Hơn 59 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng
Có khả năng, cả năm 2008, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 62-65 tỷ USD vốn FDI
Kết quả thu hút vốn FDI trong 10 tháng đầu năm 2008 đạt 59,31 tỷ USD. Với thành tích khả quan như vậy, theo nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, có khả năng cả năm 2008 sẽ thu hút được khoảng 62-65 tỷ USD vốn FDI.
Bên cạnh vốn đăng ký tiếp tục tăng cao thì vốn thực hiện cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong 10 tháng qua vốn đầu tư thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 10/2008, cả nước có 68 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu năm 2008 lên 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, trong 10 tháng qua đã có 247 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,02 tỷ USD, bằng 76,3% về số lượt dự án tăng vốn và 52,7% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10 có 22 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư là 169 triệu USD.
Các dự án vẫn tiếp tục duy trì quy mô vốn lớn, trung bình đạt 61,1 triệu USD/dự án. Do thu hút được dự án có quy mô vốn lớn nhất nước 9,79 tỷ USD của liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin, tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu trong số 43 địa phương trong cả nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ hai với 4 dự án có tổng vốn đăng ký 9,3 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Tp.HCM 8 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 tháng đầu năm, vốn đăng ký mới vẫn tiếp tục tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 512 dự án có tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53, 7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.
Tuy kết quả thu hút FDI 10 tháng đạt cao như vậy nhưng theo ông Dũng tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu hiện nay chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong những năm tới kể cả thu hút đầu tư mới lẫn giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký.
"Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra, vấn đề chỉ còn là mức độ như thế nào", ông Dũng nói và cho nhận định thêm do hai năm 2007 và 2008 lượng vốn FDI đổ vào nhiều nên việc giải ngân chắc chắn phải cần 3-5 năm chứ không thể làm được ngay. Vì vậy tỉ lệ vốn cam kết và giải ngân sẽ doãng ra rất xa.
Bên cạnh vốn đăng ký tiếp tục tăng cao thì vốn thực hiện cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Trong 10 tháng qua vốn đầu tư thực hiện đạt 9,1 tỷ USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 10/2008, cả nước có 68 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu năm 2008 lên 953 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 58,3 tỷ USD, bằng 83,3% về số dự án và tăng gần 6 lần về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, trong 10 tháng qua đã có 247 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,02 tỷ USD, bằng 76,3% về số lượt dự án tăng vốn và 52,7% tổng vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10 có 22 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư là 169 triệu USD.
Các dự án vẫn tiếp tục duy trì quy mô vốn lớn, trung bình đạt 61,1 triệu USD/dự án. Do thu hút được dự án có quy mô vốn lớn nhất nước 9,79 tỷ USD của liên doanh sản xuất thép giữa tập đoàn Lion Malaysia với Vinashin, tỉnh Ninh Thuận đã vươn lên đứng đầu trong số 43 địa phương trong cả nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ hai với 4 dự án có tổng vốn đăng ký 9,3 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Tp.HCM 8 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 tháng đầu năm, vốn đăng ký mới vẫn tiếp tục tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 512 dự án có tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53, 7% về số dự án và 55,7% về vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ có 400 dự án với tổng vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư.
Tuy kết quả thu hút FDI 10 tháng đạt cao như vậy nhưng theo ông Dũng tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu hiện nay chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Việt Nam trong những năm tới kể cả thu hút đầu tư mới lẫn giải ngân vốn đầu tư đã đăng ký.
"Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra, vấn đề chỉ còn là mức độ như thế nào", ông Dũng nói và cho nhận định thêm do hai năm 2007 và 2008 lượng vốn FDI đổ vào nhiều nên việc giải ngân chắc chắn phải cần 3-5 năm chứ không thể làm được ngay. Vì vậy tỉ lệ vốn cam kết và giải ngân sẽ doãng ra rất xa.