biểu Quốc hội cũng nhận được đề nghị tổ chức tiếp xúc cử tri theo quy định và gửi báo cáo tổng hợp trước ngày 4/10/2013 để tổng hợp, chuẩn bị báo cáo một cách chu đáo, kỹ lưỡng kịp trình Quốc hội tại phiên khai mạc.
Sớm gửi câu hỏi chất vấn, đề xuất những nhóm vấn đề cần được Quốc hội tiến hành chất vấn tại kỳ họp thứ 6 đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng là đề nghị được gửi đến các vị đại biểu tại công văn triệu tập.
Với thời gian đã được tăng thêm ba ngày so với dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/9 vừa qua, đây có thể là kỳ họp dài nhất của Quốc hội khóa 13.
Công việc hệ trọng nhất của kỳ họp này là thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ở chương trình kỳ họp gửi xin ý kiến các vị đại biểu, vào ngày thứ hai của kỳ họp cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tờ trình dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) sẽ được trình bày tại hội trường.
Và ngay ngày hôm sau, nội dung này sẽ được thảo luận tại tổ. Sau đó, một ngày rưỡi cuối tuần đầu tiên của tháng 11, trong phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, Quốc hội tiếp tục thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp.
Sau đó khoảng hai tuần, Quốc hội lại dành tiếp một ngày để nghe báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu và thảo luận ở hội trường về việc chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Thời gian trọn buổi sáng ngày 29/11/2013, cũng trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chương trình kỳ họp đã dành hai ngày áp phiên bế mạc để xem xét, quyết định về công tác nhân sự với chú thích “nếu có”.
Ngày 12/9, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc chuẩn bị chương trình kỳ họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đã đề nghị bố trí thời gian để Quốc hội miễn nhiệm chức danh Phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, do mới nhậm chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và phê chuẩn phó thủ tướng mới.
Văn phòng Quốc hội cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và xem xét tình hình chuẩn bị thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất xin phép các vị đại biểu Quốc hội cho rút hai dự án Luật Hộ tịch và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị thêm.
Các vị đại biểu và các đại biểu Quốc hội cũng nhận được đề nghị tổ chức tiếp xúc cử tri theo quy định và gửi báo cáo tổng hợp trước ngày 4/10/2013 để tổng hợp, chuẩn bị báo cáo một cách chu đáo, kỹ lưỡng kịp trình Quốc hội tại phiên khai mạc.
Sớm gửi câu hỏi chất vấn, đề xuất những nhóm vấn đề cần được Quốc hội tiến hành chất vấn tại kỳ họp thứ 6 đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng là đề nghị được gửi đến các vị đại biểu tại công văn triệu tập.
Với thời gian đã được tăng thêm ba ngày so với dự kiến trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/9 vừa qua, đây có thể là kỳ họp dài nhất của Quốc hội khóa 13.
Công việc hệ trọng nhất của kỳ họp này là thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ở chương trình kỳ họp gửi xin ý kiến các vị đại biểu, vào ngày thứ hai của kỳ họp cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tờ trình dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) sẽ được trình bày tại hội trường.
Và ngay ngày hôm sau, nội dung này sẽ được thảo luận tại tổ. Sau đó, một ngày rưỡi cuối tuần đầu tiên của tháng 11, trong phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp, Quốc hội tiếp tục thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp.
Sau đó khoảng hai tuần, Quốc hội lại dành tiếp một ngày để nghe báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu và thảo luận ở hội trường về việc chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013).
Thời gian trọn buổi sáng ngày 29/11/2013, cũng trong phiên họp được truyền hình trực tiếp, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chương trình kỳ họp đã dành hai ngày áp phiên bế mạc để xem xét, quyết định về công tác nhân sự với chú thích “nếu có”.
Ngày 12/9, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc chuẩn bị chương trình kỳ họp, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đã đề nghị bố trí thời gian để Quốc hội miễn nhiệm chức danh Phó thủ tướng đối với ông Nguyễn Thiện Nhân, do mới nhậm chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và phê chuẩn phó thủ tướng mới.