“Hiện tượng Nhật Bản” từ góc nhìn Đại sứ
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng nói về những dịch chuyển đáng chú ý trong đầu tư và thương mại giữa hai nước
“Tôi cho rằng đây là xu hướng rất thú vị và đáng chú ý”, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng nói như vậy khi đề cập đến sự dịch chuyển dòng vốn từ Nhật Bản sang Việt Nam mấy tháng gần đây.
“Hiện tượng Nhật Bản”, có thể gọi như vậy nếu nhìn vào những điều chỉnh lớn trong năm, trên góc độ quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Vào cuối tháng 6, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ quốc gia sở hữu nhiều công nghệ nguồn khu vực châu Á này mới đạt dưới 500 triệu USD tính từ đầu năm, nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng sau những chuyến đi “con thoi” của quan chức Việt Nam đến thị trường giàu có này.
Cuối tháng 11, con số công bố chính thức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đã vượt 2,1 tỷ USD, đứng thứ hai trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm nay.
Không những thế, trong một năm kinh tế thế giới ảm đạm, nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật Bản tăng tới 37% và đạt khoảng 10,4 tỷ USD, góp phần chuyển thị trường truyền thống này từ mức nhập siêu trên 1 tỷ USD trong năm ngoái, sang trạng thái xuất siêu.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng đã dành cho VnEconomy cuộc trò chuyện cuối năm.
Thưa ông, trong vài năm gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển rất nhanh, trong đó gắn với hợp tác kinh tế, hai nước đã trở thành đối tác kinh tế toàn diện vào năm 2008, và gần đây nhất đã khởi động giai đoạn 4 sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, từ ngày 1/7/2011… Thể hiện trong kết quả thực tế, theo ông những thành tựu nào là nổi bật nhất?
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản những năm gần đây phát triển rất tốt đẹp. Sự tin cậy lẫn nhau thể hiện trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai bên và từ đó đã tạo đà, mở ra sự phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác.
Về lĩnh vực kinh tế, nhiều năm qua Nhật Bản dành ODA cao nhất cho Việt Nam, kể cả trong năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa động đất và sóng thần. Năm vừa rồi, cam kết ODA của các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam là 7,4 tỷ USD thì riêng Nhật Bản cam kết 1,9 tỷ USD.
Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng rất ấn tượng, cho đến tháng 10/2011, vốn thực hiện đạt hơn 23 tỷ USD, cao nhất trong tất cả các nhà đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Nhiều lĩnh vực hợp tác khác của hai bên cũng ngày càng mở rộng. Hiện nay, thương mại hai chiều giữa hai nước đã gần đạt mức 20 tỷ USD. Hai bên cam kết đến năm 2020, con số ấy sẽ tăng gấp đôi, lên khoảng 40 tỷ USD.
Với chuyến đi thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng 10 vừa qua, những nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đã ngày càng được làm rõ. Giai đoạn sắp tới, chúng ta sẽ đi vào triển khai những nội hàm đó để quan hệ hai nước ngày càng gắn kết tốt đẹp.
Theo số liệu chính thức, vào tháng 6 năm nay đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chưa đạt con số 500 triệu USD, nhưng đến tháng 11 đã lên mức trên 2,1 tỷ USD. Ông nghĩ gì về sự dịch chuyển dòng vốn nhanh chóng như vậy?
Tôi cho rằng đây là xu hướng rất thú vị và đáng chú ý. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có những khó khăn nhất định, sự phục hồi kinh tế thế giới chậm chạp và còn chưa rõ ràng thì ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có những chuyển dịch tích cực.
Hiện nay, người Nhật đang rất quan tâm đến khu vực chúng ta, đến thị trường Việt Nam với gần 90 triệu dân, một thị trường đáng kể. Và quan trọng hơn, đối với người Nhật, người dân Việt Nam là những người bạn rất thân thiện.
Từ thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, chúng tôi nhận thấy từ lãnh đạo đến người dân Nhật Bản rất cảm kích trước tình cảm và việc làm tự nguyện của nhân dân Việt Nam. Họ biết rất rõ rằng từ lãnh đạo đến người dân bình thường, từ người già đến người trẻ ở Việt Nam đã tự nguyện quyên góp để chia sẻ, để ủng hộ những người bị nạn Nhật Bản. Điều đó đã góp phần củng cố lòng tin giữa nhân dân hai nước. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn chọn Việt Nam là một hướng đầu tư sắp tới.
Một điểm nữa là Nhật đang tái cơ cấu nền kinh tế, định lại mô hình tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vì thế tìm hướng đầu tư ra bên ngoai. Qua nói chuyện với chính giới cũng như các doanh nghiệp Nhật, tôi thấy Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… đang được coi là những địa điểm nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm. Do đó, có thể nói xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang tăng lên.
Một thay đổi khác là kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai quốc gia đã tăng rất nhanh chóng, đến cuối tháng 11 đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, tăng 26% so với năm ngoái. Nhưng điểm đáng chú ý là Việt Nam đã chuyển được từ trạng thái nhập siêu sang xuất siêu với Nhật Bản. Có gì đáng chú ý trong xu hướng, thưa ông?
Triển vọng về thương mại giữa hai nước là rất tốt. Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây, kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi mức hiện nay, tức là sẽ đạt 40 tỷ USD. Nhật Bản sẽ tiếp tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Người dân Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam. Đặc biệt khi Nhật Bản có mối tin cậy ngày càng tốt với Việt Nam, chúng ta có cơ hội tốt để tiếp cận thị trường này. Khi chúng ta làm tốt, đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm thì sẽ có thị trường.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán để có các hiệp định thỏa thuận, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn vào Nhật Bản.
Nếu nhìn vào ba hướng đột phá về tiếp tục cải cách thể chế kinh tế thi trường, về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đào tạo nguồn nhân lực được đặt ra trong giai đoạn tới, dường như Nhật Bản đang là đối tác có thể bổ sung rất tốt cho Việt Nam từ nền tảng những hỗ trợ đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Nhật Bản trong quá trình phát triển sắp tới của Việt Nam?
Nhật Bản là đối tác phát triển rất quan trọng của Việt Nam. Tôi cho rằng Nhật Bản có thể tham gia mạnh mẽ vào cả ba hướng đột phá của chúng ta.
Trong những năm vừa qua, Nhật Bản đã tham gia vào rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng then chốt của Việt Nam như đường bộ cao tốc, cầu cống, bến cảng, sân bay… như nhà ga T2 sân bay Nội Bài, cảng Lạch Huyện, các hệ thống giao thông đô thị nội đô Hà Nội và Tp.HCM…
Nhật Bản cũng sẵn sàng hỗ trợ chúng ta phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Tôi nhận thấy có sự quan tâm lớn của Nhật bản đối với lĩnh vực này.
Giai đoạn tới chúng ta cần nhân lực có chất lượng phục vụ cho các công trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, cũng như nhân lực đáp ứng các công trình hợp tác trong khuôn khổ Mê Kông - Nhật Bản. Nguồn nhân lực được đào tạo tốt có thể được dưa sang làm việc ở Nhật Bản. Hai bên cũng mới ký thỏa thuận về di chuyển thể nhân, Nhật sẽ nhận y tá, điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc .
Nói tóm lại, chúng ta có nhu cầu và Nhật Bản cũng sẵn sàng tham gia vào cả ba khâu đột phá của chúng ta.
Như ông vừa đề cập, quá trình phát triển sắp tới hai bên sẽ đều cần đến nhau, có thể bổ sung cho nhau, và đang hướng tới một mối quan hệ trên nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho nhau. Vậy điều gì sẽ hiện thực những mong muốn này?
Mối quan tâm hợp tác là từ cả hai phía.
Để hiện thực mong muốn của hai bên, chúng ta trước hết tập trung thực hiện các thỏa thuận đã có. Những thỏa thuận đó khá nhiều, trong đó có cả những thỏa thuận mới như khai thác, chế biến đất hiếm; nghiên cứu xây dựng hai khu công nghiệp tại Hải Phòng và Vũng Tàu.
Chúng ta sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào lĩnh vực điện tử, chế tạo, công nghiệp phụ trợ… Nhật Bản cũng đang rất mong muốn tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chúng ta.
Hiện nay cả hai bên đều cần tái cấu trúc kinh tế. Nếu làm tốt, hai bên có thể bổ sung cho nhau. Nhật Bản có vốn, có công nghệ cao, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có môi trường đầu tư được đánh giá là thuận lợi. Tôi tin rằng, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thì hai bên cùng có lợi.
Dường như trong nhiệm kỳ mới của ông có nhiều việc phải làm để quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển. Để hiện thực những mong muốn của hai chính phủ, ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp?
Ngành ngoại giao nói chung cũng như Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng có trách nhiệm đóng góp vào thực thi những thỏa thuận giữa hai bên, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhật Bản cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới.
Chúng tôi cũng xác định chương trình công tác trong 3 năm tới, đặt ra những ưu tiên phù hợp với tiến trình, với yêu cầu trong nước để đóng góp tốt nhất vào sự phát triển. Trong đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp của chúng ta có những đối tác tốt từ Nhật bản và làm ăn thành công là một việc tôi ưu tiên .
Cánh cửa Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản luôn rộng mở và bản thân tôi sẵn sàng lắng nghe những đề xuất để có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất. Tôi cũng mong doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục năng động, chủ động tìm kiếm đối tác, cũng như bám sát vào các đối tác đề có kế hoạch cụ thể, để triển khai.
“Hiện tượng Nhật Bản”, có thể gọi như vậy nếu nhìn vào những điều chỉnh lớn trong năm, trên góc độ quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Vào cuối tháng 6, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ quốc gia sở hữu nhiều công nghệ nguồn khu vực châu Á này mới đạt dưới 500 triệu USD tính từ đầu năm, nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng sau những chuyến đi “con thoi” của quan chức Việt Nam đến thị trường giàu có này.
Cuối tháng 11, con số công bố chính thức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đã vượt 2,1 tỷ USD, đứng thứ hai trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm nay.
Không những thế, trong một năm kinh tế thế giới ảm đạm, nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật Bản tăng tới 37% và đạt khoảng 10,4 tỷ USD, góp phần chuyển thị trường truyền thống này từ mức nhập siêu trên 1 tỷ USD trong năm ngoái, sang trạng thái xuất siêu.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng đã dành cho VnEconomy cuộc trò chuyện cuối năm.
Thưa ông, trong vài năm gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển rất nhanh, trong đó gắn với hợp tác kinh tế, hai nước đã trở thành đối tác kinh tế toàn diện vào năm 2008, và gần đây nhất đã khởi động giai đoạn 4 sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, từ ngày 1/7/2011… Thể hiện trong kết quả thực tế, theo ông những thành tựu nào là nổi bật nhất?
Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản những năm gần đây phát triển rất tốt đẹp. Sự tin cậy lẫn nhau thể hiện trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai bên và từ đó đã tạo đà, mở ra sự phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác.
Về lĩnh vực kinh tế, nhiều năm qua Nhật Bản dành ODA cao nhất cho Việt Nam, kể cả trong năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa động đất và sóng thần. Năm vừa rồi, cam kết ODA của các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam là 7,4 tỷ USD thì riêng Nhật Bản cam kết 1,9 tỷ USD.
Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng rất ấn tượng, cho đến tháng 10/2011, vốn thực hiện đạt hơn 23 tỷ USD, cao nhất trong tất cả các nhà đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Nhiều lĩnh vực hợp tác khác của hai bên cũng ngày càng mở rộng. Hiện nay, thương mại hai chiều giữa hai nước đã gần đạt mức 20 tỷ USD. Hai bên cam kết đến năm 2020, con số ấy sẽ tăng gấp đôi, lên khoảng 40 tỷ USD.
Với chuyến đi thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng 10 vừa qua, những nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đã ngày càng được làm rõ. Giai đoạn sắp tới, chúng ta sẽ đi vào triển khai những nội hàm đó để quan hệ hai nước ngày càng gắn kết tốt đẹp.
Theo số liệu chính thức, vào tháng 6 năm nay đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chưa đạt con số 500 triệu USD, nhưng đến tháng 11 đã lên mức trên 2,1 tỷ USD. Ông nghĩ gì về sự dịch chuyển dòng vốn nhanh chóng như vậy?
Tôi cho rằng đây là xu hướng rất thú vị và đáng chú ý. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có những khó khăn nhất định, sự phục hồi kinh tế thế giới chậm chạp và còn chưa rõ ràng thì ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có những chuyển dịch tích cực.
Hiện nay, người Nhật đang rất quan tâm đến khu vực chúng ta, đến thị trường Việt Nam với gần 90 triệu dân, một thị trường đáng kể. Và quan trọng hơn, đối với người Nhật, người dân Việt Nam là những người bạn rất thân thiện.
Từ thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, chúng tôi nhận thấy từ lãnh đạo đến người dân Nhật Bản rất cảm kích trước tình cảm và việc làm tự nguyện của nhân dân Việt Nam. Họ biết rất rõ rằng từ lãnh đạo đến người dân bình thường, từ người già đến người trẻ ở Việt Nam đã tự nguyện quyên góp để chia sẻ, để ủng hộ những người bị nạn Nhật Bản. Điều đó đã góp phần củng cố lòng tin giữa nhân dân hai nước. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn chọn Việt Nam là một hướng đầu tư sắp tới.
Một điểm nữa là Nhật đang tái cơ cấu nền kinh tế, định lại mô hình tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vì thế tìm hướng đầu tư ra bên ngoai. Qua nói chuyện với chính giới cũng như các doanh nghiệp Nhật, tôi thấy Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… đang được coi là những địa điểm nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm. Do đó, có thể nói xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang tăng lên.
Một thay đổi khác là kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai quốc gia đã tăng rất nhanh chóng, đến cuối tháng 11 đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, tăng 26% so với năm ngoái. Nhưng điểm đáng chú ý là Việt Nam đã chuyển được từ trạng thái nhập siêu sang xuất siêu với Nhật Bản. Có gì đáng chú ý trong xu hướng, thưa ông?
Triển vọng về thương mại giữa hai nước là rất tốt. Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây, kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi mức hiện nay, tức là sẽ đạt 40 tỷ USD. Nhật Bản sẽ tiếp tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Người dân Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam. Đặc biệt khi Nhật Bản có mối tin cậy ngày càng tốt với Việt Nam, chúng ta có cơ hội tốt để tiếp cận thị trường này. Khi chúng ta làm tốt, đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm thì sẽ có thị trường.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán để có các hiệp định thỏa thuận, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn vào Nhật Bản.
Nếu nhìn vào ba hướng đột phá về tiếp tục cải cách thể chế kinh tế thi trường, về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đào tạo nguồn nhân lực được đặt ra trong giai đoạn tới, dường như Nhật Bản đang là đối tác có thể bổ sung rất tốt cho Việt Nam từ nền tảng những hỗ trợ đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Nhật Bản trong quá trình phát triển sắp tới của Việt Nam?
Nhật Bản là đối tác phát triển rất quan trọng của Việt Nam. Tôi cho rằng Nhật Bản có thể tham gia mạnh mẽ vào cả ba hướng đột phá của chúng ta.
Trong những năm vừa qua, Nhật Bản đã tham gia vào rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng then chốt của Việt Nam như đường bộ cao tốc, cầu cống, bến cảng, sân bay… như nhà ga T2 sân bay Nội Bài, cảng Lạch Huyện, các hệ thống giao thông đô thị nội đô Hà Nội và Tp.HCM…
Nhật Bản cũng sẵn sàng hỗ trợ chúng ta phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Tôi nhận thấy có sự quan tâm lớn của Nhật bản đối với lĩnh vực này.
Giai đoạn tới chúng ta cần nhân lực có chất lượng phục vụ cho các công trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, cũng như nhân lực đáp ứng các công trình hợp tác trong khuôn khổ Mê Kông - Nhật Bản. Nguồn nhân lực được đào tạo tốt có thể được dưa sang làm việc ở Nhật Bản. Hai bên cũng mới ký thỏa thuận về di chuyển thể nhân, Nhật sẽ nhận y tá, điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc .
Nói tóm lại, chúng ta có nhu cầu và Nhật Bản cũng sẵn sàng tham gia vào cả ba khâu đột phá của chúng ta.
Như ông vừa đề cập, quá trình phát triển sắp tới hai bên sẽ đều cần đến nhau, có thể bổ sung cho nhau, và đang hướng tới một mối quan hệ trên nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho nhau. Vậy điều gì sẽ hiện thực những mong muốn này?
Mối quan tâm hợp tác là từ cả hai phía.
Để hiện thực mong muốn của hai bên, chúng ta trước hết tập trung thực hiện các thỏa thuận đã có. Những thỏa thuận đó khá nhiều, trong đó có cả những thỏa thuận mới như khai thác, chế biến đất hiếm; nghiên cứu xây dựng hai khu công nghiệp tại Hải Phòng và Vũng Tàu.
Chúng ta sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào lĩnh vực điện tử, chế tạo, công nghiệp phụ trợ… Nhật Bản cũng đang rất mong muốn tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chúng ta.
Hiện nay cả hai bên đều cần tái cấu trúc kinh tế. Nếu làm tốt, hai bên có thể bổ sung cho nhau. Nhật Bản có vốn, có công nghệ cao, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có môi trường đầu tư được đánh giá là thuận lợi. Tôi tin rằng, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thì hai bên cùng có lợi.
Dường như trong nhiệm kỳ mới của ông có nhiều việc phải làm để quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển. Để hiện thực những mong muốn của hai chính phủ, ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp?
Ngành ngoại giao nói chung cũng như Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng có trách nhiệm đóng góp vào thực thi những thỏa thuận giữa hai bên, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhật Bản cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới.
Chúng tôi cũng xác định chương trình công tác trong 3 năm tới, đặt ra những ưu tiên phù hợp với tiến trình, với yêu cầu trong nước để đóng góp tốt nhất vào sự phát triển. Trong đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp của chúng ta có những đối tác tốt từ Nhật bản và làm ăn thành công là một việc tôi ưu tiên .
Cánh cửa Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản luôn rộng mở và bản thân tôi sẵn sàng lắng nghe những đề xuất để có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất. Tôi cũng mong doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục năng động, chủ động tìm kiếm đối tác, cũng như bám sát vào các đối tác đề có kế hoạch cụ thể, để triển khai.