Khan hiếm ảo trên thị trường urê
Theo nhận định của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tình trạng khan hiếm trên thị trường phân urê hiện nay chỉ là khan hiếm ảo
Trên thị trường phân urê trong nước đang có tình trạng khan hiếm hàng. Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, thì tình trạng khan hiếm này chỉ là khan hiếm ảo.
Đúng là trên thế giới hiện có khá nhiều nhà máy urê cắt giảm sản lượng và nghỉ bảo dưỡng, nên có thể dẫn tới việc khan hiếm mặt hàng này.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, giá phân bón thế giới sau một thời gian đứng giá bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8/2007. Trên thế giới hiện nay phân urê rất khan hiếm, giá cước vận chuyển cũng tăng, do đó nếu nhập phân bón về Việt Nam bằng con đường chính ngạch thì có thể khó khăn hơn so với thực hiện theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện sản xuất trong nước và lượng lưu trữ trong kho cho đến cuối vụ ước khoảng 500.000 tấn, như vậy chỉ cần nhập khoảng trên 200.000 tấn urê nữa là đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giá phân urê bán tại Công ty Nhà Bè Tp.HCM: urê Trung Quốc: 5.000 đồng/ký, urê Mỹ: 4.900 đồng/ký. Giá phân urê của các cửa hàng chuyên kinh doanh phân bón ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay là 5.200 đến 5.300 đồng/ký.T
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam thì thị trường phân bón trong nước đang có sự ghìm hàng, đầu cơ giá đối với mặt hàng phân urê và có sự mua bán lòng vòng giữa các đại lý để nâng giá.
Đến thời điểm này, Công ty cổ phần đạm Phú Mỹ vẫn xuất kho đều đặn 3.000 tấn urê/ngày, các công ty khác vẫn sản xuất bình thường, lượng urê nhập vào Việt Nam vẫn ổn định.
Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh phân bón cho rằng Bộ Tài chính nên thực hiện trở lại Công văn 162 của Văn phòng Chính phủ, Thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý giá nộp thuế giá trị gia tăng nhập khẩu phân bón từ 60 ngày lên 90 ngày.
Ông Đỗ Duy Phi, Tổng giám đốc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho biết: Tổ điều hành thị trường trong nước đã tiếp nhận và đang xem xét kéo dãn thời gian nộp thuế đối với phân bón, vì đây là 1 trong 10 mặt hàng trọng yếu được Nhà nước quản lý, điều tiết giá.
Đúng là trên thế giới hiện có khá nhiều nhà máy urê cắt giảm sản lượng và nghỉ bảo dưỡng, nên có thể dẫn tới việc khan hiếm mặt hàng này.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, giá phân bón thế giới sau một thời gian đứng giá bắt đầu tăng trở lại từ tháng 8/2007. Trên thế giới hiện nay phân urê rất khan hiếm, giá cước vận chuyển cũng tăng, do đó nếu nhập phân bón về Việt Nam bằng con đường chính ngạch thì có thể khó khăn hơn so với thực hiện theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện sản xuất trong nước và lượng lưu trữ trong kho cho đến cuối vụ ước khoảng 500.000 tấn, như vậy chỉ cần nhập khoảng trên 200.000 tấn urê nữa là đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giá phân urê bán tại Công ty Nhà Bè Tp.HCM: urê Trung Quốc: 5.000 đồng/ký, urê Mỹ: 4.900 đồng/ký. Giá phân urê của các cửa hàng chuyên kinh doanh phân bón ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay là 5.200 đến 5.300 đồng/ký.T
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam thì thị trường phân bón trong nước đang có sự ghìm hàng, đầu cơ giá đối với mặt hàng phân urê và có sự mua bán lòng vòng giữa các đại lý để nâng giá.
Đến thời điểm này, Công ty cổ phần đạm Phú Mỹ vẫn xuất kho đều đặn 3.000 tấn urê/ngày, các công ty khác vẫn sản xuất bình thường, lượng urê nhập vào Việt Nam vẫn ổn định.
Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh phân bón cho rằng Bộ Tài chính nên thực hiện trở lại Công văn 162 của Văn phòng Chính phủ, Thông báo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý giá nộp thuế giá trị gia tăng nhập khẩu phân bón từ 60 ngày lên 90 ngày.
Ông Đỗ Duy Phi, Tổng giám đốc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cho biết: Tổ điều hành thị trường trong nước đã tiếp nhận và đang xem xét kéo dãn thời gian nộp thuế đối với phân bón, vì đây là 1 trong 10 mặt hàng trọng yếu được Nhà nước quản lý, điều tiết giá.