IMF cải cách, nhưng chưa thỏa đáng
IFM vừa thông qua việc giảm quyền bỏ phiếu của Mỹ và các nước phương Tây, tăng quyền cho các nước đang phát triển
Theo AFP ngày 7/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thông qua kế hoạch cải cách. Theo đó, giảm quyền bỏ phiếu của Mỹ và các nước phương Tây, từ 59,5% xuống 57,9%; tăng quyền cho các nước đang phát triển từ 40,4% lên 42,1%.
Như vậy là chỉ thêm được 1,6%, trong khi đề nghị là 2,7%. Sự thay đổi này được cho là chưa thoả đáng vì quá nhỏ, nhưng dù sao cũng đã đánh dấu sự khởi đầu cuộc đấu tranh lâu dài của các nước đang phát triển giành tiếng nói trong IMF.
Hiện nay các nước đang phát triển thực hiện tới 70% công việc của IMF, lại hưởng lợi ích ít. Tỷ lệ quyền bỏ phiếu dành cho họ như trên là chưa thoả đáng. IMF có số vốn 30 tỷ USD.
Vai trò của IMF trong nền kinh tế toàn cầu gia tăng nhờ sự tham gia của 184 quốc gia thành viên mà số đông là các nước đang phát triển.
IMF thành lập năm 1945, nhằm giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, cán cân thanh toán, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Như vậy là chỉ thêm được 1,6%, trong khi đề nghị là 2,7%. Sự thay đổi này được cho là chưa thoả đáng vì quá nhỏ, nhưng dù sao cũng đã đánh dấu sự khởi đầu cuộc đấu tranh lâu dài của các nước đang phát triển giành tiếng nói trong IMF.
Hiện nay các nước đang phát triển thực hiện tới 70% công việc của IMF, lại hưởng lợi ích ít. Tỷ lệ quyền bỏ phiếu dành cho họ như trên là chưa thoả đáng. IMF có số vốn 30 tỷ USD.
Vai trò của IMF trong nền kinh tế toàn cầu gia tăng nhờ sự tham gia của 184 quốc gia thành viên mà số đông là các nước đang phát triển.
IMF thành lập năm 1945, nhằm giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, cán cân thanh toán, hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.