Khi nông dân làm du lịch
Du lịch nông nghiệp hấp dẫn bởi nét đặc sắc trong phong tục tập quán và sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên
Điều hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước khi tham gia Du lịch nông nghiệp là nét đặc sắc trong cuộc sống đời thường, phong tục tập quán và sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên.
Một điều đặc biệt ấn tượng là những người nông dân Việt Nam đã làm du lịch bằng cả trái tim.
Có vị khách du lịch kể lại rằng, một đêm lỡ độ đường, một nhóm gồm 4 du khách nước ngoài buộc phải vào nghỉ lại nhà một người Dao ở thôn Tả Trung Hồ, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai)
Người chồng đã bảo vợ mang thóc ra giã để làm cơm thết khách, còn anh thì chạy bộ xuyên rừng gần chục cây số để mua rượu. Anh chồng người Dao này nói: “Từ ngày có khách du lịch làm nhà mình vui hơn” và nhất định không nhận tiền của khách. Cuối cùng nhóm khách đành biếu họ cái ba lô, tấm áo mưa và chiếc đèn pin mà họ mang theo.
Du lịch nông nghiệp
Nếu như việc bảo đảm lợi ích kinh tế cho nông dân là then chốt của chính sách tam nông thì việc xây dựng mô hình Du lịch nông nghiệp là một trong những biện pháp giúp đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại.
Gần tương tự như du lịch sinh thái, nhưng Du lịch nông nghiệp thiên về học hỏi, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên tại điểm tham quan. Dường như với nhiều du khách nước ngoài, trong tầng sâu ý nghĩa của du lịch còn nằm ở cốc sữa dê, sữa bò được chế biến ngay gần trang trại; con sông, bến nước, vườn cây, ruộng bậc thang... mới là nơi mang đến cho họ những cảm nhận đậm nét về Việt Nam.
Thực tế hiện nay, người nông dân chỉ coi "Du lịch nông nghiệp" như một hoạt động văn hoá đem lại thu nhập phụ cho gia đình trong thời gian nhàn rỗi. Còn hoạt động chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp.
Để giúp người nông dân thấy tự hào khi khách du lịch đánh giá cao các kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt đời thường của họ, từ đó quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, SNV - tổ chức phát triển quốc tế có trụ sở tại Hà Lan, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các cơ quan địa phương ở các nước đang phát triển đã sang Việt Nam và giúp nông dân làm du lịch.
Qua hoạt động du lịch, người nông dân được tiếp thu nền văn minh thế giới, nâng cao khả năng giao tiếp. Khi nông dân làm du lịch - một lĩnh vực hoàn toàn mới - sẽ gặp những khó khăn như điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch yếu kém, nhu cầu thị trường thời kỳ đầu rất thấp, dễ làm nản lòng những người nông dân tham gia. Việc thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, vệ sinh môi trường của người dân tộc thiểu số là rất khó.
Khắc phục khó khăn này, Ban quản lý dự án do SNV chủ trì đã lựa chọn các khu vực có đủ điều kiện hạ tầng tối thiểu, triển khai nghiên cứu đánh giá nhu cầu tiềm năng để đưa ra dự báo chính xác về lượng khách, đặc điểm nguồn khách, mức tiêu dùng sản phẩm, kênh phân phối làm cơ sở xây dựng sản phẩm và tổ chức các chương trình marketing quy mô, đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế - tài chính cho dự án.
Tổ chức SNV sẽ triển khai đào tạo tại địa phương cho những người trực tiếp và phục vụ khách trên cơ sở cầm tay chỉ việc. Hai nội dung chính được đào tạo là kỹ năng tổ chức quản lý và nghiệp vụ du lịch. “Vì mỗi năm Sa Pa chỉ làm được một vụ lúa và một vụ ngô nên hy vọng lớn nhất của tôi qua dự án này là người nông dân được tham gia vào hoạt động du lịch và có thêm thu nhập từ hoạt động này”, ông Thảo A Sinh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sa Pa nói.
100USD/lao động/tháng
Du lịch nông nghiệp cũng có nhiều cách gọi. Ở Anh là “du lịch nông thôn”, ở Mỹ là “du lịch trang trại”, Nhật Bản là “du lịch xanh”, còn ở Pháp là “du lịch với cỏ cây”. Song có thể gọi chung mô hình này là hình thái du lịch nông nghiệp.
Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả và tiếp thị tận gốc về hồ sơ xuất xứ sản phẩm, nhất là khi nhu cầu về tự bảo vệ sức khỏe của cộng đồng xã hội trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn ngày càng tăng.
Du lịch nông nghiệp còn là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các vùng đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng hộ nông dân, hoặc các trang trại...
Được sự tài trợ của tổ chức Agriterra (Hội Nông dân Hà Lan), tháng 9/2006, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bắt đầu triển khai dự án Du lịch nông nghiệp tại 3 tỉnh Lào Cai, An Giang và Tiền Giang. Hy vọng lớn nhất của những người tham gia dự án là góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số.
Một mục tiêu quan trọng của dự án là xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Quốc An, Giám đốc Công ty xuất khẩu lao động và thương mại du lịch, đồng thời là Giám đốc dự án Du lịch nông nghiệp cho biết: Mục tiêu xoá đói giảm nghèo được đưa vào chương trình phát triển kinh tế của địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến phụ nữ dân tộc. Để dự án mang lại hiệu quả cao, Ban quản lý tiến hành khảo sát lựa chọn các khu vực tiềm năng để triển khai. Hiện đã có các thông tin để tham khảo trong quá trình lập kế hoạch khảo sát.
Tại An Giang lựa chọn 2 trong 4 khu vực là xã Mỹ Hoà Hưng, xã Mỹ Khánh, làng nổi ngã ba sông thị xã Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư. Tại Lào Cai lựa chọn 2 trong 3 khu vực là các xã Tà Van – Lao Chải – Y Linh Hồ; xã Ô Quý Hồ, xã Tả Chải. Tỉnh Tiền Giang lựa chọn 2 trong 3 khu vực: cồn Thới Sơn, Cái Bè, Tân Thành.
3 tỉnh này sẽ có 6 khu vực tiềm năng được lựa chọn tham gia dự án. Mỗi khu vực ước tính tạo việc làm cho 20 hộ gia đình, mức thu nhập bình quân 100USD/lao động/tháng. Ngoài ra, tại mỗi khu vực sẽ có 200 gia đình có việc làm gián tiếp từ hoạt động này.
Nhiều nước quan tâm đến Du lịch nông nghiệp
Với hiệu quả về mặt xã hội cũng như kinh tế lớn như vậy nên hoạt động Du lịch nông nghiệp khởi đầu từ châu Âu đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, mở ra nhiều cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân tại các vùng nông thôn. Ở các nước phát triển, hoạt động này được chính phủ rất coi trọng và đã được luật hóa.
Ở Italia, 35 năm sau khi phát động mô hình này, từ năm 1960, năm 1995, nước này đã xây dựng cơ chế cụ thể điều chỉnh các hoạt động về Du lịch nông nghiệp; hoặc Luật giải trí ở những vùng nông thôn, vùng chài cá và vùng núi của Nhật đã được ban hành năm 1994 và có hiệu lực thi hành vào năm 2006...
Sau nhiều năm triển khai, các quốc gia này đã thu được kết quả đáng khích lệ về kinh tế như: trong vòng 5 năm ở Italia, doanh thu từ hoạt động du lịch nông nghiệp đã tăng gấp 2 lần, và sau 10 năm lại tăng gấp 2 lần, thu hút cả khách du lịch trong nước và khách đến từ các quốc gia châu Âu khác. Các gia đình ở thành phố du lịch nông thôn thường kéo dài từ 3 - 6 ngày, với mục đích hàng đầu là nghỉ ngơi, tham gia các sự kiện văn hóa thôn quê và tham quan những di sản văn hóa, thưởng thức các nông sản.
Ở Việt Nam, Du lịch nông nghiệp đã xuất hiện ở Sapa, Khánh Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ. Nhưng mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp Du lịch nông nghiệp, rất lẻ tẻ, chưa được ngành du lịch xây dựng lý luận, phương hướng phát triển và phổ cập phát triển như một loại hình kinh tế du lịch quan trọng, xứng tầm ở một nước nông nghiệp.
TS. Ngô Kiều Oanh - Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho rằng: “Chúng ta nên nghiên cứu mô hình Du lịch nông nghiệp và xây dựng các chính sách vĩ mô, ban hành luật định cụ thể; kích thích phát triển kinh tế trang trại trên nền liên kết sản vật nông nghiệp của từng nông hộ. Bước đầu có thể nghiên cứu xây dựng một mô hình điểm cho loại hình sinh thái nông nghiệp này tại vùng đệm xung quanh chân núi Ba Vì, Hà Nội. Nơi đây có lượng lớn nông sản như: sữa, gà đồi, dê, thỏ, thảo dược, mật ong, nước khoáng nóng, rau sạch, rau rừng và hoa củ quả đặc sản”.
Việc chọn vùng đệm xung quanh chân núi Ba Vì để thí điểm mô hình còn vì nơi đây có các bộ phận dân cư thuần nông đa số là dân tộc Mường và Dao, với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan, sinh thái thiên nhiên phong phú.
Hà Nội mở rộng, số lượng dân cư nông nghiệp rất lớn nên việc chuyển đổi sang thành thị không chỉ là một quá trình cơ học đơn thuần mà đòi hỏi phải xây dựng được các quan điểm đúng đắn về chiến lược phát triển xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường sinh thái, đưa ra được những hình thức và bước đi phù hợp.
“Cần có bản quy hoạch về các phân khu chức năng dựa trên việc nghiên cứu khoa học cơ bản và tổng thể về các nguồn lực, trong đó ưu tiên hàng đầu là tài nguyên sinh thái, bảo tồn nghiêm ngặt vùng sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia Ba Vì. Đô thị có thể xây ở nhiều nơi nhưng sản vật do thiên nhiên ban tặng chỉ có ở từng vùng đất nhất định”, bà Oanh nói.
Một điều đặc biệt ấn tượng là những người nông dân Việt Nam đã làm du lịch bằng cả trái tim.
Có vị khách du lịch kể lại rằng, một đêm lỡ độ đường, một nhóm gồm 4 du khách nước ngoài buộc phải vào nghỉ lại nhà một người Dao ở thôn Tả Trung Hồ, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai)
Người chồng đã bảo vợ mang thóc ra giã để làm cơm thết khách, còn anh thì chạy bộ xuyên rừng gần chục cây số để mua rượu. Anh chồng người Dao này nói: “Từ ngày có khách du lịch làm nhà mình vui hơn” và nhất định không nhận tiền của khách. Cuối cùng nhóm khách đành biếu họ cái ba lô, tấm áo mưa và chiếc đèn pin mà họ mang theo.
Du lịch nông nghiệp
Nếu như việc bảo đảm lợi ích kinh tế cho nông dân là then chốt của chính sách tam nông thì việc xây dựng mô hình Du lịch nông nghiệp là một trong những biện pháp giúp đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại.
Gần tương tự như du lịch sinh thái, nhưng Du lịch nông nghiệp thiên về học hỏi, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên tại điểm tham quan. Dường như với nhiều du khách nước ngoài, trong tầng sâu ý nghĩa của du lịch còn nằm ở cốc sữa dê, sữa bò được chế biến ngay gần trang trại; con sông, bến nước, vườn cây, ruộng bậc thang... mới là nơi mang đến cho họ những cảm nhận đậm nét về Việt Nam.
Thực tế hiện nay, người nông dân chỉ coi "Du lịch nông nghiệp" như một hoạt động văn hoá đem lại thu nhập phụ cho gia đình trong thời gian nhàn rỗi. Còn hoạt động chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp.
Để giúp người nông dân thấy tự hào khi khách du lịch đánh giá cao các kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt đời thường của họ, từ đó quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, SNV - tổ chức phát triển quốc tế có trụ sở tại Hà Lan, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các cơ quan địa phương ở các nước đang phát triển đã sang Việt Nam và giúp nông dân làm du lịch.
Qua hoạt động du lịch, người nông dân được tiếp thu nền văn minh thế giới, nâng cao khả năng giao tiếp. Khi nông dân làm du lịch - một lĩnh vực hoàn toàn mới - sẽ gặp những khó khăn như điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch yếu kém, nhu cầu thị trường thời kỳ đầu rất thấp, dễ làm nản lòng những người nông dân tham gia. Việc thay đổi nhận thức trong sinh hoạt, vệ sinh môi trường của người dân tộc thiểu số là rất khó.
Khắc phục khó khăn này, Ban quản lý dự án do SNV chủ trì đã lựa chọn các khu vực có đủ điều kiện hạ tầng tối thiểu, triển khai nghiên cứu đánh giá nhu cầu tiềm năng để đưa ra dự báo chính xác về lượng khách, đặc điểm nguồn khách, mức tiêu dùng sản phẩm, kênh phân phối làm cơ sở xây dựng sản phẩm và tổ chức các chương trình marketing quy mô, đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế - tài chính cho dự án.
Tổ chức SNV sẽ triển khai đào tạo tại địa phương cho những người trực tiếp và phục vụ khách trên cơ sở cầm tay chỉ việc. Hai nội dung chính được đào tạo là kỹ năng tổ chức quản lý và nghiệp vụ du lịch. “Vì mỗi năm Sa Pa chỉ làm được một vụ lúa và một vụ ngô nên hy vọng lớn nhất của tôi qua dự án này là người nông dân được tham gia vào hoạt động du lịch và có thêm thu nhập từ hoạt động này”, ông Thảo A Sinh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sa Pa nói.
100USD/lao động/tháng
Du lịch nông nghiệp cũng có nhiều cách gọi. Ở Anh là “du lịch nông thôn”, ở Mỹ là “du lịch trang trại”, Nhật Bản là “du lịch xanh”, còn ở Pháp là “du lịch với cỏ cây”. Song có thể gọi chung mô hình này là hình thái du lịch nông nghiệp.
Đây là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả và tiếp thị tận gốc về hồ sơ xuất xứ sản phẩm, nhất là khi nhu cầu về tự bảo vệ sức khỏe của cộng đồng xã hội trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn ngày càng tăng.
Du lịch nông nghiệp còn là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các vùng đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng hộ nông dân, hoặc các trang trại...
Được sự tài trợ của tổ chức Agriterra (Hội Nông dân Hà Lan), tháng 9/2006, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bắt đầu triển khai dự án Du lịch nông nghiệp tại 3 tỉnh Lào Cai, An Giang và Tiền Giang. Hy vọng lớn nhất của những người tham gia dự án là góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số.
Một mục tiêu quan trọng của dự án là xoá đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Quốc An, Giám đốc Công ty xuất khẩu lao động và thương mại du lịch, đồng thời là Giám đốc dự án Du lịch nông nghiệp cho biết: Mục tiêu xoá đói giảm nghèo được đưa vào chương trình phát triển kinh tế của địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến phụ nữ dân tộc. Để dự án mang lại hiệu quả cao, Ban quản lý tiến hành khảo sát lựa chọn các khu vực tiềm năng để triển khai. Hiện đã có các thông tin để tham khảo trong quá trình lập kế hoạch khảo sát.
Tại An Giang lựa chọn 2 trong 4 khu vực là xã Mỹ Hoà Hưng, xã Mỹ Khánh, làng nổi ngã ba sông thị xã Châu Đốc, rừng tràm Trà Sư. Tại Lào Cai lựa chọn 2 trong 3 khu vực là các xã Tà Van – Lao Chải – Y Linh Hồ; xã Ô Quý Hồ, xã Tả Chải. Tỉnh Tiền Giang lựa chọn 2 trong 3 khu vực: cồn Thới Sơn, Cái Bè, Tân Thành.
3 tỉnh này sẽ có 6 khu vực tiềm năng được lựa chọn tham gia dự án. Mỗi khu vực ước tính tạo việc làm cho 20 hộ gia đình, mức thu nhập bình quân 100USD/lao động/tháng. Ngoài ra, tại mỗi khu vực sẽ có 200 gia đình có việc làm gián tiếp từ hoạt động này.
Nhiều nước quan tâm đến Du lịch nông nghiệp
Với hiệu quả về mặt xã hội cũng như kinh tế lớn như vậy nên hoạt động Du lịch nông nghiệp khởi đầu từ châu Âu đã nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, mở ra nhiều cơ hội tăng thêm thu nhập cho người dân tại các vùng nông thôn. Ở các nước phát triển, hoạt động này được chính phủ rất coi trọng và đã được luật hóa.
Ở Italia, 35 năm sau khi phát động mô hình này, từ năm 1960, năm 1995, nước này đã xây dựng cơ chế cụ thể điều chỉnh các hoạt động về Du lịch nông nghiệp; hoặc Luật giải trí ở những vùng nông thôn, vùng chài cá và vùng núi của Nhật đã được ban hành năm 1994 và có hiệu lực thi hành vào năm 2006...
Sau nhiều năm triển khai, các quốc gia này đã thu được kết quả đáng khích lệ về kinh tế như: trong vòng 5 năm ở Italia, doanh thu từ hoạt động du lịch nông nghiệp đã tăng gấp 2 lần, và sau 10 năm lại tăng gấp 2 lần, thu hút cả khách du lịch trong nước và khách đến từ các quốc gia châu Âu khác. Các gia đình ở thành phố du lịch nông thôn thường kéo dài từ 3 - 6 ngày, với mục đích hàng đầu là nghỉ ngơi, tham gia các sự kiện văn hóa thôn quê và tham quan những di sản văn hóa, thưởng thức các nông sản.
Ở Việt Nam, Du lịch nông nghiệp đã xuất hiện ở Sapa, Khánh Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ. Nhưng mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp Du lịch nông nghiệp, rất lẻ tẻ, chưa được ngành du lịch xây dựng lý luận, phương hướng phát triển và phổ cập phát triển như một loại hình kinh tế du lịch quan trọng, xứng tầm ở một nước nông nghiệp.
TS. Ngô Kiều Oanh - Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho rằng: “Chúng ta nên nghiên cứu mô hình Du lịch nông nghiệp và xây dựng các chính sách vĩ mô, ban hành luật định cụ thể; kích thích phát triển kinh tế trang trại trên nền liên kết sản vật nông nghiệp của từng nông hộ. Bước đầu có thể nghiên cứu xây dựng một mô hình điểm cho loại hình sinh thái nông nghiệp này tại vùng đệm xung quanh chân núi Ba Vì, Hà Nội. Nơi đây có lượng lớn nông sản như: sữa, gà đồi, dê, thỏ, thảo dược, mật ong, nước khoáng nóng, rau sạch, rau rừng và hoa củ quả đặc sản”.
Việc chọn vùng đệm xung quanh chân núi Ba Vì để thí điểm mô hình còn vì nơi đây có các bộ phận dân cư thuần nông đa số là dân tộc Mường và Dao, với sự đa dạng về địa hình, cảnh quan, sinh thái thiên nhiên phong phú.
Hà Nội mở rộng, số lượng dân cư nông nghiệp rất lớn nên việc chuyển đổi sang thành thị không chỉ là một quá trình cơ học đơn thuần mà đòi hỏi phải xây dựng được các quan điểm đúng đắn về chiến lược phát triển xã hội, văn hóa, kinh tế, môi trường sinh thái, đưa ra được những hình thức và bước đi phù hợp.
“Cần có bản quy hoạch về các phân khu chức năng dựa trên việc nghiên cứu khoa học cơ bản và tổng thể về các nguồn lực, trong đó ưu tiên hàng đầu là tài nguyên sinh thái, bảo tồn nghiêm ngặt vùng sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia Ba Vì. Đô thị có thể xây ở nhiều nơi nhưng sản vật do thiên nhiên ban tặng chỉ có ở từng vùng đất nhất định”, bà Oanh nói.