IMF kêu gọi Trung Quốc tăng tỷ giá
Giám đốc điều hành IMF cho rằng, đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn ngày 7/10 đã lên tiếng thúc giục Trung Quốc tăng tỷ giá Nhân dân tệ. Tờ New York Times bình luận, đây được xem là một nỗ lực của IMF nhằm ngăn chặn nguy cơcăng thẳng Trung-Mỹ trong vấn đề tỷ giá lan rộng thành tranh chấp quốc tế.
Ông Strauss-Kahn bày tỏ quan điểm lo ngại rằng, sự phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu - vốn xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế - đang rơi vào tình trạng suy giảm.
“Đông lực phối hợp chính sách chưa biến mất, nhưng đang suy giảm, và đó là một mối đe dọa thực sự. Ai cũng cần ghi nhớ rằng, không có một giải pháp trong nước nào cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu”, tờ New York Times dẫn lời người đứng đầu IMF tại một cuộc họp báo tại Washington trước thềm hội nghị thường niên của IMF của Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra từ ngày 8-10/10.
“Nhiều người đang nói tới một cuộc chiến tranh tiền tệ… Điều mà tất cả chúng ta đều muốn là sự tái cân bằng của nền kinh tế toàn cầu, và sự tái cân bằng này không thể xảy ra mà không có sự thay đổi trong tương quan tỷ giá các đồng tiền”, ông Strauss-Kahn phát biểu.
Đáp lại lời kêu gọi của Mỹ đề nghị IMF đóng vai trò trung gian tích cực đối với những căng thẳng về tỷ giá, ông Strauss-Kahn tuyên bố, IMF đã liên tục khẳng định “chúng tôi tin là đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực và cần phải làm một điều gì đó để giải quyết dần vấn đề này theo thời gian”.
Tại Frankfurt, Đức, tuy không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet , cũng đưa ra một luận điểm tương tự. “Tôi cho rằng, tỷ giá hối đoái nên phản ánh những yếu tố kinh tế nền tảng. Những biến động thái quá và thiếu trật tự của tỷ giá có ảnh hưởng bất lợi đối với sự ổn định kinh tế và tài chính”, ông Trichet phát biểu.
Theo New York Times, giới chức tài chính toàn cầu dường như càng thêm chú ý tới vấn đề tỷ giá sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 6/10 gọi vấn đề này là “thách thức trung tâm” mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt, một thách thức đe dọa xói mòn quá trình tái cân bằng mà các cường quốc kinh tế đã nhất trí hướng tới để đối phó với khủng hoảng.
Quá trình tái cân bằng kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn đối với hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc. Về lý thuyết kinh tế, Trung Quốc cần nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ, theo đó giúp người dân nước này mua được hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo phương Tây cũng muốn Trung Quốc thúc đẩy những nỗ lực tăng cường hệ thống an sinh xã hội để các hộ gia đình ở nước này tiết kiệm ít đi, theo đó kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa và giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng vào xuất khẩu.
Trong khi đó, nước Mỹ với tư cách là con nợ lớn nhất thế giới, nên tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, song song với việc giảm chi tiêu và vay mượn. Theo ông Geithner, nước Mỹ đã bắt đầu thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, thực tế chính trị lại phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết kinh tế.
Đáp lại những lời kêu gọi tăng tỷ giá mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phát biểu tại châu Âu rằng, nếu tỷ giá Nhân dân tệ tăng mạnh, điều đó sẽ gây ra bất ổn xã hội đối với Trung Quốc.
Về phần mình, hiếm khi nào hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lại đạt được sự đồng thuận cao như khi thông qua một dự luật tại Hạ viện mới đây cho phép Washington cân nhắc trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc không tăng mạnh tỷ giá. Dù ít có khả năng dự luật này sẽ trở thành luật, nhưng đó là một tín hiệu cho Bắc Kinh thấy nước Mỹ giận dữ ra sao trước việc hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc tràn ngập ở nước này và người lao động Mỹ bị mất việc làm.
Vấn đề tỷ giá các đồng tiền xuất hiện vào một thời điểm không dễ dàng đối với IMF. Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đang muốn phía châu Âu nhường lại một số ghế trong ban lãnh đạo IMF để họ có tiếng nói lớn hơn trong tổ chức này, nhưng vấp phải sự phản đối của châu Âu.
Ông Strauss-Kahn bày tỏ quan điểm lo ngại rằng, sự phối hợp chính sách kinh tế toàn cầu - vốn xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế - đang rơi vào tình trạng suy giảm.
“Đông lực phối hợp chính sách chưa biến mất, nhưng đang suy giảm, và đó là một mối đe dọa thực sự. Ai cũng cần ghi nhớ rằng, không có một giải pháp trong nước nào cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu”, tờ New York Times dẫn lời người đứng đầu IMF tại một cuộc họp báo tại Washington trước thềm hội nghị thường niên của IMF của Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra từ ngày 8-10/10.
“Nhiều người đang nói tới một cuộc chiến tranh tiền tệ… Điều mà tất cả chúng ta đều muốn là sự tái cân bằng của nền kinh tế toàn cầu, và sự tái cân bằng này không thể xảy ra mà không có sự thay đổi trong tương quan tỷ giá các đồng tiền”, ông Strauss-Kahn phát biểu.
Đáp lại lời kêu gọi của Mỹ đề nghị IMF đóng vai trò trung gian tích cực đối với những căng thẳng về tỷ giá, ông Strauss-Kahn tuyên bố, IMF đã liên tục khẳng định “chúng tôi tin là đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực và cần phải làm một điều gì đó để giải quyết dần vấn đề này theo thời gian”.
Tại Frankfurt, Đức, tuy không đề cập cụ thể tới Trung Quốc, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet , cũng đưa ra một luận điểm tương tự. “Tôi cho rằng, tỷ giá hối đoái nên phản ánh những yếu tố kinh tế nền tảng. Những biến động thái quá và thiếu trật tự của tỷ giá có ảnh hưởng bất lợi đối với sự ổn định kinh tế và tài chính”, ông Trichet phát biểu.
Theo New York Times, giới chức tài chính toàn cầu dường như càng thêm chú ý tới vấn đề tỷ giá sau khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner ngày 6/10 gọi vấn đề này là “thách thức trung tâm” mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt, một thách thức đe dọa xói mòn quá trình tái cân bằng mà các cường quốc kinh tế đã nhất trí hướng tới để đối phó với khủng hoảng.
Quá trình tái cân bằng kinh tế thế giới có ảnh hưởng lớn đối với hai nền kinh tế lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc. Về lý thuyết kinh tế, Trung Quốc cần nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ, theo đó giúp người dân nước này mua được hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo phương Tây cũng muốn Trung Quốc thúc đẩy những nỗ lực tăng cường hệ thống an sinh xã hội để các hộ gia đình ở nước này tiết kiệm ít đi, theo đó kích thích nhu cầu tiêu dùng nội địa và giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng vào xuất khẩu.
Trong khi đó, nước Mỹ với tư cách là con nợ lớn nhất thế giới, nên tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn, song song với việc giảm chi tiêu và vay mượn. Theo ông Geithner, nước Mỹ đã bắt đầu thực hiện mục tiêu này.
Tuy nhiên, thực tế chính trị lại phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết kinh tế.
Đáp lại những lời kêu gọi tăng tỷ giá mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phát biểu tại châu Âu rằng, nếu tỷ giá Nhân dân tệ tăng mạnh, điều đó sẽ gây ra bất ổn xã hội đối với Trung Quốc.
Về phần mình, hiếm khi nào hai đảng Dân chủ và Cộng hòa lại đạt được sự đồng thuận cao như khi thông qua một dự luật tại Hạ viện mới đây cho phép Washington cân nhắc trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc không tăng mạnh tỷ giá. Dù ít có khả năng dự luật này sẽ trở thành luật, nhưng đó là một tín hiệu cho Bắc Kinh thấy nước Mỹ giận dữ ra sao trước việc hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc tràn ngập ở nước này và người lao động Mỹ bị mất việc làm.
Vấn đề tỷ giá các đồng tiền xuất hiện vào một thời điểm không dễ dàng đối với IMF. Các nền kinh tế mới nổi hàng đầu như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đang muốn phía châu Âu nhường lại một số ghế trong ban lãnh đạo IMF để họ có tiếng nói lớn hơn trong tổ chức này, nhưng vấp phải sự phản đối của châu Âu.