Trung Quốc giành lại ngôi chủ nợ lớn nhất của Mỹ
Trung Quốc nắm giữ tổng cộng 1,15 nghìn tỷ USD trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành
Trung Quốc đã trở lại vị trí là nước nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ nhất, sau khi có 5 tháng liên tiếp mua vào tài sản này trong bối cảnh kinh tế khởi sắc và đồng Nhân dân tệ vững giá.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/8 cho biết, tính đến tháng 6 vừa qua, Trung Quốc nắm giữ tổng cộng 1,15 nghìn tỷ USD trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành. Trong khi đó, mức nắm giữ của Nhật Bản là 1,09 nghìn tỷ USD, giảm 20,5 tỷ USD so với tháng 5.
Hiện tại, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm hơn 1/3 lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ. Khối lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay chủ nợ nước ngoài đạt mức 6,17 nghìn tỷ USD trong tháng 6, tăng 47,7 tỷ USD so với tháng 5.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Nguyên nhân chính khiến Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ hai là do nước này phải rút dần dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Năm 2016, Trung Quốc đã rút 320 tỷ USD dự trữ để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, đồng Nhân dân tệ vẫn giảm giá khoảng 6,5% so với đồng USD, mức giảm mạnh nhất trong một năm kể từ năm 1994, do các nhà đầu tư rút vốn khỏi Trung Quốc khi nền kinh tế nước này giảm tốc.
Sang năm 2017, tình hình kinh tế Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực. Trong tháng 7, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng tháng thứ 6 liên tiếp, đạt mức 3,08 nghìn tỷ USD nhờ đồng Nhân dân tệ tăng giá và nền kinh tế nước này giữ nhịp tăng trưởng khả quan.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hồi tháng 6 dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, cao hơn mục tiêu 6,5% mà Bắc Kinh đề ra. Quý 2, kinh tế Trung Quốc tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 6,8% mà giới phân tích đưa ra.
Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ đã giúp Trung Quốc giảm bớt áp lực thoái vốn khỏi nước này, theo đó hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Đồng nội tệ của Trung Quốc đã tăng giá gần 4% trong năm nay so với đồng USD.
Dòng chảy thương mại mại mẽ giữa Mỹ và Trung Quốc đã đem lại lượng ngoại tệ lớn cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thúc đẩy nhu cầu mua nợ Mỹ của Bắc Kinh. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Thomas Simons thuộc công ty Jefferies ở New York, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng sắp tới.
“Tôi không cho rằng Trung Quốc đã mua xong trái phiếu kho bạc Mỹ, nếu xét đến cán cân thương mại của họ với Mỹ”, ông Simons nói. “Các dòng chảy thương mại giữa hai nước sẽ tạo ra thêm nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ”.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 6, mức mua ròng trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn trong tháng 6 là 34,4 tỷ USD, so với mức 91,9 tỷ USD trong tháng 5.
Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 15/8 cho biết, tính đến tháng 6 vừa qua, Trung Quốc nắm giữ tổng cộng 1,15 nghìn tỷ USD trái phiếu, tín phiếu và hối phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành. Trong khi đó, mức nắm giữ của Nhật Bản là 1,09 nghìn tỷ USD, giảm 20,5 tỷ USD so với tháng 5.
Hiện tại, Trung Quốc và Nhật Bản chiếm hơn 1/3 lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do các chủ nợ nước ngoài nắm giữ. Khối lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay chủ nợ nước ngoài đạt mức 6,17 nghìn tỷ USD trong tháng 6, tăng 47,7 tỷ USD so với tháng 5.
Hồi tháng 10 năm ngoái, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Nguyên nhân chính khiến Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ hai là do nước này phải rút dần dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ.
Năm 2016, Trung Quốc đã rút 320 tỷ USD dự trữ để hỗ trợ tỷ giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, đồng Nhân dân tệ vẫn giảm giá khoảng 6,5% so với đồng USD, mức giảm mạnh nhất trong một năm kể từ năm 1994, do các nhà đầu tư rút vốn khỏi Trung Quốc khi nền kinh tế nước này giảm tốc.
Sang năm 2017, tình hình kinh tế Trung Quốc có nhiều chuyển biến tích cực. Trong tháng 7, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng tháng thứ 6 liên tiếp, đạt mức 3,08 nghìn tỷ USD nhờ đồng Nhân dân tệ tăng giá và nền kinh tế nước này giữ nhịp tăng trưởng khả quan.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF hồi tháng 6 dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,7% trong năm nay, cao hơn mục tiêu 6,5% mà Bắc Kinh đề ra. Quý 2, kinh tế Trung Quốc tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo tăng 6,8% mà giới phân tích đưa ra.
Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ đã giúp Trung Quốc giảm bớt áp lực thoái vốn khỏi nước này, theo đó hỗ trợ tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Đồng nội tệ của Trung Quốc đã tăng giá gần 4% trong năm nay so với đồng USD.
Dòng chảy thương mại mại mẽ giữa Mỹ và Trung Quốc đã đem lại lượng ngoại tệ lớn cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, thúc đẩy nhu cầu mua nợ Mỹ của Bắc Kinh. Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Thomas Simons thuộc công ty Jefferies ở New York, mức nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng sắp tới.
“Tôi không cho rằng Trung Quốc đã mua xong trái phiếu kho bạc Mỹ, nếu xét đến cán cân thương mại của họ với Mỹ”, ông Simons nói. “Các dòng chảy thương mại giữa hai nước sẽ tạo ra thêm nhu cầu đối với trái phiếu kho bạc Mỹ”.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, trong tháng 6, mức mua ròng trái phiếu kho bạc Mỹ dài hạn trong tháng 6 là 34,4 tỷ USD, so với mức 91,9 tỷ USD trong tháng 5.