IMF cảnh báo Trung Quốc về “quả bom” nợ
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đà tăng nợ hiện nay của Trung Quốc là nguy hiểm", IMF cảnh báo
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong 3 năm tới do Chính phủ nước này không muốn kiềm chế khối nợ đã lên đến mức nguy hiểm - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Bắc Kinh trong một báo cáo mới ra.
Theo tờ Financial Times, trong báo cáo thường niên về nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, IMF cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 6,4% trong thời gian 2018-2020, so với mức dự báo tăng 6% đưa ra trong báo cáo trước. IMF cũng nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, từ mức dự báo 6,2% trước đó.
Với lời hứa tăng gấp đôi quy mô của nền kinh tế trong thời gian từ 2010 đến 2020, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép mức nợ tăng nhanh trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng. “Nhà chức trách sẽ làm tất cả những gì cần thiết để đạt mục tiêu GDP vào năm 2020”, IMF nhận xét về Trung Quốc.
Trên cơ sở đó, IMF dự báo nợ trong khu vực phi tài chính của Trung Quốc sẽ vượt 290% GDP vào năm 2022, so với mức 235% vào năm ngoái. Trước đó, định chế này dự báo mức nợ của khu vực phi tài chính Trung Quốc sẽ ổn định ở mức 270% GDP trong 5 năm tới.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đà tăng nợ hiện nay của Trung Quốc là nguy hiểm, với rủi ro xảy ra một cuộc điều chỉnh đột ngột ngày càng gia tăng”, IMF nói trong bản báo cáo với những ngôn từ mang tính cảnh báo mạnh mẽ.
IMF nói thêm, mức nợ cao sẽ khiến Bắc Kinh suy giảm “dư địa tài khóa” để phản ứng với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào có thể xảy ra trên thị trường liên ngân hàng hay một sự “mất mát niềm tin” và các sản phẩm quản lý tài sản vốn đang được bán rộng rãi trên thị trường ngân hàng “ngầm” ở Trung Quốc.
Ông Jia Zhongxia, đại diện Trung Quốc tại IMF, đã bác bỏ cảnh báo mà định chế này đưa ra. “Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc từ năm 2017 không chỉ là kết quả của chính sách kích cầu, mà thực ra phản ánh sự tái cân bằng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế”, ông Jia nói. “Kịch bản mà IMF đưa ra về một sự sụt giảm đột ngột của nền kinh tế Trung Quốc là rất khó xảy ra”.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhà chức trách Trung Quốc đã cho phép tăng trưởng tín dụng bùng nổ, khiến tổng nợ ở nước này tăng gấp hơn 4 lần, lên mức 28 nghìn tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2016.
Trong bản báo cáo, IMF nhấn mạnh rằng “hiệu quả vốn tín dụng” của Trung Quốc đã giảm mạnh trong thập kỷ qua, bởi số vốn tín dụng cần thiết để tạo ra cùng một lượng tăng trưởng ngày càng lớn.
“Vào năm 2008, lượng vốn tín dụng mới 6,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ là đủ để giúp GDP danh nghĩa tăng thêm 5 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Đến năm 2016, lượng vốn tín dụng cần thiết để GDP tăng một lượng tương tự là 20 nghìn tỷ Nhân dân tệ”, báo cáo viết.
IMF nói thêm rằng nếu Chính phủ Trung Quốc không “xả” vốn tín dụng, thì tăng trường GDP trung bình của nước này trong vòng 5 năm đến năm 2016 sẽ chỉ là 5,3%, thay vì 7,3%.
Theo tờ Financial Times, trong báo cáo thường niên về nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, IMF cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 6,4% trong thời gian 2018-2020, so với mức dự báo tăng 6% đưa ra trong báo cáo trước. IMF cũng nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, từ mức dự báo 6,2% trước đó.
Với lời hứa tăng gấp đôi quy mô của nền kinh tế trong thời gian từ 2010 đến 2020, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép mức nợ tăng nhanh trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng. “Nhà chức trách sẽ làm tất cả những gì cần thiết để đạt mục tiêu GDP vào năm 2020”, IMF nhận xét về Trung Quốc.
Trên cơ sở đó, IMF dự báo nợ trong khu vực phi tài chính của Trung Quốc sẽ vượt 290% GDP vào năm 2022, so với mức 235% vào năm ngoái. Trước đó, định chế này dự báo mức nợ của khu vực phi tài chính Trung Quốc sẽ ổn định ở mức 270% GDP trong 5 năm tới.
“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy đà tăng nợ hiện nay của Trung Quốc là nguy hiểm, với rủi ro xảy ra một cuộc điều chỉnh đột ngột ngày càng gia tăng”, IMF nói trong bản báo cáo với những ngôn từ mang tính cảnh báo mạnh mẽ.
IMF nói thêm, mức nợ cao sẽ khiến Bắc Kinh suy giảm “dư địa tài khóa” để phản ứng với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào có thể xảy ra trên thị trường liên ngân hàng hay một sự “mất mát niềm tin” và các sản phẩm quản lý tài sản vốn đang được bán rộng rãi trên thị trường ngân hàng “ngầm” ở Trung Quốc.
Ông Jia Zhongxia, đại diện Trung Quốc tại IMF, đã bác bỏ cảnh báo mà định chế này đưa ra. “Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc từ năm 2017 không chỉ là kết quả của chính sách kích cầu, mà thực ra phản ánh sự tái cân bằng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế”, ông Jia nói. “Kịch bản mà IMF đưa ra về một sự sụt giảm đột ngột của nền kinh tế Trung Quốc là rất khó xảy ra”.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhà chức trách Trung Quốc đã cho phép tăng trưởng tín dụng bùng nổ, khiến tổng nợ ở nước này tăng gấp hơn 4 lần, lên mức 28 nghìn tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2016.
Trong bản báo cáo, IMF nhấn mạnh rằng “hiệu quả vốn tín dụng” của Trung Quốc đã giảm mạnh trong thập kỷ qua, bởi số vốn tín dụng cần thiết để tạo ra cùng một lượng tăng trưởng ngày càng lớn.
“Vào năm 2008, lượng vốn tín dụng mới 6,5 nghìn tỷ Nhân dân tệ là đủ để giúp GDP danh nghĩa tăng thêm 5 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Đến năm 2016, lượng vốn tín dụng cần thiết để GDP tăng một lượng tương tự là 20 nghìn tỷ Nhân dân tệ”, báo cáo viết.
IMF nói thêm rằng nếu Chính phủ Trung Quốc không “xả” vốn tín dụng, thì tăng trường GDP trung bình của nước này trong vòng 5 năm đến năm 2016 sẽ chỉ là 5,3%, thay vì 7,3%.