HSBC: Đừng mua vào thêm, cho đến khi...
Theo HSBC, sự tụt dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam là kết quả của hai nhân tố rất… Việt Nam
Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC) mới đây đưa ra một bản báo cáo mới nhận định về tình hình và triển vọng của nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán, tài chính của Việt Nam.
Các chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, sự đi xuống của VN-Index thời gian qua hoàn toàn là kết quả của những yếu tố từ thị trường trong nước.
Ảnh hưởng hạn chế từ thị trường bên ngoài
Trong tháng 1/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thời kỳ điều chỉnh kéo dài, khiến chỉ số VN-Index sụt mất thêm 9%. Hiện VN-Index thấp hơn 28% so với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái.
Nhiều người cho rằng, đây một phần là kết quả từ ảnh hưởng của sự chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu trong thời gian gần đây. Nhưng các chuyên gia của HSBC cho rằng, đây là một nhận định sai lầm.
Bằng chứng là giới đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của các công ty Việt Nam. Trong 3 tháng qua, lượng mua ròng của giới đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 211 triệu USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư quốc tế lại bán ròng 22 tỷ USD trên các thị trường châu Á, trừ Nhật Bản. Ngay trong tháng 1, trong tổng số 21 ngày giao dịch, chỉ có 8 ngày là lượng cổ phiếu của các công ty Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra cao hơn so với lượng mua vào của họ.
Như vậy, chính các nhà đầu tư trong nước mới là lực lượng bán ra. Đây là một điều hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra tại các thị trường châu Á khác.
Một điểm đáng chú ý khác là thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức đỉnh từ tháng 3 năm ngoái, trong khi các thị trường châu Á khác mới chỉ đạt đỉnh trong tháng 10 vừa qua. Và trên thực tế, mức độ tương quan giữa chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) trong năm qua chỉ là -7%, trong khi mức độ này của thị trường Ấn là 87%.
Những tác nhân trong nước
Trên thực tế, sự tụt dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam là kết quả của hai nhân tố rất… Việt Nam:
Nhân tố thứ nhất bắt nguồn từ kế hoạch cổ phần hóa. Đợt IPO của Vietcombank kết thúc trong tháng 12 với mức giá bỏ thầu bình quân cao hơn 8% so với mức giá tối thiểu và 90% số nhà đầu tư tham gia đấu giá bỏ tiền mua cổ phiếu. Tuy nhiên, với mức giá chào bán quá cao, chỉ có chưa đầy 9.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia đấu giá và hiện vẫn chưa nổi lên một nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của Vietcombank ở mức giá trúng thầu, với chỉ số P/B là 11 lần (Chỉ số P/B - Price-to-Book Ratio: Giá/Giá trị sổ sách).
Đợt IPO của Sabeco trong tháng 1 vừa qua ít thành công hơn nhiều, với số lượng đăng ký là 60% so với lượng chào bán.
Theo nhận định của HSBC, Chính phủ Việt Nam dường như quá tham vọng trong việc tối đa hóa lượng tiền có thể thu về từ một đợt IPO, mà không cân nhắc sự cần thiết phải làm sao để đợt cổ phần hóa trở nên hấp dẫn trong mắt giới đầu tư trong dài hạn. Ở phần lớn các quốc gia có chương trình cổ phần hóa khác, như ở Anh vào những năm 1980, những đợt IPO ban đầu thường được định giá ở mức thấp để hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và tạo ra văn hóa sở hữu cổ phần.
Vấn đề thứ hai là chính sách tiền tệ. Do chỉ số CPI tăng tới 14%, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang sử dụng mọi biện pháp để kiềm chế lạm phát, và việc này tạo ra một môi trường không tốt cho chứng khoán. Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%. Lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên mức 10% và thậm chí còn lên tới 27% ngay trong những ngày trước Tết Nguyên Đán.
Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại nhất là việc họ không thể có được VND vì Ngân hàng Nhà nước đã ngừng mua vào USD.
Vẫn là điểm đầu tư tốt trong dài hạn
Chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu lo lắng về sự đi xuống liên tục của thị trường chứng khoán. Đã có một số gợi ý để hỗ trợ thị trường, chẳng hạn nâng mức hạn chế cho vay chứng khoán cao hơn mức 3% hiện nay.
Nhiều tờ báo dự báo rằng, mức trần đối với sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (49% trong các công ty niêm yết và 30% trong các ngân hàng) có thể sẽ được nâng lên. Một số bài báo cũng cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được sử dụng USD để đầu tư.
Tuy nhiên, đến hết tháng 1, vẫn chưa có một quyết định nào được công bố.
Do giới đầu tư ồ ạt bán ra trong thời gian qua, các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay trở lại mức giá rẻ. Theo tính toán của HSBC, chỉ số P/E đã giảm xuống mức 17 lần, dựa trên mức EPS của năm 2006, giả định EPS tăng 30% trong năm 2007 và 20% trong năm 2008 và 2009. Đây không hoàn toàn là một ước tính chính xác, nhưng do chưa có những số liệu rõ ràng về kết quả kinh doanh quý 4/2007 của các doanh nghiệp, đây là số liệu tốt nhất mà các chuyên gia có thể đưa ra.
Những số liệu đầy đủ về lợi nhuận sẽ có được vào cuối tháng 2 này, cung cấp một bức tranh toàn cảnh và rõ nét về tăng trưởng lợi nhuận của các công ty, và như thế, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của giới đầu tư. Trên thực tế, sau khi phá đáy 800 điểm vào tháng 1, VN-Index đã trải qua một số phiên phục hồi do các nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu đã rẻ và họ đẩy mạnh mua vào.
Vào lúc này, các chuyên gia của HSBC tiếp tục tin rằng, thị trường Việt Nam tiếp tục là một điểm đầu tư tốt, xét trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn còn tồn tại một số rủi ro, đặc biệt là tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và kế hoạch IPO sắp tới còn thiếu rõ ràng. Những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đề xuất để “cứu” thị trường đến nay vẫn chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề cốt lõi, đó là thông tin thiếu minh bạch, quản trị kém, kế hoạch cổ phần hóa sai lầm, thiếu thanh khoản…
HSBC khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục đầu tư ở thị trường Việt Nam, nhưng không nên mua vào thêm, cho tới khi những vấn đề nói trên được giải quyết.
Các chuyên gia của HSBC nhấn mạnh, sự đi xuống của VN-Index thời gian qua hoàn toàn là kết quả của những yếu tố từ thị trường trong nước.
Ảnh hưởng hạn chế từ thị trường bên ngoài
Trong tháng 1/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục thời kỳ điều chỉnh kéo dài, khiến chỉ số VN-Index sụt mất thêm 9%. Hiện VN-Index thấp hơn 28% so với mức đỉnh vào tháng 3 năm ngoái.
Nhiều người cho rằng, đây một phần là kết quả từ ảnh hưởng của sự chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu trong thời gian gần đây. Nhưng các chuyên gia của HSBC cho rằng, đây là một nhận định sai lầm.
Bằng chứng là giới đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu của các công ty Việt Nam. Trong 3 tháng qua, lượng mua ròng của giới đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 211 triệu USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư quốc tế lại bán ròng 22 tỷ USD trên các thị trường châu Á, trừ Nhật Bản. Ngay trong tháng 1, trong tổng số 21 ngày giao dịch, chỉ có 8 ngày là lượng cổ phiếu của các công ty Việt Nam mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra cao hơn so với lượng mua vào của họ.
Như vậy, chính các nhà đầu tư trong nước mới là lực lượng bán ra. Đây là một điều hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra tại các thị trường châu Á khác.
Một điểm đáng chú ý khác là thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức đỉnh từ tháng 3 năm ngoái, trong khi các thị trường châu Á khác mới chỉ đạt đỉnh trong tháng 10 vừa qua. Và trên thực tế, mức độ tương quan giữa chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) trong năm qua chỉ là -7%, trong khi mức độ này của thị trường Ấn là 87%.
Những tác nhân trong nước
Trên thực tế, sự tụt dốc của thị trường chứng khoán Việt Nam là kết quả của hai nhân tố rất… Việt Nam:
Nhân tố thứ nhất bắt nguồn từ kế hoạch cổ phần hóa. Đợt IPO của Vietcombank kết thúc trong tháng 12 với mức giá bỏ thầu bình quân cao hơn 8% so với mức giá tối thiểu và 90% số nhà đầu tư tham gia đấu giá bỏ tiền mua cổ phiếu. Tuy nhiên, với mức giá chào bán quá cao, chỉ có chưa đầy 9.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia đấu giá và hiện vẫn chưa nổi lên một nhà đầu tư chiến lược nào sẵn sàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của Vietcombank ở mức giá trúng thầu, với chỉ số P/B là 11 lần (Chỉ số P/B - Price-to-Book Ratio: Giá/Giá trị sổ sách).
Đợt IPO của Sabeco trong tháng 1 vừa qua ít thành công hơn nhiều, với số lượng đăng ký là 60% so với lượng chào bán.
Theo nhận định của HSBC, Chính phủ Việt Nam dường như quá tham vọng trong việc tối đa hóa lượng tiền có thể thu về từ một đợt IPO, mà không cân nhắc sự cần thiết phải làm sao để đợt cổ phần hóa trở nên hấp dẫn trong mắt giới đầu tư trong dài hạn. Ở phần lớn các quốc gia có chương trình cổ phần hóa khác, như ở Anh vào những năm 1980, những đợt IPO ban đầu thường được định giá ở mức thấp để hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và tạo ra văn hóa sở hữu cổ phần.
Vấn đề thứ hai là chính sách tiền tệ. Do chỉ số CPI tăng tới 14%, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang sử dụng mọi biện pháp để kiềm chế lạm phát, và việc này tạo ra một môi trường không tốt cho chứng khoán. Tháng trước, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 8,75%. Lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên mức 10% và thậm chí còn lên tới 27% ngay trong những ngày trước Tết Nguyên Đán.
Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại nhất là việc họ không thể có được VND vì Ngân hàng Nhà nước đã ngừng mua vào USD.
Vẫn là điểm đầu tư tốt trong dài hạn
Chính phủ Việt Nam cũng đã bắt đầu lo lắng về sự đi xuống liên tục của thị trường chứng khoán. Đã có một số gợi ý để hỗ trợ thị trường, chẳng hạn nâng mức hạn chế cho vay chứng khoán cao hơn mức 3% hiện nay.
Nhiều tờ báo dự báo rằng, mức trần đối với sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài (49% trong các công ty niêm yết và 30% trong các ngân hàng) có thể sẽ được nâng lên. Một số bài báo cũng cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được sử dụng USD để đầu tư.
Tuy nhiên, đến hết tháng 1, vẫn chưa có một quyết định nào được công bố.
Do giới đầu tư ồ ạt bán ra trong thời gian qua, các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay trở lại mức giá rẻ. Theo tính toán của HSBC, chỉ số P/E đã giảm xuống mức 17 lần, dựa trên mức EPS của năm 2006, giả định EPS tăng 30% trong năm 2007 và 20% trong năm 2008 và 2009. Đây không hoàn toàn là một ước tính chính xác, nhưng do chưa có những số liệu rõ ràng về kết quả kinh doanh quý 4/2007 của các doanh nghiệp, đây là số liệu tốt nhất mà các chuyên gia có thể đưa ra.
Những số liệu đầy đủ về lợi nhuận sẽ có được vào cuối tháng 2 này, cung cấp một bức tranh toàn cảnh và rõ nét về tăng trưởng lợi nhuận của các công ty, và như thế, sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của giới đầu tư. Trên thực tế, sau khi phá đáy 800 điểm vào tháng 1, VN-Index đã trải qua một số phiên phục hồi do các nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu đã rẻ và họ đẩy mạnh mua vào.
Vào lúc này, các chuyên gia của HSBC tiếp tục tin rằng, thị trường Việt Nam tiếp tục là một điểm đầu tư tốt, xét trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn còn tồn tại một số rủi ro, đặc biệt là tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và kế hoạch IPO sắp tới còn thiếu rõ ràng. Những giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đề xuất để “cứu” thị trường đến nay vẫn chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề cốt lõi, đó là thông tin thiếu minh bạch, quản trị kém, kế hoạch cổ phần hóa sai lầm, thiếu thanh khoản…
HSBC khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì danh mục đầu tư ở thị trường Việt Nam, nhưng không nên mua vào thêm, cho tới khi những vấn đề nói trên được giải quyết.